Tín dụng giảm trong tháng 9 nhưng vẫn tăng so với cùng kỳ
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 20/9/2021, tín dụng toàn nền kinh tế và huy động vốn từ các tổ chức tín dụng lần lượt tăng 7,17% và 4,28% so với cuối năm 2020.
Tuy nhiên, nếu xét theo tháng, tín dụng đã chậm lại trong tháng 9 với mức giảm 0,23% so với tháng 8.
Tăng trưởng tín dụng giảm trong tháng 9
Thông tin từ SSI Research cho biết, các hoạt động thị trường mở không phát sinh giao dịch mới trong tuần qua. Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng hầu như đi ngang, kết tuần ở 0,71% ( 1 điểm cơ bản (bps)) cho kỳ hạn qua đêm và 0,84% ( 4 bps) cho kỳ hạn 1 tuần. Trong tuần này, một lượng tiền đồng sẽ được bơm ra ngoài thị trường thông qua hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn đáo hạn. Nếu hoạt động thị trường mở tiếp tục không có giao dịch như tuần trước (Ngân hàng Nhà nước không hút ròng) thì thanh khoản trên hệ thống duy trì trạng thái dồi dào.
Video đang HOT
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 20/9/2021, tín dụng toàn nền kinh tế và huy động vốn từ các tổ chức tín dụng lần lượt tăng 7,17% và 4,28% so với cuối năm 2020 (so với mức 4,99% và 7,35% năm 2020). Tuy nhiên, nếu xét theo tháng, tín dụng đã chậm lại trong tháng 9 với mức giảm 0,23% so với tháng 8 – tương đương khoảng 30 nghìn tỷ đồng trong bối cảnh dịch bệnh có diễn biến phức tạp. Do vậy, chênh lệch giữa tiền gửi – tín dụng đã được cải thiện và giúp giảm áp lực lên thanh khoản hệ thống.
“Chúng tôi duy trì quan điểm chính sách tiền tệ trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ tiếp tục nới lỏng để hỗ trợ sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch, trong bối cảnh lạm phát đang được kiểm soát tốt, bao gồm tăng hạn mức tín dụng, tiếp tục có các biện pháp giảm lãi suất cho vay hoặc thậm chí có thể giảm lãi suất điều hành,…” – chuyên gia của SSI Research cho hay.
Tỷ giá USD/VND ổn định
Theo SSI Research, trên thị trường ngoại hối quốc tế, đồng USD đã có một tuần giao dịch tích cực khi chỉ số Dollar-Index tăng mạnh và vượt mức 94 điểm, tương đương với mức tăng 0,76% trong 1 tuần sau động thái có phần cứng rắn hơn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về việc thu hẹp quy mô bảng cân đối tài sản.
Chuyên gia của SSI Research cho rằng, thị trường hiện đang đánh giá cao khả năng FED sẽ bắt đầu giảm tốc độ mua tài sản hàng tháng vào cuối năm nay và nâng lãi suất vào cuối năm sau và diễn biến của lợi suất TPCP đang phản ảnh thông tin trên, khi bật tăng đột ngột từ 1,3% lên 1,5% trong vòng 1 tuần.
Hầu hết các đồng tiền chủ chốt đều giảm giá mạnh so với USD như EUR -1,06%, GBP -0,97%. Các đồng tiền của thị trường mới nổi cũng có phản ứng tiêu cực, với mức giảm mạnh nhất thuộc về Bạt Thái (-1,2%).
Tại Việt Nam, trái ngược với diễn biến trên thị trước quốc tế, tỷ giá USD/VND niêm yết ở các ngân hàng thương mại giảm nhẹ 10 điểm ở cả 2 chiều mua và bán, kết tuần giao dịch ở mức 22.630/22.860 đồng (mua vào/bán ra). Biến động mạnh của giá vàng thế giới trong tuần qua (giảm tới 1,4% so với cuối tuần trước trong phiên ngày thứ 4 và kết tuần quay trở lại tăng 0,6%) khiến chênh lệch giữa giá vàng trong nước – quốc tế đã có lúc tiến sát mức 10 triệu đồng/lượng và làm tỷ giá trên thị trường tự do biến động mạnh. Kết tuần, tỷ giá tăng 95 đồng/USD cho chiều mua vào và giảm 5 đồng/USD cho chiều bán ra. Giá vàng trong nước giao động trong biên độ hẹp 56 – 57 triệu đồng/lượng.
Số liệu cán cân thương mại ước tính trong tháng 9 từ Tổng cục Thống kê tương đối tích cực, khi quay lại xuất siêu 500 triệu USD. Theo các chuyên gia này, mặc dù, cần quan sát thêm số liệu chính thức từ Tổng cục Hải quan, việc Chính phủ hiện đang từng bước mở cửa dần lại nền kinh tế và tập trung khôi phục lại hoạt động sản xuất được kỳ vọng sẽ giúp cán cân thương mại sẽ được cải thiện vào giai đoạn cuối năm và đồng thời giúp FDI giải ngân cũng có diễn biến tích cực hơn. Nguồn cung – cầu ngoại tệ trên thị trường sẽ tương đối cân bằng và giúp tỷ giá USDVND duy trì trạng thái ổn định.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu xây dựng các kịch bản ứng phó dịch COVID-19
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản 6561/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về một số vấn đề trong hoạt động.
Khách hàng giao dịch tại Hội sở Vietcombank. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng xây dựng các kịch bản ứng phó trong trường hợp dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng.
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đảm bảo đúng quy định, đúng đối tượng.
Cụ thể, tập trung phân loại khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và đánh giá khả năng trả nợ đầy đủ của khách hàng, để đảm bảo việc hỗ trợ phù hợp với ảnh hưởng của dịch. Cùng với đó, ưu tiên, tập trung cho vay đối với các ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích, phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế... theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra. Điều này nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh COVID-19.
Văn bản cũng nêu rõ, các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, hoặc chịu tác động lớn của dịch COVID-19, đặc biệt là dư nợ lĩnh vực bất động sản với mục đích tự sử dụng.
Theo đó, kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp với mục đích liên quan đến xây dựng, kinh doanh bất động sản hoặc tăng quy mô vốn của tổ chức phát hành hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản. Cùng đó, duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu dưới 3% so với tổng dư nợ cho vay, đầu tư...
Ngân hàng nhà nước cũng khuyến khích các tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung đối với các khoản nợ được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung trong năm 2021.
Đặc biệt, giảm lãi suất cho vay, phí dịch vụ đối với doanh nghiệp và người dân; đồng thời, thực hiện nghiêm và thường xuyên giám sát, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lãi suất, phí...
SSI: Gần 130.000 tỷ đã được bơm qua kênh đáo hạn ngoại tệ Với tổng giá trị thực hiện ước tính 5,5 tỷ USD, NHNN đã bơm ra thị trường xấp xỉ 130.000 tỷ đồng trong tháng 7-8 từ việc thực hiện các hợp đồng mua ngoại tệ 6 tháng đầu năm. Đây là số liệu được Trung tâm Phân tích đầu tư Công ty Chứng khoán SSI - SSI Research ghi nhận trong bản tin...