Tín dụng cho chứng khoán đang ở mức nào?
Thị trường chứng khoán đã phản ứng thận trọng trong phiên ngày 23 và cả ngày 24/10 trước thông tin tín dụng dành cho các công ty chứng khoán nhằm mục đích cho vay margin sẽ tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ trong năm 2019. Trong khi đó, con số cho vay margin tại các công ty chứng khoán hiện đang ở mức thấp, vào khoảng 22.000 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ sáu ngày 22/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2019, trong đó tăng trưởng tín dụng: dưới 17%, kiểm soát chặt tín dụng dành cho chứng khoán và bất động sản.
Trao đổi với VnEconomy, một lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng: thông điệp kiểm soát chặt mà Thủ tướng nêu ra không phải là siết tín dụng với hai lĩnh vực chứng khoán và bất động sản. Việc kiểm soát chặt ở đây nên hiểu là giám sát chặt chẽ các thủ tục cho vay trong hai lĩnh vực này để đạt mục tiêu đề ra, đảm bảo an toàn cho hệ thống. Bởi Chính phủ luôn xác định bất động sản và chứng khoán là hai lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Trong đó, thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế.
Trên thực tế, tín dụng cho chứng khoán chủ yếu được thực hiện qua hai kênh: ngân hàng tài trợ cho công ty chứng khoán để cho vay margin; ngân hàng tài trợ trực tiếp cho nhà đầu tư.
Video đang HOT
Theo thống kê từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tín dụng dành cho chứng khoán qua đang ở cực kỳ thấp. Đối với kênh ngân hàng tài trợ cho công ty chứng khoán để cho vay margin, hiện vào khoảng 21.000 tỷ đồng – 22.000 tỷ đồng.
Đối với kênh ngân hàng tài trợ trực tiếp cho cá nhân để đầu tư chứng khoán, theo thống kê vào khoảng hơn 1.000 tỷ đồng. “Cả hai con số này quá bé vì tổng tín dụng qua hai kênh chỉ vào khoảng 0,3% tổng dư nợ qua hệ thống ngân hàng thương mại”, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán bình luận.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, với diễn biến hiện nay khi cho vay tiêu dùng nở rộ thì sẽ rủi ro cho hệ thống. Bởi rất có khả năng tiền là đi vay để mua nhà, đất, nhưng trong thời gian chờ giải ngân sẽ “lướt sóng” trên thị trường chứng khoán. Điều này, theo lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán, rất có thể xảy ra nhưng không nhiều. Vấn đề là phải kiểm soát chặt chẽ thủ tục cho vay để tránh việc dùng tiền sai mục đích.
Liên quan đến chủ đề này, một lãnh đạo chuyên trách lĩnh vực này của Ngân hàng Nhà nước xác nhận với VnEconomy, đến thời điểm này, dư nợ tín dụng bất động sản và chứng khoán trong hệ thống vẫn chiếm tỷ trọng thấp, dưới 10% mỗi loại; riêng tín dụng bất động sản nếu “cộng cả” tín dụng tiêu dùng mua và sửa chữa nhà ở, cũng chỉ hơn 10%.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, theo số liệu cập nhật từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổng giá trị vào ròng của nhà đầu tư nước ngoài tính đến 16/10 đạt 2,97 tỷ USD, đã vượt số vào ròng của cả năm 2017 (2,92 tỷ USD) và cũng tăng hơn so với con số 2,89 tỷ USD vừa cập nhật hôm 9/10.
Nếu so sánh với tình hình dòng vốn rút mạnh khỏi các thị trường mới nổi thời gian gần đây thì con số 2,97 tỷ USD vào ròng thị trường Việt Nam trong 9 tháng rưỡi qua được đánh giá là khá tích cực.
Tính đến ngày 16/10/2018, giá trị danh mục đầu tư của nước ngoài đạt 35 tỷ USD, giảm 2,3 tỷ USD so với cuối tháng 9 mà nguyên nhân chủ yếu là do giảm giá mấy ngày gần đây. Nhưng nếu so với mức 32,8 tỷ USD của cuối năm 2017 thì giá trị danh mục của khối ngoại tại thời điểm hiện nay đang tăng.
Trong đó đáng chú ý, số dư tiền mặt trên tài khoản nhà nhà đầu tư nước ngoài vẫn ở mức cao, đạt khoảng 1 tỷ USD (tương đương 23,6 nghìn tỷ VND), sẵn sàng chờ giải ngân.
Trước đó, số liệu cập nhật ngày 9/10 cho thấy, số dư tiền mặt trên tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài ở mức cao: 25,2 nghìn tỷ đồng và giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài ước đạt 36,3 tỷ USD, tăng 0,6 tỷ USD so với mức 35,7 tỷ USD tại này 26/6, khi thị trường có những biến động mạnh.
