Tín dụng đen, cuộc đời đen
Lãi suất “cắt cổ”, điều khoản nghiêm khắc nhưng vẫn có rất nhiều người chấp nhận thực hiện để vay tín dụng đen.
Vì đâu mà họ liều mạng đến như vậy? Đơn giản, vì họ cần tiền mà không thể đi kiếm tìm ở nơi nào khác.
Đã rất nhiều năm, nạn tín dụng đen đội lốt dưới vỏ bọc khác nhau không ngừng phát triển, lôi kéo hàng ngàn nạn nhân tham gia dẫn đến kiệt quệ kinh tế vì lãi suất, nhiều người mất nhà cửa, tài sản, gia đình ly tán…
“Vòng kim cô” tín dụng đen
Là nạn nhân của tín dụng đen, anh D.V.H. (30 tuổi, quê Hải Dương, tạm trú Q Tân Phú, TP Hồ Chí Minh), dù vừa hoàn tất khoản nợ nhưng hiện tại anh H. vẫn long đong với các khoản vay bù đắp, chắp vá nhằm thoát khỏi “vòng kim cô” tín dụng đen đã trót vay trước đó. Anh H. là thợ cơ khí, vợ bán hàng rong tại cổng trường cấp 2. Mong muốn cho vợ có một cái quán nhỏ để ổn định việc làm, không còn phải cảnh nắng chói mưa giăng trên chiếc xe đẩy, anh H. quyết định thuê một mặt bằng có giá 5 triệu/tháng, anh cũng nghỉ làm thợ cơ khí để tập trung bán hàng cùng vợ. Số tiền tích góp được không đủ mở rộng kinh doanh, hai vợ chồng bàn nhau đi vay nóng bên ngoài một khoản, dự tính cùng lắm 3 tháng sau sẽ hoàn trả.
Một đối tượng cho vay nặng lãi trong chuyên án vừa bị Công an tỉnh Lâm Đồng triệt xóa.
Vợ chồng anh H. được “giải ngân” 20 triệu với điều kiện cung cấp đủ giấy tờ gồm: Căn cước công dân, giấy phép lái xe, ảnh chân dung của hai vợ chồng, số điện thoại bố mẹ hai bên và anh em ruột. Chủ nợ đến tận quán của anh chị để kiểm tra, chụp ảnh đủ kiểu. Đến ngày hẹn đưa tiền thì chủ nợ yêu cầu thêm một nội dung nữa là “cần ảnh khỏa thân của vợ”. Anh H. nghe giận tím người, vợ anh thì la lên phản đối. Chủ nợ trấn an: “Yên tâm, cái này làm niềm tin cho nhau để có trách nhiệm hơn, cam kết không lộ lọt ra ngoài”. Vợ chồng anh H. bàn nhau hủy kèo không vay nữa, đi vay chỗ khác.
“Mình nghèo nhưng phải có danh dự, nhân phẩm, cầm cắm cái gì cũng được, ai lại đi “cầm” cái clip khỏa thân của vợ, xấu hổ, nhục nhã lắm”, anh H. chia sẻ. Sau khi hủy kèo bên này, vợ chồng anh H. cũng đi vay khắp nơi nhưng chẳng đáng là bao, buộc lòng họ phải quay lại tín dụng đen nhưng phải nơi nào không yêu cầu ảnh khỏa thân mới được. Cuối cùng, vợ chồng cũng đươc giải ngân khoản vay 30 triệu, với lãi suất 1,5%/ngày cùng phí dịch vụ 5%. Công việc kinh doanh mấy tháng đầu chưa có khách nên để trả lãi mỗi ngày là quá sức với vợ chồng anh H. Tuy nhiên, nếu trả trễ một ngày, sẽ bị lãi phạt và phải tất toán gốc trong vòng một tuần. Nhận thức rõ mình đang nằm trong miệng cọp, chỉ cần thất hẹn là sẽ bị “nuốt chửng” ngay, vợ chồng anh H. cứ giật chỗ này vá chỗ kia, cố gắng hết sức đắp đổi khoản nợ. Gồng gánh lãi được hơn 6 tháng thì họ quá sức, cảm giác như bản thân đang làm trâu ngựa cho chủ nợ, đã thế ngày nào cũng bị tra tấn tinh thần từ các cuộc gọi… nhắc nhở của chủ nợ.
