Tìm về Mường Hoong hoang sơ giữa đại ngàn Kon Tum
Cách thành phố Kon Tum khoảng 130km về phía Bắc, xã Mường Hoong, huyện Đắk Glei sở hữu cảnh sắc thanh bình, bốn bề phủ màu xanh núi rừng.
Theo trang TTĐT huyện Đắk Glei, Mường Hoong là xã khó khăn, có diện tích tự nhiên khoảng 10.512 hec-ta, cách trung tâm huyện hơn 50km. Ảnh: Nguyễn Quốc Trường
Mường Hoong giáp xã Ngọc Linh ở phía Nam, phía Tây giáp xã Đắk Choong, phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Nam. Trong ảnh là một góc Mường Hoong nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Quốc Trường
Người dân Mường Hoong chủ yếu canh tác lúa nước trên ruộng bậc thang và các cây trồng khác như sâm Ngọc Linh, sâm dây… Ảnh: Nguyễn Quốc Trường
Video đang HOT
Một thửa ruộng bậc thang ở Mường Hoong. Ảnh: Nguyễn Quốc Trường
Mường Hoong vẫn còn giữ được cảnh quan hoang sơ, hùng vĩ của đại ngàn Tây Nguyên. Ảnh: Nguyễn Quốc Trường
Ngoài việc hòa mình vào thiên nhiên, đến Mường Hong, du khách còn có dịp tìm hiểu về nét văn hóa của người dân bản địa… Ảnh: Nguyễn Quốc Trường
…cũng như trải nghiệm các hoạt động trekking, tắm suối, đi bộ đường dài… Ảnh: Nguyễn Quốc Trường
Văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại đây có các lễ hội như mừng lúa mới, mừng lúa về kho, lễ cúng máng nước… Ảnh: Nguyễn Quốc Trường
Kon Tum: Xuất hiện "nàng thơ" giữa đại ngàn Tây Nguyên
Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen (Kon Tum) được ví như "nàng thơ" giữa đại ngàn Tây Nguyên, khi lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc và giàu bản sắc văn hóa.
Thị trấn Măng Đen thuộc huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum), là một cao nguyên thuộc dãy Trường Sơn, với độ cao trên 1.200m so với mực nước biển.
Với thảm thực vật đa dạng, phong phú trong khu rừng nguyên sinh, cùng hàng chục hồ, thác nước, Măng Đen hiện đang là khu sinh thái nổi bật của quốc gia.
T hị trấn Măng Đen (Ảnh: CTV) |
Điểm đến lý tưởng
Theo báo cáo của UBND huyện Kon Plông, từ năm 2016 - tháng 4/2023, Khu du lịch sinh thái Măng Đen đón hơn 2,1 triệu lượt khách. Chỉ tính riêng trong năm 2022, địa phương này đón hơn 600 ngàn lượt khách.
Tuy nhiên, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng lượng khách du lịch đến với Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen đã vượt con số 660 ngàn lượt (tăng gấp 6,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái). Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt trên 132 tỉ đồng.
Con số này cho thấy, lượng khách du lịch đến với Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen không ngừng tăng mạnh và cái tên "nàng thơ" Măng Đen đang dần khẳng định là điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Ông Đặng Quang Hà, Chủ tịch UBND huyện Kon Plông, cho biết thời gian qua cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện ngày càng được cải thiện. Bên cạnh đó, nhiều dự án phát triển du lịch đã được đầu tư và đưa vào khai thác, qua đó thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến với Măng Đen.
Đặc biệt, trong năm qua, với sự vào cuộc của các doanh nghiệp và người dân cùng chính quyền trong việc phát triển du lịch tại địa phương mang tính bền vững, thân thiện được thể hiện rõ nét trong từng nội dung, công việc cụ thể. Điều này thể hiện sự đồng thuận của các cấp, các ngành và nhân dân cùng chính quyền cho du lịch Măng Đen phát triển lên một tầm cao mới.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 70 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, khoảng 800 phòng với nhiều loại hình khác nhau như: Resort, khách sạn, homestay, nhà nghỉ... đảm bảo phục vụ cho khoảng 5 ngàn lượt khách lưu trú/ ngày-đêm.
Vào các kỳ nghỉ lễ, công suất sử dụng phòng thường ở mức 100%. Đã có nhiều cơ sở đạt chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch như: Golden Boutique, hotel Măng Đen, resort Đăk Ke, khách sạn T&T, Khách sạn Bạch Dương, Hoa Sim, Đam Bri...
Đa dạng bản sắc văn hóa
Hiện nay, trên địa bàn huyện Kon Plông có 7 điểm du lịch được UBND tỉnh Kon Tum công nhận. Trong đó, có làng 2 du lịch cộng đồng, gồm: Kon Pring (thị trấn Măng Đen) và Vi Rơ Ngheo (xã Đắk Tăng). Huyện Kon Plông đang xúc tiến việc làm hồ sơ để trình Sở VHTTDL, UBND tỉnh Kon Tum công nhận thêm các điểm du lịch mới, như: Khu Đức Mẹ Măng Đen, Điểm du lịch sinh thái Hoàng Vũ Măng Đen, điểm du lịch hồ Toong Rpoong (Hồ Đăk Ke) và các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện.
Các loại hình du lịch trên địa bàn chủ yếu là du lịch sinh thái; Du lịch cộng đồng; Du lịch, thể thao và dã ngoại; Du lịch văn hóa - tâm linh; Các loại hình du lịch thương mại; Các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm dược liệu, sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng của huyện là một trong các sản phẩm được du khách rất ưa thích.
Một tín hiệu tích cực đối với việc phát triển du lịch ở huyện Kon Plông đó là Hội du lịch Măng Đen được thành lập. Đây là tiền đề để liên kết, thúc đẩy sự phát triển du lịch một cách hiệu quả và thiết thực hơn, góp phần quảng bá về du lịch, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tại địa phương.
Dòng thác 5 tầng có hình 'zíc zắc' ở Kon Tum Cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng 90km, thác Siu Puông mang vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ với 5 tầng thác có hình 'zíc zắc' khi nhìn từ xa. Theo Trang TTĐT xã Đắk Na, huyện Tu Mơ Rông, thác Siu Puông nằm giữa dãy núi Ngọc Kal và Ngọc Pâng, cách thành phố Kon Tum khoảng 90km. Nước của thác...