Tín dụng bất động sản đang được Nhà nước quản lý hiệu quả
Đây là nhận định của các chuyên gia kinh tế, tài chính, diễn giả tại Hội thảo “Xu hướng và cơ hội đầu tư bất động sản (BĐS) năm 2019″ diễn ra sáng ngày 11/12, tại TP. Hồ Chí Minh.
Tín dụng bất động sản được quản lý hiệu quả
Ông Vũ Văn Phấn, Phó cục trưởng, Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (TTBĐS), Bộ Xây dựng nhìn nhận, chính sách tín dụng BĐS hiện đang được ngân hàng kiểm soát hiệu quả, dự nợ tín dụng đang ở mức cho phép, lãi suất được duy trì tương đối ổn định, các tổ chức tín dụng đang thực hiện lộ trình hạn chế dần cho vay đối với lĩnh vực BĐS.
Ông Vũ Văn Phấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản – Bộ Xây dựng
Vai trò chỉ đạo, quản lý Nhà nước đối với TTBĐS ngày càng được chú trọng, các công cụ kiểm soát thị trường (chính sách thuế, tín dụng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chủ trương đầu tư các dự án…) vẫn đang được tiếp tục phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp (DN) kinh doanh BĐS sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức theo lộ trình kiểm soát tín dụng BĐS, từ ngày 1/1/2019, các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng 40% nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, thay vì mức 45% như năm 2018.
Phân tích về tác động lộ trình giảm dần nguồn tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh ( HoREA) – cho rằng, van tín dụng cho vay BĐS đang hẹp dần cũng tạo ra mặt tích cực là tạo áp lực buộc các DN BĐS phải “trở mình” để tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung khác, trong đó có việc tự nâng cao năng lực tài chính, tăng vốn chủ sở hữu để tăng cường nội lực, đảm bảo hiệu quả kinh doanh, minh bạch trong quản trị DN… để có thể tiếp cận các nguồn vốn khác thay thế.
Ngoài ra, từ đầu tháng 12/2018, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trở lên của tất cả 31 ngân hàng thương mại đều tăng để cơ cấu lại nguồn vốn và đáp ứng tiêu chuẩn an toàn tín dụng. Trong đó, có đến 11 ngân hàng có mức lãi suất huy động tiết kiệm từ 8 – 8,6%/năm tác động làm tăng mặt bằng lãi suất cho vay đối với DN, nhà đầu tư và cả người mua nhà.
Các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý, doanh ngiệp thảo luận, trao đổi về xu hương và cơ hội đầu tư bất động sản năm 2019 tại hội thảo
Video đang HOT
Từ góc độ DN, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa cũng rằng, khó khăn lớn nhất của thị trường BĐS năm 2019 sẽ là về tín dụng BĐS. Hiện các ngân hàng đang thu hồi các khoản cho vay BĐS. Đây không chỉ là khó khăn của DN mà còn là khó khăn của người mua nhà. Hiện lãi suất cho vay đã tăng 0,5%/năm và dự kiến sang năm 2019 sẽ tiếp tục tăng, vì dự kiến năm 2019 là năm về lãi suất chứ không phải là năm về BĐS. Tuy nhiên, việc hạn chế tín dụng vào thị trường BĐS cũng là việc làm cần thiết để thị trường BĐS phát triển ổn định vì thị trường BĐS nóng trong vài năm gần đây, nếu tiếp tục phát triển nóng thì sẽ nguy hiểm cho nền kinh tế.
Không có “bong bóng bất động sản” năm 2019
Ông Vũ Văn Phấn – cho hay, theo kinh nghiệm của các nước cũng như ở nước ta trong những năm qua “bong bóng” BĐS thường chỉ xảy ra khi hội tụ các yếu tố như: kinh tế vĩ mô không ổn định, tăng trưởng nóng; các thị trường đầu tư khác không ổn định, kém hấp dẫn; nguồn cung các loại sản phẩm BĐS bị hạn chế, quá thiếu so với nhu cầu; chính sách tài chính, tín dụng bất động sản bị buông lỏng, nguồn vốn đổ vào TTBĐS quá lớn; thiếu sự can thiệp kịp thời, hợp lý của Nhà nước.
Trên cơ sở đánh giá, dự báo các yếu tố có khả năng ảnh hưởng lớn đến TTBĐS, có thể dự báo TTBĐS 2019 tiếp tục phát triển ổn định, không có nguy cơ xảy ra “bong bóng bất động sản”. Nhưng thị trường có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tăng giá đất nền tại các khu vực có quy hoạch trở thành các đặc khu, các khu đô thị mới được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tình trạng sốt nóng cục bộ tại một số dự án nhà ở trong khu vực trung tâm đô thị có tiến độ thi công nhanh, hạ tầng đồng bộ, chủ đầu tư có uy tín, giá cả phù hợp.
Các chuyên gia kinh tế và bất động sản dự báo không có “bong bóng” bất động sản năm 2019
Nhằm tiếp tục bình ổn TTBĐS năm 2019, ông Vũ Văn Phấn đề xuất các bộ ngành cần sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về xây dựng, nhà ở, kinh doanh BĐS theo hướng cắt giảm tối đa các điều kiện, thủ tục đầu tư kinh doanh và bổ sung chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước có khó khăn về nhà ở.