Hoài vũ
Theo vneconomy.vn
Khó đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng
Lãi suất cho vay vẫn khó có khả năng giảm và tăng trưởng tín dụng năm 2018 khó đạt 17%. Các yếu tố vĩ mô cả trong nước và thế giới đều chưa ủng hộ cho nới lỏng chính sách tiền tệ.
Hoạt động nghiệp vụ tại VietcomBank chi nhánh Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải
Thắt "van" tín dụng
Theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến ngày 27/9, tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 10,08%. So với mức tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm là 7,86% thì tín dụng chỉ tăng khoảng 2,22% trong quý III. Nhìn vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng được đặt ra hồi đầu năm nay là 17 - 18%, dự báo ngành ngân hàng khó hoàn thành, khi chỉ còn hơn 2 tháng nữa là hết năm.
Theo các chuyên gia, đây là diễn biến trái với mọi năm khi tín dụng thường tăng rất mạnh thời điểm chuẩn bị chạy nước rút cho mùa kinh doanh cuối năm. So với năm ngoái, tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới có phần bất ổn hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Vì vậy, dường như các chính sách kiểm soát tín dụng của NHNN cũng chặt chẽ hơn. Thực tế, NHNN đã đưa ra những thông điệp hướng tới việc kiểm soát chặt tín dụng bằng cách ban hành Chỉ thị 04 với điều khoản không điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.
Tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam hiện là 135%, cao gần nhất châu Á và chính sách tiền tệ cần điều chỉnh lượng thanh khoản trong khu vực ngân hàng sao cho lãi suất liên ngân hàng gắn với lãi suất chính sách và đưa tăng trưởng tín dụng về mức phù hợp với các yếu tố căn bản.
Chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam Sebastian Eckardt
TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế cho rằng, kiểm soát tăng trưởng tín dụng là khả thi và năm 2018 chỉ khoảng 15% là đủ. Lý do là, tăng trưởng GDP trong 3 quý đầu năm khá tốt, nền kinh tế có thể đạt được mức tăng trưởng 6,7% mà không nhất định phải dùng công cụ tăng trưởng tín dụng. Khi tăng trưởng tín dụng đã khả quan, Nhà nước nên quan tâm đến việc ổn định tiền đồng, kiểm soát lạm phát. TS Cấn Văn Lực cũng đồng quan điểm: "Dư địa tín dụng còn nhiều, song trong bối cảnh hiện nay, không nên đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng quá cao, nhất là khi áp lực lạm phát đang có dấu hiệu gia tăng".
Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)... đều cho rằng Việt Nam cần phải hạ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng xuống dưới 17% và hướng tới giảm xuống dưới 14% nhằm củng cố sự ổn định vĩ mô.
Lãi suất có xu hướng tăng
Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT nhận định, NHNN đang có xu hướng thặt chắt chính sách tiền tệ và các mức lãi suất cơ bản sẽ tăng lên trong năm 2019. Nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng lãi suất tiền gửi gần đây là NHNN siết lại tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài và trung hạn kể từ năm 2019. NHNN cũng chủ động nâng lãi suất để ứng phó với việc USD tăng giá do chính sách thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Trong điều kiện thị trường vốn phát triển hạn chế, đến nay, các ngân hàng thương mại chú trọng nhiều hơn đến phát triển hoạt động dịch vụ, đa dạng hóa các loại dịch vụ về tài chính ngân hàng để tạo nguồn thu ổn định, bền vững. Đây là hướng đi đúng.
TS Vũ Thành Tự Anh - Đại học Fulbright Việt Nam
Thay vì mở rộng tín dụng, NHNN đang chú trọng tới chất lượng tăng trưởng và một trong những nhiệm vụ trọng tâm là triển khai tiếp các bước tái cơ cấu, xử lý nợ xấu một cách căn bản, triệt để hơn. Hạn chế vốn vào lĩnh vực rủi ro cũng như tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và các thông lệ, chuẩn mực quốc tế...
Trong bối cảnh như vậy, các ngân hàng buộc phải lựa chọn khách hàng. Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần chia sẻ: "Các ngân hàng vẫn đang hỗ trợ tối đa DN. Mặt khác, lựa chọn rất kỹ DN để cho vay vì các ngân hàng đều chịu mức trần tín dụng rất hạn chế. Đặc biệt, hiện nay, việc xin nới "room" tăng trưởng tín dụng là rất khó".
Trâm Anh
Theo kinhtedothi.vn
Chấn chỉnh quỹ tín dụng nhân dân Mới đây, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị 06 chấn chỉnh, tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động trong hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. Trong đó, Thống đốc yêu cầu Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng tập trung xử lý...