“Tín dụng đen” bóc lột ND: Chính quyền vào cuộc, dân có lối thoát

Theo dõi VGT trên

Vì dính “ tín dụng đen”, nhiều gia đình phút chốc rơi vào túng quẫn, bán đất, mất nhà… Thực tế là thế, nhưng việc xử lý chủ cho vay hiện nay lại rất khó. Nông dân nghèo rơi vào “vũng lầy” của “tín dụng đen” vẫn đang chờ một lối thoát…

Biết nhưng khó xử

Tình trạng “tín dụng đen” diễn ra ở nhiều địa phương, UBND tỉnh Gia Lai đã có công văn yêu cầu cơ quan công an phối hợp các địa phương tiến hành rà soát trên toàn tỉnh và thực hiện tuyên truyền cho người dân. Đồng thời, xử lý các trường hợp vi phạm cho vay lãi suất cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy từ cấp xã đến tỉnh đều kêu khó vì thiếu cơ sở xử lý.

Tín dụng đen bóc lột ND: Chính quyền vào cuộc, dân có lối thoát - Hình 1

Nhiều hộ dân ở Gia Lai hy vọng có sự trợ giúp của chính quyền để thoát cảnh nợ nần, làm thuê… của việc vay “tín dụng đen”. Ảnh: L.K

Ông Nay Hem – Chủ tịch UBND xã Chư Đrăng ( huyện Krông Pa) cho biết: “Xã nhiều lần tổ chức các đợt họp dân, tuyên truyền nhưng do người dân gặp khó khăn nên vẫn đi vay mượn. Hiện, nhiều hộ trong số đó vẫn còn vay nợ ngân hàng chưa trả được nên việc xin vay thêm cũng rất khó khăn”.

Ông Hoàng Văn Tư – Chánh văn phòng UBND huyện Ia Pa cho biết, huyện đã giao cho Công an huyện điều tra nhưng việc thu thập chứng cứ rất khó khăn. Do các hộ vay chủ yếu bằng miệng, không có giấy tờ, lãi suất vay cũng nói miệng nên khó có cơ sở xử lý.

Báo cáo mới nhất của Công an huyện Ia Pa, tình trạng cho vay “tín dụng đen” có chiều hướng phức tạp, bước đầu xác minh trên địa bàn có 50 chủ nợ cho vay với lãi suất cao từ 2-5%/tháng. Thực tế có nhiều hộ mức vay và lãi quá cao dẫn đến không có khả năng trả nợ, nhưng con số cụ thể người vay vẫn chưa thống kê hết vì hầu hết người dân ngại tiếp xúc cơ quan chức năng.

Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND huyện Ia Pa Nguyễn Thế Hùng có văn bản yêu cầu các ban ngành rà soát lại các hộ nghèo, cận nghèo và yêu cầu các ngân hàng tạo điều kiện cho dân được vay vốn. Tuyệt đối không cho phép các phòng chuyên môn “ký xác nhận các trường hợp lấy đất cấn nợ, trừ nợ”.

Thượng tá Trần Trọng Sơn – Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45, Công an tỉnh Gia Lai) cho hay: Tất cả các vụ mà anh em điều tra nắm được chưa đủ cơ sở để khởi tố hình sự về hành vi cho vay nặng lãi. Theo quy định, để xử lý hình sự thì phải xác định được đối tượng cho vay “mức lãi suất cao gấp 10 lần lãi suất nhà nước quy định”. Cụ thể, lãi suất cao nhất là 20%/năm, tương đương 1,7%/tháng và chứng minh được có tính chất bóc lột trong cho vay.

