“Tín dụng đen” hoành hành, Bộ Tư pháp phát hiện nhiều bất cập
Qua kiểm tra, rà soát các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, Bộ Tư pháp đã nhận thấy nhiều quy định làm cơ sở cho việc hạn chế hoạt động này.
Nhưng, một số quy định cũng được phát hiện không còn phù hợp.
Thông tin từ Chánh văn phòng Bộ Tư pháp Đỗ Đức Hiển, thực hiện ý kến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ Tư pháp đã nghiên cứu, rà soát quy định pháp luật trong các lĩnh vực pháp luật dân sự, hình sự và xử lý vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
Qua rà soát, bước đầu Bộ này nhận thấy Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành đã có nhiều quy định làm cơ sở cho việc hạn chế hoạt động cho vay nặng lãi, “tín dụng đen”.
Bộ Tư pháp viện dẫn, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã dành riêng mục 4, chương XVI để quy định về Hợp đồng cho vay tài sản, bao gồm quyền, nghĩa vụ của bên vay, bên cho vay.
Chánh văn phòng Bộ Tư pháp cho biết, qua rà soát, Bộ này cũng đã nhận thấy có quy định chưa phù hợp với tình hình hiện tại.
Việc chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng tài sản vay; lãi suất cho vay; hình thức hợp đồng vay và các hình thức họ, hụi, biêu, phường cũng đã được quy định rõ ở mục 4 chương XVI.
Theo đó, để kiểm soát các vấn đề liê quan đến việc cho vay nặng lãi, điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể về mức trần của lãi suất cho vay như không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay…
Video đang HOT
Tiếp theo, Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự. Theo đó, hành vi cho vay nặng lãi chỉ cấu thành tội phạm khi có đủ hai dấu hiệu:
Lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định tại Bộ luật Dân sự; thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Về hình phạt, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung theo hướng thay thế cách tính mức phạt tiền “từ một lần đến mười lần số tiền lãi” bằng mức tiền cụ thể từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng.
Ngoài ra, tại Nghị định số 167/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình đã có những quy định cụ thể về hành vi vi phạm và thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến cho vay nặng lãi và các hành vi vi phạm khác về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Dự thảo Nghị định về họ, hụi, biêu, phường đã được Bộ Tư pháp trình Chính phủ để đảm bảo cơ sở pháp lý cho các giao dịch đúng pháp luật.
Tuy nhiên, qua rà soát, Bộ Tư pháp cũng nhận thấy, quy định về tính mức lãi suất làm căn cứ cho việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản (điểm d, khoản 3, điều 11, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP) do Bộ Công an chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành (vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay), đến nay đã không còn phù hợp với quy định về lãi suất cho vay theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (20%/năm/khoản tiền vay).
Quy định mức tính lãi suất cũng không còn phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015. Cùng với đó, quy định chưa điều chỉnh được hết các hành vi vi phạm trong giao dịch cho vay.
Hiện nay nhiều trường hợp cho vay không cần cầm cố tài sản, chỉ cần chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ khẩu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác hay hình thức bốc họ…
Trước thực tế này, Bộ Tư pháp sẽ kiến nghị với Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 167 để khắc phục những bất cập. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng đã xây dựng, trình Chính phủ dự thảo Nghị định về họ, hụi, biêu, phường để đảm bảo cơ sở pháp lý cho các giao dịch này phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành.
Theo Danviet
Bộ Tư pháp: Nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng vừa ký văn bản gửi Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) và các Cục THADS tỉnh, thành phố về việc triển khai thực hiện phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Hội nghị triển khai công tác THADS, hành chính năm 2019.
Cục THADS Quảng Ninh phân chia mốc giới bàn giao cho người được thi hành án. Ảnh minh họa
Ưu tiên nguồn lực thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện
Bộ Tư pháp yêu cầu Tổng cục THADS và các Cục THADS tỉnh, thành phố phổ biến, quán triệt phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, thể chế hóa thành các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch công tác năm 2019 của Tổng cục, các Cục, Chi cục THADS và nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện.
Trước đó, ngày 15/11/2018, tại Hà Nội Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng khi chủ trì Hội nghị triển khai công tác THADS, hành chính năm 2019. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã đánh giá cao Bộ Tư pháp, hệ thống THADS đã nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu cơ bản đề ra của năm 2018.
