Tin chứng khoán 5/12: Lên sàn với định giá 1.400 tỷ đồng, Cienco4 có gì?
Ngày 10/12 tới, 100 triệu cổ phiếu C4G của Tập đoàn Cienco4 sẽ lên sàn UPCoM với giá tham chiếu 14.000 đồng/cổ phiếu. Ngoài mảng xây dựng và đầu tư hạ tầng giao thông, Cienco4 cho biết sẽ mở rộng sang kinh doanh bất động sản, với tham vọng sắp tới là xây dựng dự án Khu công nghiệp – Đô thị Hemaraj có tổng mức đầu tư 1 tỷ USD.
Lên sàn với định giá 1.400 tỷ đồng, Cienco4 có gì?
Sắp lên sàn, Cienco4 có gì?
Theo thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), 100 triệu cổ phiếu C4G của Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 sẽ chính thức giao dịch trên sàn UPCoM vào thứ Hai, ngày 10/12/2018. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 14.000 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, ngay khi lên sàn, Cienco4 sẽ đạt giá trị vốn hóa 1.400 tỷ đồng.
Cienco4 tiền thân là Tổng công ty Xây dựng công trình miền Trung trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, sau đổi tên thành Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4. Sau khi tư nhân hóa, công ty này tiếp tục được đổi tên thành Tập đoàn Cienco4.
Tính đến hết ngày 25/10/2018, Cienco4 có 3 cổ đông lớn. Trong đó, cổ đông lớn nhất là Công ty Cổ phần New Link với tỷ lệ sở hữu 20,75%, tiếp đến là Công ty TNHH Đầu tư Thượng Hải với tỷ lệ sở hữu 14,13% và Công ty Cổ phần Xây dựng Dũng Hưng với tỷ lệ sở hữu 10,9%.
Tổng cộng, 3 cổ đông lớn này sở hữu tới 45,78% cổ phần Cienco4.
Hiện Chủ tịch HĐQT Cienco4 là ông Nguyễn Văn Tuân. Tổng giám đốc kiêm Phó Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Tuấn Huỳnh.
Cienco4 có 2 công ty con là Công ty Cổ phần Đầu tư Cienco4 Land (vốn điều lệ đăng ký là 100 tỷ đồng, vốn điều lệ thực góp là gần 10,6 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu 68,88%) và Công ty Cổ phần Green Tea Islands (vốn điều lệ đăng ký 10 tỷ đồng, vốn điều lệ thực góp 7,2 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu 100%).
Tập đoàn này có nhiều công ty liên doanh, gồm: Công ty Cổ phần 414 (sở hữu 49%), Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư 415 (sở hữu 35%), Công ty Cổ phần 407 (sở hữu 49%), Công ty Cổ phần 412 (sở hữu 35%), Công ty Cổ phần 422 (sở hữu 49%), Công ty Cồ phần 499 (sở hữu 49%), Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục 2 (sở hữu 31,3%).
Cùng với đó là các liên doanh: Công ty TNHH BOT Cầu Yên Lệnh (sở hữu 50%), Công ty TNHH Hai thành viên BOT Quốc lộ 1A Cienco4 – TCT 319 (sở hữu 51%), Công ty TNHH BOT Thái Nguyên Chợ Mới (sở hữu 49,31%).
Hoạt động đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông là hoạt động kinh doanh chính của Cienco4. Cienco4 cho biết công ty đã làm chủ hầu hết các công nghệ thi công trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông.
Video đang HOT
Các công nghệ tiêu biểu gồm: Công nghệ thi công hầm qua núi NATM thi công tại Dự án cao tốc Đà Nẵng Quảng Ngãi; Công nghệ thi công cầu dây văng tại công trình Cầu Phước Khánh thuộc gói thầu J3 – Dự án cao tốc Bến Lức Long Thành; Công nghệ thi công hầm Metro tại Dự án đường sắt đô thị Bến Thành Suối Tiên; Công nghệ thi công cầu cảng biển tại Dự án Đầu tư xây dựng công trình Cảng Vissai, tỉnh Nghệ An và dự án Dự án Đầu tư xây dựng tổng kho xăng dầu DKC, tỉnh Nghệ An; thi công Khu công nghiệp…
Hoạt động kinh doanh đầu tư các dự hạ tầng giao thông cũng là mảng kinh doanh quan trọng của Cienco4, phần nào tạo lên tên tuổi của doanh nghiệp này.
Hiện Cienco4 đã thực hiện đầu tư các dự án giao thông theo hình thức BOT, BT trên khắp cả nước và đang trong giai đoạn thu hồi vốn và đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Các dự án BOT của Cienco4 đang được thu phí qua Trạm thu phí cầu Yên Lệnh – Hưng Yên, Trạm thu phí cầu Bến Thủy I, II – Nghệ An, Trạm thu phí Hoàng Mai – Nghệ An. Riêng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Kạn) và nâng cấp, mở rộng QL3 đoạn Km75-Km100, Cienco4 đã hoàn thành và đang triển khai thu phí hoàn vốn.