Tín dụng đen bóc lột ND: Chính quyền vào cuộc, dân có lối thoát - Hình 2

Ông Kpă Long, xã Chư Drăng (Krông Pa) chia sẻ nỗi ám ảnh về “tín dụng đen”. Ảnh: L.K

Video đang HOT

Theo thượng tá Sơn, hiện nay việc cho vay tự phát ở các địa phương được các chủ nợ làm rất tinh vi để lách luật. Hầu hết việc vay mượn đều thông qua thỏa thuận miệng, giấy nợ không ghi rõ ràng. Thậm chí các đối tượng cho vay lấy lãi theo ngày nên rất khó xác định dấu hiệu vi phạm. Vừa qua, Công an tỉnh đã có kế hoạch triển khai các công tác tuyên truyền, đồng thời tham mưu cho các cấp, ngành tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các nguồn vốn vay để hạn chế vay bên ngoài.

“Sự việc khó xử lý vì hợp đồng này là dân sự, do vậy trước mắt chỉ khuyến cáo người dân cẩn trọng trong lúc vay. Các cấp ủy, chính quyền không quan tâm giải quyết vấn đề này thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến an ninh trật tự nông thôn. Bởi trong trường hợp chủ nợ không thu hồi được nợ sẽ thuê các đối tượng đòi nợ thuê, ảnh hưởng đến an ninh trật tự” – thượng tá Sơn nói.

Mở lối thoát

Trao đổi về vấn đề “tín dụng đen”, ông Võ Văn Phán – Chủ tịch UBND huyện Kbang chia sẻ: Cách đây 10 năm, huyện đã xây dựng phương án 590 nhằm bảo vệ nguồn đất của người đồng bào thiểu số người Ba Na, tránh việc thất thoát quỹ đất của người dân thông qua các hoạt động mua bán, trao đổi bất hợp pháp. Đến nay, huyện đã thu hồi hơn 300ha, đưa vào diện cánh đồng mẫu lớn, tạo điều kiện cho dân yên tâm sản xuất. Hiện tại huyện còn 120ha chưa giải quyết, đang từng bước mời các chủ đất và người thuê lên huyện thưc hiện các hợp đồng đúng theo luật, tránh trường hợp thuê đất bằng miệng hoặc các giấy tay không rõ ràng, làm mất đất của dân.

Sự việc khó xử lý vì hợp đồng này là dân sự, do vậy trước mắt chỉ khuyến cáo người dân cẩn trọng trong lúc vay. Các cấp ủy, chính quyền không quan tâm giải quyết vấn đề này thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến an ninh trật tự nông thôn”.Thượng tá Trần Trọng Sơn – Trưởng phòng PC 45, Công an tỉnh Gia Lai

Tại xã Đông, xã Tơ Tung (huyện Kbang), vừa qua gần 40 hộ dân hết sức vui mừng được tham gia vào sản xuất cánh đồng mía lớn, nhiều hộ dân tưởng chừng đất đã mất nay được chính quyền can thiệp kịp thời. Đi giữa rẫy mía xanh tốt, vợ chồng ông Đinh Rang (làng Broch, xã Đông) vui mừng vì hơn 1,3ha đã gán cho chủ nợ thời gian 8 năm đã về lại tay mình và được tạo điều kiện phát triển trong diện quy hoạch cánh đồng mẫu lớn. UBND xã còn hướng dẫn ông vay Ngân hàng Chính sách xã hội 50 triệu đồng trả bớt cho chủ nợ, số còn lại được khoanh lại trả dần. Ông Đinh Rang nhẩm tính, mùa vụ năm nay ông sẽ thu hoạch được 100 tấn mía, thu về khoảng 90 triệu đồng.

Tương tự, vợ chồng ông Đinh A Nhúy (làng Stơr, xã Tơ Tung) cũng từng lâm vào cảnh túng quẫn do vay phân bón, lương thực và t.iền nuôi con ăn học. Lãi mẹ đẻ lãi con, khi số t.iền nợ lên đến 85 triệu đồng, gia đình ông bà đành gán 5,3ha đất cho chủ nợ. Đầu năm 2016, theo chủ trương của huyện Kbang, vợ chồng ông được hướng dẫn vay vốn ngân hàng để trả cho chủ nợ, thu lại đất rồi tham gia vào cánh đồng mía lớn. Thu hoạch vụ mía đầu, gia đình ông đã trả nợ được 60 triệu đồng. “Hiệu quả lắm, mừng lắm, năm này gia đình chắc chắn trả hết nợ, vợ chồng sẽ mổ heo đãi làng ăn mừng”-bà Dép vui mừng nói.