Chỉ ra một số điểm cần lưu ý, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng nêu rõ, Bộ Tư pháp và hệ thống THADS cần xác định công tác THADS, hành chính năm 2019 tiếp tục gắn liền với nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN và yêu cầu thực thi quyền hiến định và pháp định của việc bảo đảm công lý được thực thi trong thực tế. Trong bối cảnh đó, Bộ Tư pháp, các bộ, ngành địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 6/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác THADS, nỗ lực triển khai đồng bộ, toàn diện các mặt công tác thi hành án, trong đó Bộ Tư pháp chú trọng, tập trung tham mưu giúp Chính phủ nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về THADS để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn tới; Tiếp tục tập trung chỉ đạo và tổ chức thi hành án, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết số 111/2015/QH13 của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, nỗ lực triển khai đồng bộ, toàn diện các mặt công tác thi hành án trong năm 2019. Ưu tiên các nguồn lực tập trung thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành.
Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công chức THADS, tập trung, quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc, tăng cường phối hợp liên ngành, nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế theo Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của cơ quan THADS trong công tác xác minh, truy tìm tài sản của người phải thi hành án trong các vụ án tham nhũng, kinh tế; Tiếp tục tham mưu giúp Chính phủ triển khai hiệu quả Luật Tố tụng hành chính; Tập trung công tác xây dựng Ngành đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi, chỉ đạo, điều hành công tác THADS và thi hành án hành chính.
Tăng cường phối hợp của các bộ, ngành liên quan
Đối với các bộ, ngành Trung ương, UBND và Ban Chỉ đạo THADS cấp tỉnh, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở báo cáo của Bộ Tư pháp về các vướng mắc phát sinh, chủ trì đề xuất việc báo cáo Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/2017/QH14, đồng thời hướng dẫn các tổ chức tín dụng chủ động căn cứ vào từng trường hợp cụ thể xem xét, quyết định việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho người phải thi hành án trong trường hợp xử lý tài sản là nhà ở duy nhất; chỉ đạo các ngân hàng nâng cao chất lượng và tính chính xác của việc thẩm định cho vay.
Bộ Công an chỉ đạo cơ quan điều tra Công an các cấp thực hiện và phối hợp với các cơ quan Kiểm sát, Tòa án trong công tác điều tra, truy tố, xét xử kịp thời phát hiện, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản đối với các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, tránh tẩu tán tài sản.
Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm phát hiện và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức trực thuộc phát hiện, cung cấp thông tin cho các cơ quan tố tụng, cơ quan THADS về tài sản, tài khoản của đối tượng phạm tội, người vi phạm pháp luật hình sự trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, góp phần tạo thành sức mạnh của Hệ thống chính trị trong việc thu hồi tài sản do phạm tội mà có.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp, VKSNDTC, TANDTC tham mưu Chính phủ xác định nguồn kinh phí để xây dựng trụ sở, kho vật chứng của các cơ quan tư pháp; UBND, Ban Chỉ đạo THADS cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, kịp thời chỉ đạo UBND, Ban Chỉ đạo THADS cấp huyện và các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác phối hợp, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc phối hợp cũng như trong hoạt động tổ chức thi hành án trên địa bàn.
Đề nghị TANDTC, VKSNDTC, các Ủy ban của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và HĐND các cấp phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Hệ thống THADS tập trung, kịp thời phối hợp trong việc thực thi pháp luật thi hành án, đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác THADS, thi hành án hành chính theo Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 06/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Đề nghị Kiểm toán Nhà nước kịp thời kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán, phối hợp với các cơ quan tố tụng và cơ quan THADS trong việc xem xét, xử lý, thi hành những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm và thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát, tài sản do phạm tội mà có.
Đề nghị VKSNDTC tăng cường kiểm sát và chỉ đạo Viện kiểm sát các cấp thực hiện kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính theo quy định tại Điều 315 Luật Tố tụng hành chính, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và các cơ quan THADS trong công tác theo dõi thi hành án hành chính.
Bình An
Theo baophapluat
Quy định "cấm" quay phim, chụp ảnh của Hà Nội sẽ bị "tuýt còi"? Bộ Tư Pháp, Thanh tra Chính Phủ, UBND TP.Hà Nội cùng các đơn vị liên quan dự kiến sẽ có buổi làm việc về quyết định "cấm" người dân quay phim, chụp ảnh cán bộ tiếp dân khi chưa được cho phép. Liên quan đến Quyết định số 12/QĐ-UBND của UBND TP.Hà Nội quy định nội quy tiếp công dân tại Trụ sở...