Tin COVID-19 sáng 5-4: Vắc xin có phòng được Omicron? F0 khỏi bệnh bao lâu thì tiêm vắc xin?
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa cho biết tiêm vắc xin cho người mắc COVID-19 (kể cả trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi) sau khi khỏi bệnh 3 – 6 tháng.
Bệnh viện điều trị COVID-19 ở Hà Nội – Ảnh: NAM TRẦN
Về vấn đề mua vắc xin cho trẻ em từ 5-11 tuổi, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thông tin, thời gian qua dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng, chúng ta đã có cơ chế ngoại giao vắc xin tốt.
Hiện bộ đang có những điều chỉnh về số lượng mua vắc xin trước khi trình lên Chính phủ và Thủ tướng, vừa mua đủ số lượng vắc xin để đảm bảo tiêm chủng, vừa tiếp nhận lượng vắc xin viện trợ để tiêm kịp thời cho trẻ em theo đúng quy định.
Bộ Y tế cũng giao Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương chủ trì, phối hợp với Cục Y tế dự phòng báo cáo đề xuất chủng loại, số lượng vắc xin viện trợ từ Úc, bảo đảm khoảng thời gian giữa thời điểm nhận vắc xin và hạn sử dụng ghi trên lọ vắc xin còn tối thiểu là 30 ngày kể từ ngày bắt đầu nhập về Việt Nam.
Hai đơn vị đều đã thống nhất sẽ đưa vắc xin về đến Việt Nam sớm nhất để tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Dự kiến sẽ đưa được lô vắc xin Moderna đầu tiên để tiêm cho trẻ em về đến Việt Nam vào ngày 10-5.
Tại TP.HCM, ngày 4-4, UBND TP đã ban hành kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn. Dự kiến có hơn 898.000 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi sinh sống, học tập trên địa bàn cần tiêm chủng. Trong đó, có hơn 880.000 trẻ đi học và hơn 12.800 trẻ đang nuôi dưỡng ở cơ sở bảo trợ xã hội và trẻ chưa đi học.
Theo lộ trình, TP dự kiến bắt đầu tổ chức tiêm ngay sau khi được Bộ Y tế cung ứng vắc xin, phấn đấu hoàn thành trước tháng 9-2022.
TP.HCM tiêm vắc xin tại nhà – Ảnh: DUYÊN PHAN
95% ca mắc chủng Omicron BA.2, tiêm vắc xin có hiệu quả?
Theo nghiên cứu quốc tế mới công bố, tiêm đủ 2 mũi vắc xin Pfizer có hiệu quả 68% trong việc ngăn ngừa nhập viện vì biến thể Omicron.
Ở nhóm người 12-18 tuổi, tiêm chủng có hiệu quả 92% chống lại việc nhập viện với biến thể Delta, tỉ lệ này giảm xuống còn 40% với biến thể Omicron.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vắc xin tỏ ra rất có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh chuyển nặng, cụ thể tiêm chủng có hiệu quả 96% trong việc ngăn ngừa bệnh nặng nếu mắc chủng Delta và 79% nếu mắc chủng Omicron.
Tại Việt Nam, qua nghiên cứu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, có đến 95% ca mắc COVID-19 (được giải trình tự gene ngẫu nhiên) ghi nhận từ 25 tỉnh thành phía Bắc đến điều trị tại bệnh viện trong tháng 3 vừa qua đều mắc BA.2, dòng biến thể phụ của Omicron. Cho đến nay, đã có gần 10 triệu người Việt mắc COVID-19.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Yêu cầu thu hồi 2 loại thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng độ 2
Cục Quản lý dược vừa có quyết định thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam và thu hồi toàn bộ các lô thuốc đối với thuốc B-Comene, SĐK VN-18188-14 do Công ty Zhangjiakou Kaiwei sản xuất, Công ty China National Pharmaceutical Foreign Trade Corporation Ltd (Sino-Pharm) đứng tên đăng ký. Lý do là 2 lô thuốc trên không đạt tiêu chuẩn chất lượng mức độ 2 theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý dược cho biết sẽ ngừng nhận hồ sơ cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong thời hạn 1 năm kể từ ngày ký ban hành quyết định này đối với các thuốc và nguyên liệu làm thuốc do Công ty Zhangjiakou Kaiwei và Công ty China National Pharmaceutical Foreign Trade Corporation Ltd (Sino-Pharm) sản xuất và/hoặc đứng tên đăng ký.