Tại xã Pờ Tó (huyện Ia Pa), năm 2015-2016, các hộ dân làng Klah vay nợ nhưng không có khả năng trả, bị chủ nợ siết đất nhưng được UBND xã can thiệp thu lại diện tích hơn 4,6ha đất cho hợp tác xã canh tác. Cuối năm 2016, xã tiến hành họp làng tổ chức chia lại cho các hộ dân đã bị lấy đất, hộ nghèo và gia đình chính sách để làm kinh tế xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, yêu cầu từng hộ viết cam kết, trường hợp nào cố tình tiếp tục đem gán nợ thì xã sẽ thu lại đất và giao cho hộ khác sản xuất.

Theo bà Đinh Thị Giang-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Gia Lai, nhiều hộ gia đình người dân tộc thiểu số do còn e ngại trong việc vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất nên chưa tiếp cận được. Do vậy, việc đơn giản hóa các thủ tục cho vay và mở rộng mục đích, tăng mức vay hiện nay để thu hút bà con vay vốn ngân hàng chính sách là hết sức cần thiết. Thời gian tới, Mặt trận các cấp sẽ tích cực phối hợp với các đoàn thể địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền bà con hạn chế vay từ các chủ đầu tư để đảm bảo cuộc sống lâu dài. Đồng thời, hỗ trợ tư vấn giúp đồng bào nghèo mạnh dạn vay vốn đầu tư vào sản xuất cũng như chi tiêu trong gia đình.

Tăng giáo dục kiến thức tài chính tín dụng Đầu năm 2017, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng, đề cập đến tình trạng tín dụng đen phát triển mạnh ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng việc tăng cường giáo dục về kiến thức tài chính tín dụng cho người dân vấn đề là cấp thiết, khi nhiều người biết “lãi cao như thế mà vẫn lao vào vay, gây ra bao cảnh tang tóc, gia đình ly tán”. Thủ tướng đề nghị đ.ánh giá lại hiệu quả của tín dụng chính sách và đổi mới cơ chế triển khai, hạn chế xin – cho, gia tăng sự tham gia của nhiều ngân hàng theo cơ chế cạnh tranh, công khai, minh bạch…L.S

Theo Danviet

“Tín dụng đen” bóc lột nông dân nghèo (Kỳ 2): Làm thuê trên đất của mình

Tài sản lớn nhất của nông dân là con trâu, con bò, mảnh đất trồng trọt..., nhưng vì khoản vay "lãi mẹ đẻ lãi con" khiến họ phải gán cho chủ nợ. Nhiều hộ từ vị thế người làm chủ đã thành người làm thuê trên chính mảnh đất của mình.

Từ chủ đất thành người làm công

Giữa cánh đồng buôn Liết (xã Chư Đrăng, huyện Krông Pa, Gia Lai) có một căn chòi rẫy bé xíu, rách nát nằm trơ trọi. Đấy là nơi cư trú của đôi vợ chồng trẻ Ksor Tep và Nay H'Thoa (ở buôn Đúc, xã Chư Gu). Từ ngày lập gia đình, đã 2 năm vợ chồng chị Nay H'Thoa vẫn chưa có mảnh đất riêng cho mình, họ ở căn chòi ấy và đi làm thuê, ăn uống kham khổ với nước suối, rau rừng. Trước đó, ông bà của H'Thoa nợ t.iền vay phân bón, nợ t.iền cày đất, mua gạo ăn, đến lúc qua đời khoản nợ vẫn còn. Đến đời bố mẹ H'Thoa vẫn trả không nổi, 4ha đất đành gán cho chủ nợ. Và giờ, vợ chồng H'Thoa không có đất canh tác phải đi sang xã khác làm thuê.