Cần sớm nghiên cứu, sửa đổi bổ sung hoặc xây dựng mới chính sách thuế nhằm chống đầu cơ trong lĩnh vực BĐS, góp phần bình ổn TTBĐS, sử dụng hiệu quả đất đai. Hoàn thiện hệ thống thông tin về nhà ở và TTBĐS theo nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ để đưa vào khai thác, vận hành.
Đồng thời, tập trung triển khai, thực hiện nghiêm túc các giải pháp, nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/1/2017 để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới, trong đó Ngân sách Nhà nước cần sớm bố trí nguồn vốn cấp bù lãi suất cho 4 Ngân hàng thương mại để tiếp tục cho vay nhà ở xã hội.
Đối với các DN, các chủ đầu tư dự án BĐS phải tuân thủ và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án, sử dụng đất được giao đúng mục đích, đúng quy hoạch, thi công xây dựng đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng bảo vệ môi trường, nghiệm thu, bàn giao, kinh doanh, quản lý vận hành dự án đúng quy định.
Bên cạnh đó, DN BĐS phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước, trách nhiệm với khách hàng theo đúng những cam kết đã thỏa thuận và pháp luật quy định.
Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng với thế giới, nhiều hiệp định thương mại hợp tác song phương, đa phương đã và đang tiếp tục được ký kết, sẽ ngày càng có nhiều DN nước ngoài có tiềm lực mạnh, có nhiều kinh nghiệm sẽ tham gia đầu tư vào thị trường Việt nam, trong đó có lĩnh vực BĐS nên tính cạnh tranh của thị trường ngày càng khốc liệt.
TTBĐS tuy phải đối diện với nhiều thách thức trong năm 2019, nhưng các chuyên gia đều có những nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng của TTBĐS năm 2019. Nguồn cung sản phẩm và giao dịch trên TTBĐS dự báo cũng sẽ tăng trưởng trong năm 2019.
Thanh Minh
Theo congthuong.vn
HoREA: Xin không siết chặt tín dụng bất động sản vì sợ thị trường có thể sốc
Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho rằng chưa cần thiết áp dụng quy định thắt chặt tín dụng kể từ ngày 1/1/2019.
Theo HoREA việc siết tỷ lệ từ 45% về 40% sẽ khiến cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người tiêu dùng trên thị trường bất động sản thu hẹp cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Lý do được đưa ra là tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm 2018 đạt khoảng 9% chỉ bằng hơn một nửa so với chỉ tiêu 17% cả năm 2018. Tăng trưởng tín dụng bất động sản rất thấp, chỉ đạt 4,55% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây.
HoREA cũng phân tích cho quan điểm của mình, doanh nghiệp bất động sản hoạt động kinh doanh cần nguồn vốn trung hạn, dài hạn. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp bất động sản phụ thuộc rất lớn vào nguồn vay tín dụng ngân hàng, và nguồn vốn huy động trước từ khách hàng, mà phần lớn khách hàng cũng vay ngân hàng để mua nhà.
Thế nhưng do nguồn vốn huy động tiết kiệm ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, nên các ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của thị trường bất động sản.
Một điều nữa là việc tìm kiếm nguồn vốn thay thế từ các quỹ đầu tư bất động sản và thị trường chứng khoán vẫn chưa khả quan. Đến nay, bên cạnh vài quỹ đầu tư tài chính nước ngoài, cả nước mới chỉ có một Quỹ đầu tư bất động sản là TCREIT thuộc Techcombank với số vốn điều lệ rất nhỏ chỉ có 50 tỷ đồng.
Một thực tế đang tồn tại là các quỹ đầu tư chưa huy động được nguồn vốn nhàn rỗi còn rất lớn trong nước và cũng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn rất lớn của thị trường bất động sản.
Do đó, HoREA quan ngại rằng, nếu quá siết chặt tín dụng bất động sản, thị trường có thể bị sốc.
Cho nên, HoREA đã gửi công văn kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cho phép các tổ chức tín dụng được sử dụng tối đa 45% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.
Trong công văn nêu rõ việc thực hiện Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước, được sử dụng tối đa 60% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn. Hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh bất động sản là 150%.
Các năm 2016-2017 các ngân hàng thương mại được sử dụng tối đa lần lượt là 60-50% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn. Năm 2018 chỉ còn 45%. Hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh bất động sản là 200%.
Từ khi có thông tin Ngân hàng Nhà nước mạnh tay siết chặt tín dụng vào thị trường bất động sản vào đầu năm 2019, thị trường có dấu hiệu giảm tốc cho thấy các doanh nghiệp đang sắp phải đối mặt với thách thức lớn
Trái ngược với quan điểm của HoREA, các chuyên gia tài chính ủng hộ siết tín dụng bất động sản với lộ trình như hiện nay và cho rằng là cần thiết.
Theo các chuyên gia, trong giai đoạn 2014-2017 và đầu năm 2018 bất động sản đã liên tục có nhiều biểu hiện tăng trưởng nóng, các cơn sốt đất liên tục với diễn biến khó lường và thị trường đầu cơ phát triển ngoài tầm kiểm soát.
Minh Anh
Theo thuonggiaonline.vn
Hạn chế tín dụng vào thị trường bất động sản: Cơ hội tái cấu trúc doanh nghiệp Trước thách thức về việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện lộ trình hạn chế tín dụng vào thị trường bất động sản gây nhiều khó khăn, HoREA cho rằng, đây cũng chính là cơ hội để tái cấu trúc doanh nghiệp. Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), hiện các doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM đang đứng trước thách...