“Vợ chồng tôi quyết định phải trả cho bằng hết, bán hết tài sản trong nhà để trả, thậm chí sang luôn mặt bằng quán đang kinh doanh cũng chấp nhận. May mắn là vào thời điểm bí bách, bố vợ ở quê có khoản vay của cựu chiến binh nên đã cho chúng tôi mượn. Trả xong nợ, vợ chồng tôi như được cởi trói”, anh H. cho biết.
Thế chấp bằng… ảnh khỏa thân
Sau Tết, chị Đ.T.H. (26 tuổi, ngụ TP Dĩ An, Bình Dương) bị cắt hợp đồng lao động tại công ty. Nghỉ việc, H. được nhận một khoản trợ cấp và bảo hiểm. Chị trả nợ một phần, số còn lại đầu tư xe cà phê muối đi bán lưu động trên đường Nguyễn Hữu Thọ (Q 7, TP Hồ Chí Minh). Tiền đầu tư xe đẩy, máy xay cà phê, nguyên liệu vượt quá số vốn ít ỏi nên H. nghĩ ngay đến việc đi vay bên ngoài. Trước khi được vay, H. cung cấp giấy tờ tùy thân, nick Facebook và một ảnh khỏa thân. Ban đầu H. không đồng ý nhưng chủ nợ nói cam kết không lộ lọt và khi nào thanh toán sẽ xóa toàn bộ dấu vết. H. nghĩ đơn giản chỉ 1-2 tháng là gom đủ tiền. Máu kinh doanh đang lên cao, tình thế này không vay không được, chị nhắm mắt đưa chân. Trả lãi đều đặn được 3 tháng, đến tháng thứ 4 thì chậm mấy ngày, H. chủ động báo cho chủ nợ biết để thông cảm nhưng không ngờ họ đã xử lý mạnh tay bằng cách tung ảnh khỏa thân của H. lên mạng.
Video đang HOT
Hoảng sợ khi thấy tấm ảnh khỏa thân của mình trên mạng xã hội. Chưa kịp hỏi sự tình ra sao thì H. nhận được tin nhắn hình ảnh khỏa thân của mình từ chủ nợ. H. khóc lóc van xin gỡ ảnh xuống và hứa trong ngày sẽ thanh toán hết số tiền đã vay. Chấp nhận lời hứa, chủ nợ đã cho gỡ ảnh xuống. Ngay trong ngày, H. đã đi cầm chiếc xe máy, tháo đôi bông tai và năn nỉ van xin người chị gái cho mượn đôi vàng cưới để đủ số tiền 22 triệu trả nợ gốc và lãi. Dù đã trả xong nợ, H. vẫn lo sợ nơm nớp một ngày nào đó tấm ảnh khỏa thân của mình sẽ lại bị treo trên mạng.
Vay tín dụng đen thế chấp bằng clip hoặc ảnh khỏa thân là độc chiêu được các đối tượng sử dụng để uy hiếp tinh thần con nợ. Chúng đánh vào tư tưởng quan niệm rằng, ai cũng coi trọng liêm sỉ và phẩm giá. Bị chửi bới, lăng mạ, thậm chí đánh đập có thể chấp nhận nhưng để lộ cơ thể lõa lồ của mình ra trước thiên hạ sẽ là nỗi nhục không gì có thể xóa nhòa được. Bằng cách này, chúng sẽ khống chế được nạn nhân, buộc họ phải làm theo yêu cầu.
Nhóm đối tượng cho vay bằng chiêu thế chấp ảnh khỏa thân.