Tín dụng đen bóc lột nông dân nghèo (Kỳ 2): Làm thuê trên đất của mình - Hình 1

Vợ chồng chị Nay H'Thoa không có đất sản xuất phải sang xã khác làm thuê. Ảnh: L.K

Ông Nay Hem - Chủ tịch UBND xã Chư Drăng, cho biết, trên địa bàn xã có rất nhiều hộ vay của ông Đ. Từ vay t.iền, ứng gạo... họ đều tìm đến chỗ ông Đ. Nếu vay năm này trả không được thì sang năm nợ tăng lên gấp đôi. Nhiều hộ nợ nần đến đời con vẫn không trả hết được. Có nhiều trường hợp người dân còn lấy đất cấn nợ, rồi đi làm thuê cho chủ nợ ngay trên đất của mình, nông sản làm ra đều bán lại cho chủ nợ. Việc này người dân không có ý kiến gì, có hỏi họ cũng không dám nói vì sợ chủ nợ không cho vay mượn t.iền nữa. Vừa qua, mưa lũ gây mất mùa, khả năng người dân lại tiếp tục đi vay nợ thêm...Bà Nay H'roen - mẹ của H'Thoa, kể: "Không rõ bố mẹ mình vay mượn từ khi nào, nhưng cách đây 3 năm, chủ nợ thông báo món nợ giờ đã lên đến 80 triệu đồng. Hàng năm, đến vụ thu hoạch mì, chủ nợ đến thu hết không chừa một bao. Do còn túng thiếu, gia đình lại đi vay tiếp".

"Khi cần, người dân cứ tìm chủ nợ ứng t.iền, gạo, phân bón, chi phí lo chữa chạy lúc ốm đau... Nhiều hộ từ năm này qua năm khác không trả nổi, bị tính lãi gấp đôi, nhiều gia đình bị siết đất. Khi đã dính đến "tín dụng đen", hộ làm ăn được thì ít mà nghèo đi thì nhiều, người dân làm chỉ để nuôi chủ nợ". Ông Nay Nguyên

Tại huyện Kbang (Gia Lai), theo tìm hiểu của phóng viên Báo NTNN, có hàng trăm hộ dân nợ t.iền cũng đành phải gán đất cho chủ nợ - trên "hợp đồng miệng" là cho thuê. Chỉ cần chủ nợ trải qua 5-10 năm liên tục canh tác trên đất này và dần hợp thức hóa thành đất của mình, tránh sự ngăn cản của cơ quan nhà nước. Hộ ông Đinh Rang - bà Đinh Thị MDóc (làng Broch, xã Đông) từng nợ 68 triệu đồng không có khả năng trả nợ, phải gán 1,3ha đất cho chủ nợ thuê 8 năm. Không còn đất canh tác, gia đình ông ngậm ngùi làm thuê trên đất của mình. Sự việc được chính quyền can thiệp kịp thời nên ông bà mới thoát cảnh làm thuê.

Phân tích vấn đề thiệt hơn từ tín dụng đen, ông Nay Nguyên - Trưởng buôn H'ngôm (xã Chư Đrăng, Krông Pa) nói thẳng: Bà con hầu hết không biết chữ, không rành sổ sách, chủ đầu tư ghi nợ và tính lãi bao nhiêu thì họ đành chấp nhận. Khi cần, người dân cứ tìm chủ nợ ứng t.iền, gạo, phân bón, chi phí lo chữa chạy lúc ốm đau... Nhiều hộ từ năm này qua năm khác không trả nổi, bị tính lãi gấp đôi, nhiều gia đình bị siết đất. Khi đã dính đến "tín dụng đen", hộ làm ăn được thì ít mà nghèo đi thì nhiều, người dân làm chỉ để nuôi chủ nợ.