Yêu cầu 2 công ty phối hợp với công ty nhập khẩu thuốc gửi thông báo thu hồi toàn bộ các lô thuốc tiêm B-Comene, SĐK VN-18188-14 đang lưu hành trên toàn quốc tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng thuốc tiêm B-Comene, gửi báo cáo thu hồi về Cục Quản lý dược trong vòng 18 ngày.
Tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại thành phố Đà Nẵng – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Tại sao mã QR hộ chiếu vắc xin chỉ có thời hạn 12 tháng?
Theo thông tin của Bộ Y tế, người dân đã tiêm vắc xin, khai báo chính xác thông tin và đã được các cơ sở tiêm chủng nhập dữ liệu lên hệ thống, xác thực đúng thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được cấp “hộ chiếu vắc xin” mà không phải thực hiện thủ tục gì thêm.
“Hộ chiếu vắc xin” sẽ được hiển thị trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, PC-COVID hoặc tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.
Ngoài ra, người dân có thể tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế bằng cách nhập các thông tin cơ bản bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, căn cước công dân, mã định danh cá nhân và thông tin để xác thực là ngày tiêm, mũi tiêm gần nhất.
Sau đó, khai báo địa chỉ email để nhận được hộ chiếu vắc xin. Những người dân chưa được cấp “hộ chiếu vắc xin” là do thiếu hoặc sai thông tin, cần liên hệ với cơ sở tiêm chủng để được bổ sung, cập nhật.
Về mã QR của “hộ chiếu vắc xin” hết hạn sau 12 tháng, Bộ Y tế cho biết thời hạn này là giải pháp kỹ thuật để bảo mật. Sau 12 tháng, người dân sẽ được thông báo, hệ thống tự khởi động mã QR khác.
Học sinh ở xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM được xét nghiệm COVID-19 để có thể đến trường từ ngày 20-10-2021 – Ảnh: T.B.
Tình hình dịch bệnh ở một số tỉnh thành
- Hà Nội tối 4-4 thông báo vừa ghi nhận 5.868 ca COVID-19 mới, giảm gần 500 ca so với ngày 3-4. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Long Biên (409); Hoàng Mai (350); Sóc Sơn (308); Đông Anh (297); Hà Đông (277). Cộng dồn số mắc tại Hà Nội từ ngày 29-4-2021 là 1.502.649 ca.
Hiện toàn thành phố chỉ còn 181.286 ca COVID-19 đang điều trị, theo dõi, trong đó có hơn 1.000 ca điều trị tại các bệnh viện; 156 ca điều trị tại cơ sở thu dung quận/huyện/thị xã và hơn 180.100 người theo dõi cách ly tại nhà. Ngày 3-4 ghi nhận 1 ca COVID-19 tử vong. Tổng số người tử vong do COVID-19 từ 27-4-2021 đến nay là 1.327 người.
- Ngày 4-4, Lào Cai có thêm 1.590 ca COVID-19, giảm 444 ca so với ngày 3-4. Như vậy, từ đầu tháng 4-2022 đến nay, số ca mắc mới tại Lào Cai đang có xu hướng giảm sâu (trung bình giảm xấp xỉ 350 ca/ngày) sau khi đạt đỉnh với trên 4.800 ca mắc/ngày vào trung tuần tháng 3-2022. Tính đến ngày 4-4, Lào Cai đã có 160.630 ca COVID-19 khỏi và đang được cách ly, điều trị. Lào Cai đã có 39 người tử vong, chiếm 0,024%.
- Tính đến trưa 4-4, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh không còn địa phương ở cấp độ 4, tương đương với màu đỏ (nguy cơ rất cao). Cụ thể, trên địa bàn tỉnh hiện có 46 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 1; 21 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 2; 59 xã, phường, thị trấn cấp độ 3.
Từ 6h ngày 3-4 đến 6h ngày 4-4, tỉnh ghi nhận 493 ca COVID-19, trong đó có 400 ca trong cộng đồng, giảm 242 ca so với ngày trước đó. Đây là ngày ghi nhận số ca COVID-19 thấp nhất từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh đã tiêm hơn 3,3 triệu liều vắc xin COVID-19. Tỉ lệ người trên 18 tuổi được tiêm đủ mũi là 98,2%.
Những thứ lá gì phòng ngừa cảm cúm đang bán hút hàng khi F0 tăng mạnh ở Đắk Lắk?
Xông lá là bài thuốc quen thuộc được dân gian sử dụng để phòng ngừa và điều trị các bệnh cảm cúm thông thường.