Quyết tâm trấn áp nạn tín dụng đen, chặt đứt “vòi bạch tuộc” của các đường dây tội phạm này, ngày 22/9, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, các đơn vị nghiệp vụ vừa triệt xóa 2 băng nhóm tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và cưỡng đoạt tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Băng nhóm đầu tiên do Phạm Văn Trường (sinh năm 1990, trú tại phường Tân Chánh Hiệp, Q 12) cầm đầu. Khi khách hàng có nhu cầu vay tiền sẽ gọi điện đến số hotline của trang web, Trường và đồng bọn sẽ tư vấn các khoản vay cho khách, khi khách hàng đồng ý thì các đối tượng cho người đến khảo sát công ty, nhà ở, tài sản của người vay, thẩm định hồ sơ rồi ký hợp đồng, giải ngân qua tài khoản ngân hàng do người vay cung cấp.
Thông thường, mỗi hồ sơ cho vay sẽ kéo dài trong 25 ngày, người vay phải chịu khoản phí dịch vụ từ 2-5% số tiền vay và lãi suất vay đứng từ 1-1,5% mỗi ngày. Nếu trường hợp khách vay lần đầu đóng lãi, trả gốc đúng hạn thì lần thứ 2 sẽ được cho vay tiền mà không cần thẩm định hồ sơ và tài sản. Với phương thức, thủ đoạn trên, các đối tượng đã thu lợi bất chính số tiền 273 triệu đồng.
Băng nhóm thứ hai do Vũ Huy Hùng (sinh năm 1992, thường trú tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) cầm đầu cùng đồng bọn thực hiện. Khi có người vay, các đối tượng yêu cầu người vay cung cấp ảnh căn cước công dân, ảnh và clip khỏa thân người vay, Facebook của bố mẹ và bạn bè. Sau khi người vay gửi đủ các yêu cầu trên thì các đối tượng tiến hành giải ngân bằng hình thức chuyển khoản đến tài khoản của khách vay hoặc đưa trực tiếp bằng tiền mặt, với lãi suất vay đứng, vay trả góp từ 10-20%/ngày.
Nếu người vay không trả tiền thì các đối tượng sẽ đòi nợ bằng cách gọi điện thoại, nhắn tin đe dọa và đăng hình ảnh căn cước công dân, ảnh khỏa thân lên tài khoản mạng xã hội. Với phương thức, thủ đoạn trên, Hùng và đồng bọn đã thu lợi bất chính hơn 1 tỉ 300 triệu đồng.
Tín dụng đen vươn về làng quê
Không chỉ hoành hành tại các thành phố lớn, tín dụng đen đã vươn “vòi bạch tuộc” về các vùng quê, làng bản, len lỏi vào đời sống của người dân. Mấy tháng nay, cuộc sống của gia đình bà Lê Thị M., (Đức Trọng, Lâm Đồng) trở nên lao đao vì các khoản nợ “xã hội”. Bà M. cho biết, từ 2 năm nay, tháng nào bà cũng phải đưa chồng đi chữa bệnh tại TP Hồ Chí Minh. Nhà có mấy sào cà phê không đủ trang trải, bà phải mượn nóng bên ngoài. Người ta tới tận nhà khảo sát, xác minh rồi thu thập giấy tờ của hai vợ chồng, sau đó cho vay. Mỗi lần vay được 10 triệu, lãi suất trả theo tháng, mỗi tháng 800 ngàn đồng, cứ 3 tháng thì thanh toán gốc một lần. Nếu uy tín thì cho vay tiếp. Vừa rồi đến hẹn tất toán mà bà chưa có nên bị chủ nợ kéo đến dọa “đưa đi tù” và “gửi thông báo nợ tới trường của con gái đang học đại học”. Vốn trọng danh dự, chồng bà M. dù ốm đau những quyết phải lo để trả nợ. Không thể vay mượn bên ngoài được, bà M. đã “chốt” 3 tạ cà phê non ở đại lý được 15 triệu. vừa đủ trả gốc, lãi và phí dịch vụ cho chủ nợ. “Suốt mấy tháng vay nợ “xã hội”, vợ chồng tôi luôn căng thẳng tinh thần, chủ nợ gọi điện liên tục thúc giục, mất ăn mất ngủ”, bà M. thổ lộ. Gia đình bà M. là một trong hàng trăm nạn nhân sống nơi làng quê vướng vào tín dụng đen. Thủ tục vay ngắn gọn, nhanh chóng chính là “miếng mồi” khiến cho bao con người “dính bẫy”, để rồi vô tình siết “chiếc vòng kim cô” vào cổ, khi thoát ra được cũng hụt hơi, ám ảnh.
