Tín dụng chính sách tiếp tục tạo dấu ấn trong giảm nghèo bền vững
Đó là đánh giá của ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng – kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) trong buổi giao ban trực tuyến đầu xuân tại ngân hàng này vừa được tổ chức tại Hà Nội. Buổi giao ban được tổ chức trực tuyến tới các điểm cầu tại chi nhánh Ngân hàng CSXH các tỉnh, thành trên cả nước.
Tham dự buổi giao ban đầu xuân có Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Dương Quyết Thắng.
Tạo dấu ấn trong giảm nghèo
Tại buổi giao ban, thay mặt Ban điều hành, Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Dương Quyết Thắng đã báo cáo kết quả hoạt động của ngân hàng này trong những năm qua và trong năm 2019. Theo đó, Ngân hàng CSXH đã có mạng lưới hoạt động trải rộng toàn quốc và tổ chức giao dịch trực tiếp tại gần 11.000 điểm giao dịch xã. Tổng nguồn vốn tín dụng chính sách năm 2019 đat 216.361 tỷ đồng, tăng 17.585 tỷ đồng so với năm 2018. Đặc biệt, vốn nhận ủy thác từ ngân sách các địa phương đạt 15.443 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,1% tổng nguồn vốn, tăng 3.634 tỷ đồng so với năm 2018, hoàn thành 162% kế hoạch giao năm 2019.
Giải ngân vốn tín dụng chính sách cho đồng bào xã Đông Hà tại Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Quản Bạ (Hà Giang). Ảnh: T.H
Tính đến hết năm 2019, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng CSXH đạt 70.000 tỷ đồng, tăng hơn 7.900 đồng so với năm 2018, với gần 2,2 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 206.805 tỷ đồng, tăng 19.012 tỷ đồng so với cuối năm 2018, trong đó, dư nợ các chương trình tín dụng theo kế hoạch tăng trưởng được Thủ tướng Chính phủ giao đạt 179.926 tỷ đồng, tăng 14.784 tỷ đồng so với cuối năm 2018, hoàn thành 100% kế hoạch. Hiện trên cả nước có hơn 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.
Trong năm 2019, nguồn vốn ưu đãi đã hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho 266.000 lao động, trong đó giúp gần 7.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp hơn 36.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng trên 1,2 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng hơn 15.600 căn nhà ở cho hộ nghèo ổn định cuộc sống; hơn 4.000 căn nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ…
Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng nhấn mạnh, Ngân hàng CSXH năm 2019 đã hoàn thành tốt những mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là: Tập trung nguồn lực lớn, tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo; nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn tín dụng chính sách; tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại; huy động lực lượng toàn xã hội tham gia vào công tác giảm nghèo bền vững,…
Video đang HOT
Tạo thuận lợi hơn cho người nghèo
Phát biểu tại buổi giao ban đầu xuân, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, kiêm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng CSXH ghi nhận và biểu dương những thành tích đạt được của Ngân hàng CSXH trong năm 2019. Kết quả hoạt động của Ngân hàng CSXH đã đóng góp tích cực vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững…
Thông tin về tình hình kinh tế – xã hội và nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong năm 2020 và những năm tiếp theo, Thống đốc Lê Minh Hưng yêu cầu Ngân hàng CSXH chủ động xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2021 – 2025 phù hợp với chiến lược phát triển ngành ngân hàng và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, Ngân hàng CSXH chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai thực hiện chiến lược phát triển với các mục tiêu cao hơn, có các bước đi phù hợp, đảm bảo cho hệ thống Ngân hàng CSXH tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ với khuôn khổ, lộ trình hành lang pháp lý đầy đủ.
Trong năm 2020, HĐQT Ngân hàng CSXH tiếp tục chỉ đạo Ban điều hành các cấp và toàn thể cán bộ tiếp tục đoàn kết, phát huy truyền thống để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Ông Lê Minh Hưng yêu cầu Ngân hàng CSXH tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hộ nghèo và đối tượng chính sách tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ; chủ động, tích cực huy động mọi nguồn vốn, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững; gắn tín dụng chính sách với xây dựng NTM; tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng…
Với những kết quả hoạt động tích cực trong năm 2019 vừa qua, Thống đốc Lê Minh Hưng tin tưởng rằng, với truyền thống tốt đẹp, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm phấn đấu, vượt qua mọi vướng mắc, khó khăn, Ngân hàng CSXH sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, phát triển bền vững, an toàn, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Trong năm 2020, Ngân hàng CSXH tạo khí thế mới, nhiều kết quả mới chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tạo nền tảng vững chức để Ngân hàng CSXH hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của các năm tiếp theo, thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, góp phần tích cực hơn vào công cuộc giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Theo Danviet
Giao lưu trực tuyến: Phối hợp gia đình - nhà trường - xã hội giáo dục toàn diện học sinh
Để tìm ra những nguyên nhân, giải pháp nhằm hạn chế, loại bỏ bạo lực học đường - đang rất cần sự chung tay của gia đình, xã hội với nhà trường.