"Ân nhân" hay gieo nợ?

Thực tế, nhiều người dân vay nợ "tín dụng đen" ngày càng lún sâu trong nợ nần dẫn đến mất đất, bán trâu bò. Tuy nhiên, khi nói về những khoản cho vay này, các chủ nợ này đều cho rằng: Việc cho vay không hề ép buộc ai, khi bà con cần thì tôi cho mượn hoàn toàn tự nguyện. Nói thẳng là giúp bà con lúc khó khăn...

Tín dụng đen bóc lột nông dân nghèo (Kỳ 2): Làm thuê trên đất của mình - Hình 2

Thủ tục vay hết sức dễ dàng với mẩu giấy ghi nợ. Ảnh: L.K

Tại xã Chư Đrăng (huyện Krông Pa), ông N.V.Đ được coi là chủ nợ lớn hiện nay, các kiểu từ vay t.iền, ứng phân bón, gạo hay cày thuê đất đều được ông bao quát như "nhà đầu tư lớn". Trong lúc nhiều hộ dân vay nợ ngày càng lâm cảnh khó khăn thì ông càng phát đạt, nhà cao cửa rộng, đi ô tô sang.

"Thấy người dân khó khăn thì tôi cho vay, còn việc siết đất, siết tài sản là không có. T.iền cày 1 triệu đồng thì tôi lấy người ta 1 triệu đồng, với điều kiện họ phải bán hàng cho tôi. Tôi làm ở đây 20 năm qua không thấy ai có kiện cáo gì" - ông Đ. nói.

Tín dụng đen bóc lột nông dân nghèo (Kỳ 2): Làm thuê trên đất của mình - Hình 3

Khi được hỏi về khoản cho vay, ông N.H.T (xã A Dơk, huyện Đăk Đoa) không ngần ngại cho hay: Vợ chồng tôi cho vay đã mấy trăm hộ, nhiều nhất là vay 10 tấn cà phê tươi. Số t.iền này, vợ chồng tôi đều đi vay mượn rồi cho vay lại thôi. Từ đầu mùa, các hộ dân đến xin vay theo kiểu "gặt lúa non" - vay tính theo sản phẩm chứ không phải trả t.iền. Theo đó, đầu vụ người dân chốt giá vay trước cho tôi là 6.000 đồng/kg quả tươi, cứ thế đến mùa thu hoạch thì trả sản phẩm. Tôi làm như thế này là lời ăn lỗ chịu, nếu giá lên gấp đôi đi nữa cũng phải bán giá 6.000 đồng/kg. Việc cho vay này hoàn toàn tự nguyện, chứ không o ép gì.

Còn ông B.V.N (tổ dân phố 15, thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa) kể khổ: "Tôi cho vay trên cơ sở 2 bên thỏa thuận, dù biết việc thu vốn và lãi rất khó khăn, có nhiều trường hợp tôi cũng không có giải pháp gì để thu nợ".

Về những trường hợp cho vay như vậy, ông Ksor Nhói - Trưởng Công an xã Chư Gu (huyện Krông Pa), nhận định: Đây là kiểu kinh doanh trá hình. Ví dụ, người dân vay gạo ăn, 1 bao trị giá 500.000 đồng, đến khi trả lãi lẫn gốc thành 1 triệu, nhưng chủ nợ lại bắt người dân ký nhận vay 1 triệu. Thường các hộ dân vay t.iền, ứng phân bón... lâu dần thành lãi mẹ đẻ lãi con không trả nổi, dồn thành một cục nợ lớn. Nhiều gia đình phải bỏ rẫy, khó lại càng khó.

Đặc điểm của "tín dụng đen"

"Tín dụng đen" đã và đang tồn tại dưới nhiều hình thức công khai, phổ biến với một số đặc điểm cơ bản như: Lãi suất cao và thường được thỏa thuận bằng miệng (lãi suất huy động và cho vay thường cao hơn từ 3 - 5 lần, thậm chí còn cao hơn so với mặt bằng lãi suất của các kênh tín dụng chính thống).

Thời gian huy động và cho vay ngắn (thời gian huy động vốn thường tính theo tháng, tái diễn theo thảo thuận và được ngụy trang bằng trả lãi sòng phẳng ở những kỳ trả lãi đầu tiên; thời gian vay chỉ tính bằng ngày, bằng tuần, tối đa chỉ một vài tháng).

Hình thức vay nhanh gọn, tiện lợi (thời gian giải ngân nhanh và thường chỉ trong ngày khi đạt được thỏa thuận, bên cho vay có thể được bảo đảm bằng tài sản hoặc bằng "niềm tin" của bên đi vay).

Bên cạnh đó, lãi cho vay "tín dụng đen" được tính vào gốc và ghi ngay vào giấy nhận nợ ở thời điểm nhận t.iền vay. Đến hạn trả, nếu bên vay không trả được nợ, các hình thức đòi nợ bằng "xã hội đen" được áp dụng. Ngược lại, người gửi t.iền rất khó có thể lấy lại được t.iền khi các con nợ là "xã hội đen" gặp khó khăn về thanh khoản.

T.A (theo Ngân hàng Nhà nước)

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa 250km, sắp mạnh thành bão số 4 giật cấp 10
05:56:39 18/09/2024
Xuất hiện tin giả bão số 4 đã vào miền Trung, Trung tâm khí tượng cảnh báo khẩn
20:11:35 18/09/2024
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh
12:30:34 19/09/2024
Tin bão số 4 khẩn cấp: Gió giật cấp 10, cách Đà Nẵng hơn 200km
06:28:53 19/09/2024
Bão số 4 áp sát miền Trung, sắp đổ bộ Quảng Bình - Quảng Trị
08:32:54 19/09/2024
Bão số 4 có thể gây mưa lớn từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, như năm 2020
17:15:31 18/09/2024
Truy nguồn nước đỏ quạch, nổi váng, bốc mùi tràn vào khu dân cư giữa Thủ đô
06:06:06 18/09/2024
Vụ tàu hàng chìm trên biển Quảng Nam: 8 thuyền viên gặp nạn vào bờ an toàn
22:49:05 18/09/2024

Tin đang nóng

Kỳ Duyên bị ĐH Ngoại Thương 'bóc trần' học vấn, dự thi quốc tế bất lợi?
17:00:45 19/09/2024
Bạn trai Jisoo lộ tin nhắn nhạy cảm với nữ streamer, ồn ào "săn gái" bị đào lại
17:14:54 19/09/2024
"Bà trùm thẩm mỹ viện" Mailisa ủng hộ thêm 7 tỷ đồng cho đồng bào vùng lũ lụt, chồng đại gia Hoàng Kim Khánh: Nếu thiếu t.iền làm từ thiện cứ bán cả siêu xe
17:46:19 19/09/2024
Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ: "Kasim giờ đang đ.au đ.ớn lắm, không nói được, nấu xong vào ôm mặt vì đau"
20:23:58 19/09/2024
'Bám vào áo anh, em với con còn sống, anh mới làm lại được'
18:41:08 19/09/2024
B.ị t.ố "chặt chém" đoàn từ thiện, nhà hàng cho biết đã "giảm giá 30%"
17:42:24 19/09/2024
Phản ứng của phía Kỳ Duyên về thông tin chưa tốt nghiệp đại học
16:59:00 19/09/2024
HOT: Huỳnh Hiểu Minh công khai bạn gái, hàng nghìn người liền v.ạch t.rần bộ mặt "tâm cơ" của nàng hot girl
19:39:09 19/09/2024

Tin mới nhất

Quảng Nam: Mưa lớn gây thiệt hại tại huyện miền núi Nam Trà My

20:39:19 19/09/2024
Tuyến đường ĐH5 đi Trà Vân bị sạt 2 điểm (tại khu vực làng ông Sinh và làng ông Bích) sạt taluy dương đất đá tràn xuống đường, hiện chỉ lưu thông bằng xe máy, xe ô tô chưa lưu thông được.