Những tờ rơi quảng cáo cho vay vẫn xuất hiện trên các bức tường hoặc cột điện.
Những ngày cuối tháng 9/2023, Công an tỉnh Lâm Đồng đã triệt xóa thành công băng nhóm cho vay nặng lãi thu lợi bất chính số tiền hàng tỷ đồng của các đối tượng từ các tỉnh phía Bắc vào hoạt động tín dụng đen.
Để tiếp cận khách hàng, các đối tượng lập nhiều tài khoản, tạo app rồi quảng cáo cho vay với hình thức không thế chấp trên mạng xã hội. Khi khách có nhu cầu vay tiền, thông qua Zalo, Facebook để liên hệ, chụp căn cước công dân hoặc đưa đối tượng trực tiếp đến nơi ở để xác minh. Sau khi thống nhất số tiền vay, phí dịch vụ và hình thức góp người vay sẽ nhận tiền qua tài khoản và trả tiền góp hằng ngày. Đến thời điểm hiện tại, các đối tượng đã cho trên 130 khách vay, trên 400 lượt giao dịch với số tiền khoảng 10 tỷ đồng, lãi suất vay từ 365-820%/năm, thu lợi bất chính trên 1,6 tỷ đồng.
Trung tá Lê Duy Long – Đội trưởng Đội Điều tra tội phạm tuyến, địa bàn, Phòng Cảnh sát hình sự cho biết, không giống với cách thức truyền thống như rải tờ rơi, để lại số điện thoại rồi gặp trực tiếp giải ngân, thu tiền, nhóm đối tượng này ngồi ở nhà thực hiện tất cả công đoạn trên. Đối tượng cho vay mà chúng nhắm đến thường là những người khó khăn trong tiếp cận tài chính và rất cần tiền, nên nhiều trường hợp bất chấp lãi cao để vay, sau khi bị đòi đã bỏ trốn khỏi địa phương gây nên tình trạng mất an ninh, trật tự.
Làm thế nào khi bị tổ chức tín dụng đen “khủng bố” tinh thần?
Theo luật sư Nguyễn Thanh Biên (Giám đốc Công ty Luật Pilot, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh), trong trường hợp bị tổ chức tín dụng đen, cho vay lãi nặng “khủng bố” tinh thần, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội hoặc đe dọa, đập phá đồ đạc, gây thương tích, bắt cóc, bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ thì ngay lập tức báo cho Cơ quan công an nơi gần nhất để giải quyết. Để bảo vệ bản thân mình, cần cung cấp cho Cơ quan công an số điện thoại, nội dung tin nhắn, thu thập các tài liệu, chứng cứ về việc bị vu khống, bôi nhọ danh dự, như các bài đăng và hình ảnh bôi nhọ danh dự, các bài đăng vu khống vay tiền, lừa đảo. Ghi âm những lời lẽ, cuộc gọi vu khống, đe dọa. Đối với tổ chức cá nhân hoạt động tín dụng đen lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, làm nhục danh dự, nhân phẩm của cá nhân; hành vi cho vay lãi nặng trong quan hệ dân sự có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự
Công an TP.HCM triệt phá 2 băng nhóm 'tín dụng đen', khủng bố bằng clip nhạy cảm
Để khống chế người vay, băng nhóm 'tín dụng đen' yêu cầu ngoài các giấy tờ liên quan, người vay phải gửi thêm ảnh, clip nhạy cảm.