Ngoài ra, Cienco4 cũng kinh doanh cho thuê văn phòng thương mại và khu nghỉ dưỡng.
Các văn phòng thương mại và khu nghỉ dưỡng mà tập đoàn này vận hành và đang xây dựng có thể kể đến như Tòa nhà 29-Quang Trung – TP. Vinh; Tòa nhà công vụ tại ngõ 1043, đường Giải Phóng, TP. Hà Nội; Khu nhà hạt quản lý tuyến tránh TP. Vinh; Tòa nhà Cienco4 Tower tại số 180 đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP. HCM; Văn phòng đại diện miền nam tại số 116 đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh, TP. HCM; Dự án khu nghỉ dưỡng Cầu Cau tại Thanh Chương – Nghệ An; Dự án khu đô thị Long Sơn 1,2,3,4 tại Nghĩa Đàn, Nghệ An.
Phía Cienco4 cho biết tập đoàn có định hướng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực đầu tư bất động sản tập trung tại Nghệ An. Trong đó, tiêu biểu nhất là dự án Khu công nghiệp – Đô thị Hemaraj, liên kết với tập đoàn Hemaraj Thái Lan có tổng mức đầu tư xấp xỉ 1 tỷ USD.
6 tháng đầu năm 2018, Cienco4 đạt doanh thu hợp nhất 1.175 tỷ đồng, trong đó 89% là doanh thu hợp đồng xây dựng. Lợi nhuận trước thuế đạt trên 80 tỷ đồng.
Năm 2017, lợi nhuận trước thuế của Cienco4 đạt 159 tỷ đồng, giảm 17,8% so với năm 2016.
Tính đến hết ngày 30/6/2018, tổng tài sản của Cienco 4 ở mức 7.408 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 1.119 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả lên đến 6.289 tỷ đồng (gấp 5,6 lần vốn chủ sở hữu). Tổng nợ vay (chủ yếu là vay ngân hàng) của Cienco4 ở mức 4.063 tỷ đồng.
VN-Index rung lắc nửa đầu phiên 5/12?
Phiên 4/12, chỉ số VN-Index tiếp tục tăng với mức tăng 7,25 điểm, tương đương 0,76% lên mức 958,84 điểm.
Các mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số VN-Index là VHM, VNM và VRE với mức đóng góp lần lượt là 2,78, 1,03 và 0,82 điểm tăng. Ngược lại, các mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số là SAB, VCB và CTG khi lấy đi của chỉ số lần lượt 0,39, 0,29 và 0,19 điểm.
Về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu bất động sản tăng 1,97% nhờ diễn biến tích cực của VHM, VRE và KBC khi tăng lần lượt 5,5%, 4,3% và 2,3%. Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng tăng 1,35% nhờ việc tăng điểm của BVS, HCM và SBS.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu dầu khí giảm 0,51% do việc các cổ phiếu đầu ngành như GAS, PLX và PVD giảm điểm.
Theo nhìn nhận của Công ty Chứng khoán Bảo Việt, sau phiên tăng điểm ngày 4/12, chỉ số VN-Index đã chạm vùng kháng cự 958-964 điểm. Do đó, trong nửa đầu phiên kế tiếp, thị trường có thể gặp phải áp lực rung lắc điều chỉnh trước khi hồi phục trở lại nhờ sự dân dắt của nhóm cổ
phiếu ngân hàng.
Thanh Long
Theo Trí Thức Trẻ
Một tuần đáng sợ, tỷ phú Phương Thảo chủ Vietjet Air vẫn bám trụ
CEO nữ hãng hàng không Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo tiếp tục gặt hái những thành công và chứng kiến túi tiền ổn định cho dù vừa trải qua một vài tuần lễ mà thị trường chứng khoán chịu nhiều áp lực.
Sau những phiên đầu tuần chịu áp lực cao, cổ phiếu VJC của VietJet đã có 2 phiên tăng khá mạnh với lượng giao dịch lớn, trên dưới 1 triệu đơn vị mỗi phiên. Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hiện có túi tiền 2,6 tỷ USD, giảm khá nhiều so với mức kỷ lục 3,5 tỷ USD nhưng sự hấp dẫn đang dần trở lại của cổ phiếu này.
Sức hấp dẫn của thị trường hàng không Việt Nam đang kéo các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Trong tuần qua, Văn phòng Chính phủ cho biết đã gửi Bộ GTVT văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH MTV hàng không Vietstar.
Đây là một diễn biến tích cực nữa trên thị trường hàng không sau khi hãng hàng không Bamboo Airways của tỷ phú Trịnh Văn Quyết chính thức nhận giấy phép bay hôm 12/11 với sự đồng thuận cao từ đại diện các bộ, ngành.