Cháy lớn tại xưởng in giấy ở Hà Nội

20:34:17 19/09/2024
Chiều 19/9, một xưởng in giấy ở Hà Nội có diện tích hàng trăm mét vuông bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt, khiến nhiều người dân hốt hoảng.

Nỗ lực ổn định đời sống người dân, phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão lũ

20:07:33 19/09/2024
Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Bằng, đến 16 giờ ngày 19/9, Ban Cứu trợ tỉnh tiếp nhận hơn 134 tỷ đồng từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Bão số 4 tác động rất rộng, tuyệt đối không xem nhẹ gió cấp 8

12:41:34 19/09/2024
Bão số 4 kết hợp gió mùa Tây Nam mạnh nằm trong dải hội tụ nhiệt đới nên tác động rất rộng, bao gồm cả miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Đóng cửa sân bay Đồng Hới tránh bão số 4

12:29:03 19/09/2024
Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tiếp tục phát văn bản gửi các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không triển khai phương án phòng chống, ứng phó cơn bão số 4.

Sạt lở tại miền núi Quảng Nam, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

12:21:28 19/09/2024
Trưa 19/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường, ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.

Quảng Trị: Truy xét tài xế tăng ga bỏ chạy, vứt t.huốc l.á lậu bên lề đường

09:02:14 19/09/2024
Ngày 18/9, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa truy xét, làm rõ một vụ vận chuyển hàng cấm.

Sập cầu dân sinh ở Hòa Bình

08:48:46 19/09/2024
Rạng sáng 19/9, đầu cầu Ngòi Móng ở TP Hòa Bình bị đổ sập, đường nối vào cầu nứt toác, rất may không có thiệt hại về người.

Thủ tướng: Tập trung ứng phó bão, chủ động xử lý các tình huống xấu nhất

07:36:17 19/09/2024
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Đây là cơn bão số 4, xảy ra ngay khi bão số 3 vừa gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh miền Bắc.

Khoảnh khắc cảnh sát ứng cứu 8 thuyền viên bị chìm tàu giữa biển

06:43:55 19/09/2024
Tàu hàng chở 4.000 tấn đá bột chìm trên vùng biển Quảng Nam, 8 thuyền viên trên tàu lên bè cứu sinh. Cảnh sát biển đã ứng cứu thành công trong điều kiện xấu do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.

Cụ bà 80 t.uổi suýt bị kẻ giả danh công an lừa 800 triệu

06:34:00 19/09/2024
Theo Công an huyện Đức Cơ, vào ngày 12/9 bà C. (80 t.uổi, trú tại địa phương) đến cơ quan công an trình báo về việc nhận được một cuộc gọi lạ. Người này tự xưng là cán bộ của Công an huyện Đức Cơ, thông báo bà C. có liên quan đến một vụ ...

Bão không quá mạnh nhưng có thể gây lụt

06:03:39 19/09/2024
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, cơn bão số 4 hình thành ngay sát bờ. Đặc biệt quan ngại là đợt mưa khá lớn tập trung từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, không loại trừ tương tự như đợt mưa gây ra trận lụt tồi tệ năm 2020.

Có thể bạn quan tâm

'Cô gái siêu gầy' 22 t.uổi gây chia rẽ TikTok

Netizen

22:36:18 19/09/2024
Liv Schmidt (Mỹ) gây ra cuộc tranh luận trên MXH khi tung hô các phương pháp giảm cân dù không phải là chuyên gia qua đào tạo.