Gần đây, phương pháp xông lá truyền thống còn được nhiều người áp dụng phòng, điều trị COVID-19. Khi F0 tăng mạnh, rất nhiều người tìm mua lá xông để phòng, điều trị bệnh.
Sau hai lần xét nghiệm khẳng định bị mắc COVID-19, anh N.V.T. (ở phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) được cho điều trị tại nhà vì đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Bộ Y tế.
Biện pháp để chống lại SARS-CoV-2 là tiêm vắc xin phòng COVID-19, kết hợp tuân thủ 5K của ngành y tế.
Ngoài tuân thủ phác đồ điều trị của ngành y tế, anh T. còn nhờ người thân mua gừng cùng các loại lá như: lá sả, lá chanh, lá tía tô, lá hương nhu, lá bưởi, lá kinh giới... để nấu nước xông 1 - 2 lần/ngày.
Anh T. cho hay, chưa biết xông lá có trị được COVID-19 hay không, nhưng sau khi áp dụng anh thấy mũi đỡ nghẹt hơn, người cũng nhẹ hẳn nhờ ra nhiều mồ hôi. Bên cạnh đó, anh cũng tăng cường uống nhiều nước, vitamin C và tập các động tác thể dục nhẹ nhàng trong nhà.
Lá xông được nhiều người sử dụng để phòng ngừa, điều trị COVID-19
Dù không có liên quan đến yếu tố dịch tễ COVID-19 song chị Lê Thị Oanh (phường Thành Nhất, TP. Buôn Ma Thuột) cũng hay mua lá xông về xông để phòng bệnh.
Nhất là những ngày gần đây, số ca F0 tăng cao, phần lớn không rõ nguồn lây nên cứ thấy trong người mệt là chị Oanh lại mua lá về xông nhằm ngăn ngừa dịch bệnh.
Chị Oanh cho biết, trước đây chỉ xông khi bị cảm cúm thông thường, nhưng từ khi COVID-19 xuất hiện, nhiều người truyền tai nhau về phương pháp xông lá giúp giảm các triệu chứng nghẹt mũi, giảm xung huyết niêm mạc mũi, giúp người xông có cảm giác thoải mái.
Dẫu chưa biết chính xác xông lá có ngăn ngừa được COVID-19 không, nhưng chị Oanh vẫn áp dụng cho... an tâm.
Do nhu cầu người dùng tăng cao nên các loại lá xông được bày bán ở nhiều khu chợ truyền thống thường xuyên "cháy" hàng.
Những tiểu thương trước đây chỉ chuyên bán rau củ quả nay cũng bán thêm lá xông phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.
Một tiểu thương bán rau củ tại chợ Phan Đình Phùng (phường Thành Nhất, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, khách mua lá xông khá nhiều trong những ngày gần đây.
Mỗi ngày, chị bán khoảng 200 bó lá xông, có thời điểm lên đến 500 bó/ngày do khách mua để gửi vào TP. Hồ Chí Minh.
Giá mỗi bó lá xông bán lẻ dao động từ 8.000 - 10.000 đồng/bó. Không chỉ tìm mua lá xông ở chợ truyền thống, nhiều người còn lên "chợ mạng" tìm mua lá xông thảo dược đã sấy khô cho tiện sử dụng, dễ bảo quản, có thể xông, tắm, gội đầu...
Trước tình trạng nhiều người đổ xô đi mua lá xông để phòng, điều trị bệnh COVID-19, các chuyên gia y tế khuyến cáo, không nên lạm dụng phương pháp xông lá vì dễ làm cơ thể mất nước, suy nhược.
Nguyên liệu dùng để xông phải được lựa chọn kỹ, hạn chế xông trực tiếp vào người, đặc biệt là trẻ nhỏ, người có tiền sử động kinh, sốt co giật hay bị dị ứng với tinh dầu.
Khi bị mắc COVID-19, người dân cần tuân thủ phác đồ điều trị cũng như hướng dẫn của bác sĩ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng, vận động cơ thể qua các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Đặc biệt, người bệnh cần giữ được tinh thần lạc quan, thoải mái để sớm vượt qua dịch bệnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế: Người dân chỉ nên mua kit test COVID-19 khi cần, dùng đến đâu mua đến đó Trước tình hình kit test COVID-19 khan hiếm, tăng giá thời gian qua, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý đối với người dân: "Chỉ nên mua kit test nhanh COVID-19 khi cần, dùng đến đâu mua đến đó". Năm 2022 dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp Chiều 3/3, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo ngay sau khi Thủ...