BLHĐ là vấn đề không thể phó mặc hoàn toàn cho ai, hay "chân kiềng" nào. Xung quanh vấn đề này, từ 14h30 - 16h ngày 24/12, Báo Giáo dục & Thời đại tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề: Phối hợp gia đình - nhà trường - xã hội giáo dục toàn diện học sinh.
Chủ đề cuộc giao lưu trực tuyến.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng BLHĐ hiện nay như: Do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân học sinh đối tượng từ 12-17 tuổi khi giai đoạn này hình thành nhân cách ở con người, cùng đó là tâm lý không ổn định và với một cái tôi cá nhân quá cao.Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo, dẫn đến nhiều vụ đánh nhau tại trường học hay cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.
BLHĐ cũng có một phần nguyên nhân do giáo dục của nhà trường những năm qua còn nặng về kiến thức văn hóa, nhẹ về nhiệm vụ giáo dục con người. Vẫn còn số ít thầy cô giáo sống thực dụng chạy theo đồng tiền... nên đã bị đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức nhà giáo.
BLHĐ cũng đến từ phía gia đình khi sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi cá nhân là vô cùng lớn. Khi cha mẹ có sự giáo dục chưa đúng đắn, thường nặng lời quát tháo con cái cũng dễ dẫn đến tình trạng bạo lực học đường. Đặc biệt không ít trường hợp, cha mẹ thiếu quan tâm tới con cái hoặc bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình lên chính con cái của mình... Chính những hành động này của bố mẹ ảnh hưởng sâu sắc theo chiều hướng xấu đến con trẻ sau này.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay không thể không kể đến đó là từ phía xã hội khi HS bị ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bao lực như phim ảnh, sách báo, game bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng..).
Các nghiên cứu về BLHĐ cho thấy BLHĐ đã và đang để lại những hậu quả nặng nềvới HS, gia đình, nhà trường và xã hội. Không ít vụ BLH với hậu quả nghiêm trọng đã gây ra tâm lý hoang mang cho các bậc phụ huynh, học sinh và làm mất trật tự, kỷ cương ở địa phương và xã hội. Và những năm gần đây, BLH có chiều hướng gia tăng và phức tạp hơn, chủ yếu tập trung ở lứa tuổi học sinh cuối cấp THCS và THPT.
Đặc biệt, đáng nói khi xảy ra BLHĐ, dư luận xã hội thường hay quy trách nhiệm cho nhà trường và ngành giáo dục.Trong khi đó vai trò của gia đình và xã hội quan trọng không kém lại không được đề cập thỏa đáng.
Giúp HS nhận biết hậu quả nghiêm trọng của BLHĐ
Có thể nói, với những hậu quả nặng nề thì BLHĐ đã trở thành nỗi lo của toàn xã hội. Để tìm ra những nguyên nhân, giải pháp nhằm hạn chế, loại bỏ bạo lực học đường - đang rất cần sự chung tay của gia đình, xã hội với nhà trường. BLHĐ là vấn đề không thể phó mặc hoàn toàn cho ai, hay "chân kiềng" nào.
Xung quanh vấn đề này, từ 14h30 ngày 24/12, Báo Giáo dục & Thời đại tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề: Phối hợp gia đình - nhà trường - xã hội giáo dục toàn diện học sinh.
Hai khách mời của chương trình giao lưu trực tuyến là:
PGS.TS - Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Võ Kỳ Anh;
TS tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh - Giám đốc Học viện Thành công (Hà Nội)
Những suy nghĩ, quan điểm, kinh nghiệm phòng chống BLHĐ sẽ được chuyển đến bạn đọc.
Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi câu hỏi về chương trình để cùng trò chuyện, trao đổi với các khách mời của Báo GD&TĐ.
Đức Trí
Theo giaoducthoidai
Phương thức hoạt động của NHCSXH hoàn toàn phù hợp thực tiễn Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Tấn Dũng nhấn mạnh hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội đã khẳng định phương thức quản lý và mô hình tổ chức quản trị, điều hành, tác nghiệp của NHCSXH là hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta. Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị....