Tìm về nhà sau 17 năm bị lừa bán sang Trung Quốc
Sau 17 năm mất tích do bị lừa bán sang Trung Quốc, một phụ nữ trú tại tỉnh Quảng Nam đã tìm đường về nhà trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Chị Hồ Thị Hái tìm đường về nhà sau 17 năm bị lừa bán sang Trung Quốc
Gia đình chị Hồ Thị Hái (33 tuổi, người dân tộc Bhnoong, tại thôn 3, xã Phước Mỹ, H.Phước Sơn, Quảng Nam) đã trình báo việc chị trở về sau nhiều năm mất tích với cơ quan chức năng, đại tá Đào Quang, Trưởng Công an H.Phước Sơn (Quảng Nam) xác nhận thông tin này vào ngày 5.3.
Theo đại tá Quang, chị Hái đã mất tích 17 năm qua và được xác định là bị lừa bán sang Trung Quốc bởi một người phụ nữ trú tại tỉnh Thái Nguyên.
Chị Hái (người đứng) tâm sự với mẹ sau nhiều năm lưu lạc
Bị bán làm vợ người Trung Quốc
Kể lại hành trình bị lừa bán, chị Hái cho biết, năm 1997, chị được một người phụ nữ trạc 40 tuổi tìm đến tận nhà rủ ra biên giới phía bắc làm việc với hứa hẹn lương cao.
Gật đầu đồng ý, chị Hái từ biệt quê nhà rồi đón xe xuống TP.Đà Nẵng để đi tàu ra Hà Nội. Tiếp đó, chị cùng những kẻ lừa đảo khi ấy đi xe khách lên tỉnh Lạng Sơn rồi đi bộ vào rừng, đến vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc sau tổng cộng 7 ngày đi đường.
Sau bao nhiêu năm xa cách, chị Hái (phải) đã trở về đoàn tụ với gia đình – Ảnh: Trọng Ý
Theo lời chị Hái, khi bị dẫn vào rừng sâu chị mới biết mình bị lừa nên có ý định bỏ trốn. Tuy nhiên, do bị cầm chân bởi 2 người đàn ông và không biết đường nên chị buộc phải vượt biên trái phép sang Trung Quốc.
Video đang HOT
“Khi sang bên kia biên giới trời đã tối, người phụ nữ dẫn tôi đi nói rằng, một là lấy một người đàn ông nhiều tuổi hơn làm chồng hoặc phải vào nhà chứa làm gái bán dâm…”, chị Hái kể.
Mặc dù rất sợ nhưng không còn cách nào khác, chị Hái phải chấp nhận lấy một người đàn ông Trung Quốc làm chồng tại Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Làm dâu nơi đất khách quê người suốt 17 năm qua, chị đã có 6 đứa con chung với một người đàn ông Trung Quốc.
“Đầu năm 2014, tôi tình cờ gặp được người quen ở Việt Nam tại Trung Quốc nên mới có ý định tìm về nhà. Khi đi, tôi được chồng cho 10.000 nhân dân tệ để có tiền về Việt Nam”, chị Hái nói.
Cơ quan chức năng khó xử
Những ngày này, căn nhà bà Mang, mẹ chị Hái, luôn đông người tìm đến thăm hỏi, chia sẻ niềm vui vì sự trở về bất ngờ của chị Hái.
Bà Hồ Thị Mang (70 tuổi) rưng rưng nước mắt: “17 năm qua, cả nhà tôi đi tìm Hái khắp nơi nhưng không có tung tích gì. Tôi nghĩ là con đã chết và sẽ không bao giờ gặp lại Hái nữa. Nó trở về, tôi mừng lắm…!”.
Được đoàn viên bên người thân sau bao năm xa cách, chị Hái mừng khôn xiết, thế nhưng trong chị lại thêm nỗi lo vì nghĩ về gia đình của mình ở Trung Quốc.
Do không có giấy tờ tùy thân nên chị Hái không thể làm được thủ tục xuất cảnh.
“Vượt biên trái phép, tôi sợ lắm. Tôi chỉ mong có thể làm được giấy tờ để sang lại với chồng, con”, chị Hái chia sẻ.
Đại tá Đào Quang cho biết thêm, do sự việc xảy ra cách đây đã lâu và người phụ nữ lừa bán chị Hái ở ngoài tỉnh nên rất khó xử lý vụ việc. Ngoài ra, hiện chị Hái đã có gia đình tại Trung Quốc cùng với việc gia đình chị không tố cáo sự vụ nên chưa công an chưa có cơ sở giải quyết.
Còn theo ông Hồ Văn Khiết, Phó trưởng công an xã Phước Mỹ, để giúp đỡ chị Hái có thể làm các thủ tục nhập cảnh vào Trung Quốc, về với gia đình, lực lượng chức năng địa phương đang hướng dẫn chị Hái tiến hành làm giấy tờ tùy thân.
Cảnh giác chiêu lừa rủ rê đi làm với mức lương cao Theo đại tá Đào Quang, Trưởng công an H.Phước Sơn, trong năm 2013, lực lượng công an huyện đã xử lý một vụ mua bán người xảy ra trên địa bàn. Theo đó, cũng với chiêu lừa rủ rê đi làm ăn xa với thu nhập cao, một người dân đã theo chân kẻ dụ dỗ (trú tại địa phương) đi khỏi nhà. Sự việc bị phát hiện, Công an H.Phước Sơn đã vào cuộc điều tra sau đó chuyển hồ sơ cho Công an tỉnh Quảng Nam tiếp tục xử lý. Cũng trong năm 2013, Công an tỉnh Quảng Nam đã bắt hai vợ chồng Lý Xua Liang (46 tuổi, trú tại Hồ Bắc, Trung Quốc) lừa bán 3 thiếu nữ người C’Tu trú tại H.Nam Giang cũng với chiêu lừa rủ rê đi làm việc ở các tỉnh, thành với thu nhập cao.
Theo TNO
Hàng trăm người bao vây nhà máy vàng để đòi nợ
Cho rằng công ty khai thác vàng "bội ước" trong việc trả nợ, cả trăm người, trong đó có nhà thầu và tiểu thương buôn bán nhỏ, đã bao vây công ty này.
Người dân bao vây Công ty vàng Phước Sơn để đòi nợ - Ảnh: Trọng Ý
Bao vây nhà máy vàng
Ngày 26.12, cả trăm người dân tại thị trấn Khâm Đức (H.Phước Sơn, Quảng Nam) đã kéo đến trước tuyến đường dẫn vào nhà máy luyện vàng của Công ty TNHH vàng Phước Sơn (thuộc Tập đoàn Besra) để yêu cầu công ty này thanh toán các khoản nợ.
Những người đòi nợ gồm các tiểu thương và công nhân Công ty khai thác vật liệu và xây dựng công trình Quảng An (có trụ sở tại thị trấn Khâm Đức) - nhà thầu chính của Công ty vàng Phước Sơn đã quyết liệt chặn không cho các phương tiện ra vào nhà máy.
Khi nhiều người dân tiến đến cổng nhà máy, các nhân viên bảo vệ tại đây đã khóa cổng lại, tuy nhiên, nhiều người bức xúc đã cố phá cửa. Tiếp đó, nhiều người dân đã mang lều, trại đến dựng trước cổng nhà máy để bao vây.
Trước tình hình này, Công an H.Phước Sơn đã huy động lực lượng đến hiện trường để giữ an ninh trật tự.
Nợ hàng chục tỉ đồng
Ông Đỗ Ngọc Thắng, Chủ tịch UBND thị trấn Khâm Đức cho biết, trước sự việc này, ông đã viết đơn xin thôi việc vì sợ ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền địa phương.
"Tôi làm chủ tịch đã nhiều năm, có làm thêm (tức mở công ty do vợ đứng tên - NV) để có thêm thu nhập nhưng luôn chấp hành đúng các quy định của tổ chức. Tuy nhiên, phía Công ty vàng Phước Sơn đẩy công ty gia đình chúng tôi vào bước đường cùng khiến tôi phải viết đơn xin nghỉ việc", ông Thắng nói.
Theo ông Thắng, Công ty vàng Phước Sơn đang nợ công ty của gia đình ông với số tiền hơn 20 tỉ đồng.
Ngày 20.12, Công ty Quảng An đã dừng dịch vụ chở quặng cho Công ty vàng Phước Sơn và đề nghị giải quyết nợ để có tiền trả cho công nhân và tiền nhiên liệu.
Thế nhưng, phía Công ty vàng Phước Sơn chỉ hứa giải quyết trả nợ 1 tỉ đồng/tháng.
"Như vậy, công ty này phải trả chúng tôi trong vòng 20 tháng... Làm sao chúng tôi có tiền để trả cho các nhà thầu và một số người góp vốn làm ăn được, trong khi tết đã đến gần. Chúng tôi đã đến đường cùng rồi...", ông Thắng khổ sở nói.
Cũng theo ông Thắng, trong khi việc nợ nần chưa được giải quyết xong thì Công ty vàng Phước Sơn đã hợp đồng với một nhà thầu khác vào làm việc. Cho rằng đó là hành động "bội ước", nhân viên Công ty Quảng An đã chặn đường, phong tỏa không cho công ty vàng tiếp tục hoạt động với khẩu hiệu: "Đề nghị Công ty vàng Phước Sơn trả nợ cho Quảng An".
Ông Thắng cũng khẳng định, sự việc đã đến mức bức bách nên ông đã làm đơn xin thôi việc trước khi xuống đường ngăn cản không cho Công ty vàng Phước Sơn hoạt động.
"Tình hình nợ của Công ty vàng Phước Sơn đẩy Công ty Quảng An vào tình huống quá xấu nên ông mới làm việc này. Tôi cũng cương quyết xin nghỉ việc chứ không để ảnh hưởng đến Đảng và Nhà nước", ông Thắng nói thêm.
Tuy nhiên, hiện phía UBND H.Phước Sơn vẫn chưa có phản hồi về việc ông Thắng xin thôi việc.
PV Thanh Niên Online đã liên hệ với ông Phạm Thế Quyền, Chủ tịch UBND H.Phước Sơn để tìm hiểu cụ thể sự việc, tuy nhiên ông Quyền không phản hồi.
Như Thanh Niên Online đã thông tin, trong khoảng 1 tháng qua, nhiều người dân thị trấn Khâm Đức (H.Phước Sơn) lâm cảnh lao đao vì Công ty vàng Phước Sơn không trả nợ.
Đơn vị này nợ nhiều doanh nghiệp và cá nhân với số tiền hàng chục tỉ đồng, trong đó Công ty Quảng An bị nợ nhiều nhất với số tiền hơn 20 tỉ đồng.
Đến chiều cùng ngày, người dân vẫn tiếp tục tụ tập trước nhà máy.
Theo TNO
Nổ bình hơi khi truy quét vàng tặc, hai người bị thương nặng Khi đốt lán trại của những người khai thác vàng trái phép, một bình chứa khí oxy đã phát nổ khiến hai cán bộ trong đoàn truy quét bị thương nặng. Ngày 11.2, ông Nguyễn Đức Xuân, Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) cho biết, hai cán bộ của Phòng thuộc đoàn truy quét vàng tặc bị...