Tin buồn về app ‘cứu thế giới’ của Apple và Google
Hệ thống theo dõi tiếp xúc phục vụ kiểm soát dịch Covid-19 được phát triển bởi 2 ông lớn công nghệ không tương thích trên các thiết bị điện thoại đời cũ.
Ngày 10/4, hai “kỳ phùng địch thủ” Apple và Google cùng bắt tay phát triển một giải pháp hỗ trợ chống dịch Covid-19 bằng việc theo dõi điện thoại người dùng thông qua hệ thống có tên là Contact Tracing (theo dõi tiếp xúc).
Theo đó, nền tảng sử dụng kết nối Bluetooth tầm ngắn để thiết lập mạng lưới theo dõi các thiết bị smartphone gần nhau, dữ liệu sẽ tích hợp trong ứng dụng được tổ chức y tế phê duyệt. Khi nhiễm Covid-19, người dùng có thể báo cáo để ứng dụng cảnh báo những người khác nếu từng tiếp xúc gần với đối tượng nhiễm bệnh.
Mô hình hoạt động của Contact Tracing. Ảnh: Google, Apple.
Apple và Google đã thiết kế một hệ thống hướng tới đông đảo người dùng nhất có thể và cố gắng bảo vệ quyền riêng tư cá nhân. Số người sử dụng hệ điều hành Android và iOS hiện khoảng 3,5 tỷ người. Đây là một mạng lưới tiềm năng cho công cuộc theo dõi và kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Video đang HOT
Điều đáng tiếc là công nghệ này sẽ không thể phổ biến tới tất cả người dùng điện thoại trên toàn thế giới. Ứng dụng Contact Tracing yêu cầu điện thoại có phần mềm và chip Bluetooth tiên tiến. Trong khi đó rất nhiều điện thoại, smartphone, đặc biệt là những dòng phát hành 5 năm trở về trước không đáp ứng được.
Các nhà phân tích tại Counterpoint Research cho biết một phần tư tổng số smartphone trên toàn thế giới không có loại chip Bluetooth năng lượng thấp. Đây là loại chip giúp người dùng có thể bật kết nối không dây liên tục mà không làm hết pin điện thoại.
Hơn 1,5 tỷ người vẫn dùng những chiếc điện thoại di động cơ bản, không chạy hệ điều hành iOS hay Android. Nhóm người dùng này chủ yếu bao gồm người già, người nghèo, đây cũng là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch Covid-19.
“Gần 2 tỷ người sẽ không được hưởng lợi từ sáng kiến này. Hầu hết họ là những đối tượng có thu nhập thấp và cũng là nhóm dễ bị lây nhiễm virus hơn”, Neil Shah, chuyên gia phân tích của Counterpoint nói.
Đại dịch Covid-19 có dấu hiệu lây lan nhanh hơn trên nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người nghèo, người già.
Theo số liệu từ cơ quan quản lý truyền thông Ofcom, năm 2019 ở Anh có 80% người trưởng thành sử dụng smartphone. Tuy nhiên ước tính chỉ khoảng 2/3 trong số này tương thích với Contact Tracing. Còn ở Ấn Độ, 60-70% thiết bị di động không đáp ứng được yêu cầu của ứng dụng.
Nhưng Counterpoint Research cũng đưa ra một ước tính lạc quan về khả năng tương thích của công nghệ này tại các thị trường phát triển như Mỹ, Anh và Nhật Bản.
“Việc Apple và Google cùng hợp tác sử dụng công nghệ Bluetooth để hỗ trợ các cơ quan chính phủ xác định cũng như ngăn chặn sự lây lan của virus corona là một bước đi đúng hướng”- ông Shah nhấn mạnh thêm.
Ann
Đây là app bản đồ thay thế Google Maps cho smartphone Huawei
Công ty công nghệ định vị TomTom của Hà Lan đã đạt thỏa thuận cung cấp ứng dụng bản đồ của họ cho các smartphone Huawei.
Đây là nước đi mới nhất của công ty Trung Quốc sau khi bị chính quyền Mỹ liệt vào danh sách đen vì lo ngại về an ninh quốc gia.
Sau khi Mỹ ban hành lệnh cấm, Google cũng rút giấy phép sử dụng Android cho những thiết bị mới của Huawei. Theo Reuters, điều đó đồng nghĩa những smartphone mới của công ty sẽ không có Play Store và các dịch vụ của Google, dòng flagship Mate 30 và Mate X là ví dụ.
Quyết định của Google buộc Huawei tự phát triển hệ điều hành riêng cho một số sản phẩm như TV, trong khi smartphone vẫn dùng Android nhưng cài sẵn các dịch vụ thay thế đến từ Huawei thay vì Google.
Trong khi một số ứng dụng hệ thống sẽ do Huawei phát triển, các ứng dụng phức tạp và cần nhiều dữ liệu như bản đồ sẽ chưa thể có trong tương lai gần, vì vậy Huawei đã ký hợp đồng với TomTom để cài đặt ứng dụng bản đồ của công ty này lên các smartphone mới của mình.
Xác nhận với Reuters, phát ngôn viên TomTom, Remco Meerstr cho biết thỏa thuận đã hoàn tất nhưng chưa được công bố chính thức, đồng thời không tiết lộ gì thêm.
Trước khi tập trung vào phần mềm và công nghệ định vị, TomTom cũng từng sản xuất phần cứng là máy định vị GPS song đã bán bộ phận này cho Bridgestone của Nhật Bản.
Theo VN Review
Sinh viên VN làm hàng chục app Android bẩn lên báo nước ngoài Theo Zdnet, một sinh viên tại Hà Nội đã làm ra 42 ứng dụng chèn quảng cáo và đẩy lên kho ứng dụng Google. Các nhà nghiên cứu của ESET - một công ty bảo mật có trụ sở ở Bratislava, Slovakia - đã theo dõi tác giả của làn sóng phần mềm chèn quảng cáo Android (adware). Họ phát hiện người này...