Ngày 22.9, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TP.HCM thông tin, đơn vị vừa phối hợp các lực lượng nghiệp vụ triệt phá 2 băng nhóm "tín dụng đen", cho vay lãi nặng, cưỡng đoạt tài sản.
Theo đó, PC02 phát hiện một băng nhóm cho vay "tín dụng đen" trên địa bàn Q.12 do Phạm Văn Trường (33 tuổi) cầm đầu. Trường xây dựng nhiều trang web kèm số điện thoại để người vay liên hệ.
Nhóm "tín dụng đen" do Phạm Văn Trường (hình dưới, thứ hai từ trái qua) cầm đầu bị công an triệt phá. Ảnh CACC
Trường và đồng bọn tư vấn các khoản vay, khi khách hàng đồng ý, nhóm này cho người đến khảo sát công ty, nhà ở, tài sản của người vay và thẩm định hồ sơ rồi ký hợp đồng, giải ngân.
Mỗi hồ sơ cho vay kéo dài trong 25 ngày, người vay chịu khoản phí dịch vụ từ 2 - 5% số tiền vay, lãi suất từ 1 - 1,5% mỗi ngày (gấp từ 17,8 đến 26,8 lần lãi suất tối đa theo quy định).
Với phương thức, thủ đoạn trên, nhóm này đã thu lợi bất chính số tiền 273 triệu đồng. Nếu người vay trả nợ không đúng hẹn, nhóm này gọi điện hoặc cho người đến tận nhà để gây sức ép.
Ngày 18.9, PC02 bắt khẩn cấp Phạm Văn Trường và Phạm Văn Khu (32 tuổi), Phạm Hùng Cường (cùng ngụ Q.12), Đỗ Võ Hoài Nhân (30 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp) về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, thu giữ nhiều tang vật và tài sản liên quan.
Ép trả nợ bằng hình ảnh, clip nhạy cảm
Băng nhóm "tín dụng đen" thứ hai bị PC02 triệt phá là nhóm do Vũ Huy Hùng (31 tuổi, ngụ Ninh Bình) cầm đầu.
Để khống chế người vay, nhóm này yêu cầu cung cấp ảnh căn cước công dân, ảnh và clip khỏa thân, nhạy cảm, Facebook và Zalo của người vay và người thân. Sau đó, người vay được giải ngân, lãi suất vay đứng, vay trả góp từ 10 - 20%/ngày.
Nhóm "tín dụng đen" bị bắt. Ảnh CACC
Hùng và đồng bọn đã cho chị N. (22 tuổi) vay tổng cộng 14 lần, thu lợi bất chính hơn 121 triệu đồng; cho 5 người khác vay tổng cộng 51 lần, thu lợi bất chính hơn 1,3 tỉ đồng...
Khi người vay trả tiền không đúng hẹn, nhóm này khủng bố bằng cách gọi điện thoại, nhắn tin đe dọa và đăng ảnh căn cước công dân, ảnh, clip nhạy cảm của người vay lên mạng xã hội Facebook bằng tài khoản "Hùng Nam".
Ngày 21.9, PC02 bắt khẩn cấp 3 người trong nhóm này về hành vi cưỡng đoạt tài sản và cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Lực lượng chức năng tiếp tục truy xét những người liên quan để làm rõ vụ việc.
Đà Nẵng: Bán ma túy để trả nợ cá độ bóng đá World Cup Trong mùa World Cup vừa qua, Quang cá độ bóng đá, dẫn đến sa vào "tín dụng đen", vay nóng để gỡ gạc. Bị chủ nợ truy đòi cuối năm, Quang nảy sinh ý định bán ma túy trả nợ. Ngày 6.1, Công an Q.Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) tạm giữ hình sự một nam thanh niên bán ma túy, nguyên nhân là...