Với sự xuất hiện của các hãng hàng không mới, thị trường hàng không Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, với dân số đông, địa hình chia cắt và tỷ lệ người dân di chuyển bằng đường hàng không vẫn còn khá thấp... và vị thế số 1, VJC của nữ tỷ phú Phương Thảo vẫn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Triển vọng kinh doanh của VJC được đánh giá vẫn rất sáng sủa trong năm 2018 và cả 2019 khi mà giá dầu thế giới tụt giảm mạnh xuống đáy 14 tháng, đang hướng về ngưỡng 50 USD/thùng và được dự báo sẽ còn đứng ở mức thấp trong thời gian tới.
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.
CEO nữ hãng hàng không Vietjet gần đây tiếp tục đánh cược mạnh hơn vào lĩnh vực đầy tiềm năng bất chấp những biến động và rủi ro khôn lường trên thị trường. Sức nóng của các sân bay hấp dẫn "nữ hoàng" châu Á này.
Hãng hàng không VietJet tiếp tục ký kết những hợp đồng mua bán máy bay khủng. Ngày 3/11, VietJet và Tập đoàn chế tạo máy bay châu Âu Airbus đã ký kết hợp đồng đặt mua 50 tàu bay A321neo trị giá 6,5 tỷ USD nhằm hoàn thiện Biên bản ghi nhớ (MOU) được 2 bên ký kết tại Farnborough (Anh quốc) vừa qua.
VietJet cũng ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về dịch vụ dài hạn bảo dưỡng động cơ với công ty CFM International trị giá 5,3 tỷ USD. Hợp đồng bảo dưỡng giúp VietJet nâng cao độ an toàn đối với các chuyến bay.
Đây là một bước đi mạnh mẽ khác cho thấy tham vọng mở rộng thị phần và giữ vững vị trí số 1 tại thị trường hàng không Việt Nam của bà Nguyễn Thị Phương Thảo sau khi VietJet của nữ tỷ phú này ký hợp đồng mua 100 máy bay Boeing 737 giá 12,7 tỷ USD hồi giữa tháng 7/2018 tại triển lãm hàng không Farnborough diễn ra ở miền Nam nước Anh.
VietJet có kết quả kinh doanh quý 3 khá ấn tượng với doanh thu tăng hơn gấp đôi nhờ tăng cường thêm đội tàu bay mới va mở thêm nhiều đường bay quốc tế. Tỷ trọng doanh thu quốc tế chiếm trên 50%. Lợi nhuận sau thuế quý 3 cũng tăng hơn gấp đôi lên gần 1,1 ngàn tỷ đồng.
Lợi nhuận tăng cao một phần do tiết kiệm nhiên liệu nhờ máy bay mới và nạp nhiên liệu tại thị trường nước ngoài với giá thấp hơn.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Ảnh: Phạm Hải).
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo đánh cược lớn vào 2 lĩnh vực sôi động tại Việt Nam là hàng không và ngân hàng với cú thâu tóm 2 ngân hàng, mua hơn 200 máy bay. Lợi nhuận của các doanh nghiệp về tay bà Thảo đều tăng mạnh nhờ những tính toán hợp lý như tối ưu hóa chi phí đầu vào cũng như những hợp đồng lớn, mua về bán lại và cho thuê tàu bay.
Bên cạnh VJC và HDB của bà Thảo, hàng loạt các cổ phiếu ngân hàng và bất động sản khác cũng đang tăng trở lại.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), thanh khoản vẫn đứng ở mức thấp. VN-Index mất mốc 930 điểm. Tuy nhiên, một vài cổ phiếu trụ cột trên thị trường tiếp tục tăng điểm như: Vinamilk, của bà Mai Kiều Liên, VietJet Air của bà Phương Thảo, Vietinbank, Thế Giới Di Động của ông Nguyễn Đức Tài...
Tín hiệu tích cực nhất có lẽ đến từ khối ngoại. Khối này mua ròng phiên thứ 5 liên tiếp.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.
Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, trong phiên hôm nay, thị trường có thể điều chỉnh về vùng 918-923 điểm. Phản ứng hồi phục được kỳ vọng sẽ xảy ra tại vùng này.
Theo FPTS, những rung lắc mạnh hoặc hiệu chỉnh có thể sẽ là diễn biến chủ đạo của phiên cuối tuần. Nhà đầu tư nên thận trọng với việc mở vị thế mua mới. Giao dịch liên tục sẽ chỉ dành cho nhà đầu tư chịu mức rủi ro cao và đã có sẵn vị thế tại những cổ phiếu đang biến động độc lập với thị trường chung.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/11, VN-Index giảm 3,41 điểm xuống 926,79 điểm; HNX-Index tăng 0,07 điểm lên 104,17 điểm. Upcom-Index tăng 0,14 điểm lên 52,29 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 160 triệu đơn vị, trị giá 4,1 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Theo vietnamnet.vn
Trần Bắc Hà hư thực lời đồn: Náo động tỷ USD, cuối đời xộ khám Ông Trần Bắc Hà - cựu chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV là một trong số rất ít các đại gia trong lĩnh vực ngân hàng nhưng nổi tiếng rộng khắp và có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính Việt Nam. Ông trùm và biến động tỷ USD Ngành ngân hàng Việt Nam chứng kiến khá nhiều tên tuổi nổi...