1 mỹ nhân ôm mộng gả vào hào môn, ai ngờ bị v.ạch t.rần gia thế giàu có chỉ là "phông bạt"

Phim việt

22:32:20 19/09/2024
Chủ đề phim Việt ngày càng độc đáo và mới lạ khi mang đến câu chuyện dở khóc dở cười ở đó một cô gái phông bạt thì vẫn chưa đủ, cả một gia đình chọn sống phông bạt thì lại là câu chuyện đáng nói.

Phim vừa chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nam chính là cực phẩm nhan sắc được cả showbiz "chống lưng"

Phim châu á

22:29:16 19/09/2024
Khán giả cho rằng với sự tiến bộ của Trần Triết Viễn, cộng thêm ngoại hình của anh, nam diễn viên xứng đáng được các nhà sản xuất phim tin tưởng, đầu tư.

Con gái thứ 3 của Kim Tử Long xuất hiện trên truyền hình, nhan sắc đời thực ra sao?

Sao việt

22:22:38 19/09/2024
Theo khán giả, Hoàng Gia Hân có vẻ ngoài rạng rỡ, thừa hưởng nhiều nét đẹp từ bố lẫn mẹ. Ngoài ra cô cũng có niềm đam mê âm nhạc và giọng hát ngọt ngào.

Tranh cãi nảy lửa tuyên bố của Jennie về bê bối hút thuốc

Sao châu á

22:14:04 19/09/2024
Vào ngày 19/9, Jennie (BLACKPINK) gây bùng nổ mạng xã hội khi xuất hiện trên bìa Harper s Bazaar Mỹ số tháng 10/2024.

Vũ Cát Tường tung MV 'Chỉ cần có nhau', chia sẻ quan điểm kết hôn

Nhạc việt

22:03:46 19/09/2024
Tối 19.9, Vũ Cát Tường trình làng MV Chỉ cần có nhau , kể chuyện tình ngọt ngào bằng âm nhạc dung dị, gần gũi. Cũng qua sản phẩm mới, giọng ca 32 t.uổi bày tỏ quan điểm của mình về chuyện kết hôn.

Kho ảnh nhạy cảm của Gigi Hadid, Kim Kardashian... bị thất lạc

Sao âu mỹ

21:48:43 19/09/2024
Trang Page Six đưa tin nỗi lo lắng lan rộng khi kho ảnh nhạy cảm của hầu hết người mẫu áo tắm nổi tiếng thế giới, từng chụp ảnh đồ bơi cho Sports Illustrated Swimsuit Issue đã bị thất lạc.

Người phụ nữ đi cấp cứu 4 lần vì chiếc đệm

Sức khỏe

21:34:05 19/09/2024
Đệm mút hoạt tính được đ.ánh giá cao, đặc biệt tốt cho những người bị đau lưng, đau khớp. Nhìn chung, các sản phẩm được bán ra đều tuân thủ những tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng và môi trường.

NSND Hồng Vân thẳng thắn nhắc nhở đàn em Thy Nhung

Tv show

21:17:20 19/09/2024
Tiết mục nhạc kịch của nghệ sĩ Thy Nhung trong chương trình Tinh hoa hội tụ nhận nhiều góp ý từ giám khảo là NSND Hồng Vân.

Giọng ca nhóm OneRepublic khoe ảnh ăn phở, uống cà phê ở TP.HCM

Nhạc quốc tế

21:14:34 19/09/2024
Trên mạng xã hội, Ryan Tedder - giọng ca nhóm nhạc Mỹ OneRepublic, khiến fan Việt phấn khích khi đăng loạt ảnh du lịch TP.HCM.

Khán giả bình phim Việt: 'Hoa sữa về trong gió' có đáng xem?

Hậu trường phim

21:11:22 19/09/2024
Trong những bộ phim đang phát sóng giờ vàng, tôi thấy Hoa sữa về trong gió vẫn là điểm lặng thú vị dù không có yếu tố giật gân câu khách như nhiều phim khác.