Tìm về hàng tàu hũ đá Trương Định, tuổi thơ của thế hệ 9X, 8X Sài Gòn
Dù cho thành phố có nhiều hàng nổi tiếng nhưng quán tàu hũ đá bánh lọt Trương Định vẫn là chốn dừng chân quen thuộc của mọi thế hệ.
Bỏ lại những bộn bề công việc trong ngày, được ngồi tụ tập trò chuyện cùng bạn bè bên ly tàu hũ mát ngọt là một thú vui mà ai cũng từng trải qua. Và ngày nay, dù cho thành phố có nhiều hàng nổi tiếng nhưng quán tàu hũ đá bánh lọt Trương Định vẫn là chốn dừng chân quen thuộc của nhiều thế hệ.
Tôi nhớ thời còn sinh viên, túi tiền eo hẹp nên tôi cùng lũ bạn thường hay “í ới” nhau đến hàng tàu hũ đá ngay gốc đường Trương Định – Lê Thánh Tôn này. Thưởng thức những ly tàu hũ bình dân như thế nhưng cảm giác ngồi ngắm đường phố, vui vẻ cười đùa đã trở thành kỷ niệm đáng nhớ.
Hiện nay quán đã dời về khu quận 4 nhưng hương vị vẫn còn vẹn nguyên như xưa. Quầy hàng đơn giản chỉ gồm nồi tàu hũ được nấu sẵn từ trước, đậu xanh, nước dừa, nước đường. Nhưng với sự kết hợp nguyên liệu, quán đã tạo ra những phần tráng miệng thơm ngon, hấp dẫn.
Bạn có thể chỉ thưởng thức món tàu hũ đơn thuần, truyền thống hoặc ăn kèm với bánh lọt, hoặc các loại toping khác. Có lẽ chính nhờ sự phá cách khi kết hợp tàu hũ cùng món ăn kèm mà quán đã tạo ấn tượng khác biệt về món tàu hũ. Bên dưới là bánh lọt xanh mướt, tàu hũ mềm mịn ở giữa cùng đậu xanh và nước dừa béo thơm bên trên là một lựa chọn của khá nhiều thực khách yêu thích của quán.
Video đang HOT
Nếu kiểu đậu hũ nóng nóng ăn kèm cùng nước cốt dừa béo ngậy thì phiên bản lạnh này lại chỉn chu hơn trong cách chế biến. Nước dừa cũng được nấu sánh sệt và có nêm thêm chút muối để hài hòa trong cái béo mặn. Lẫn trong đó là hạt trân châu được làm từ bột năng dai dai được quán làm thủ công tại nhà. Đậu xanh được hấp lên, cà nhuyễn và sên với đường để trở nên mịn màng.
Nhưng phải kể đến phần bánh lọt điểm xuyết dưới đáy ly. Sợi bánh mềm mịn rất vừa phải. Vừa cho vào miệng, lớp tàu hũ vẫn còn mùi thơm đặc trưng của đậu nành hòa trong làn nước dừa thơm ngậy sẽ tan ngay nơi đầu lưỡi.
Rồi bạn tiếp tục nhâm nhi những viên trân châu dai dẻo hay bánh lọt thơm mùi lá dứa trong cái thanh mát rất sảng khoái, thích thú.
Dù dời vào địa chỉ mới nhưng lượng khách đến quán vẫn đông đúc. Có lẽ thứ người ta vương vấn không chỉ hương vị mộc mạc của món ăn mà còn muốn ôn lại những kỉ niệm bình dị mà không phải hàng quán sang trọng nào có được. Mỗi ly tàu hũ đá chỉ 10.000 đồng mà thôi, rất rẻ để bạn khám phá thử đấy.
Theo Phunuonline
Vét xoong - trộn chảo
Hôm nay vừa chưng xong chảo mắm tôm. Để nguội xúc vào đám lọ to lọ nhỏ còn vẫn còn thừa chút ít. Tôi nổi hứng tuổi thơ. Nhường cô giúp việc tuần đến 1 lần ăn cơm nóng. Tôi xúc bát cơm nguội vào trộn chảo ăn say sưa. Chao ôi là ngon ngon! Ngon ngon.
Hà Nội - Sao Yêu Đến ThếNói với các bà vợVề nhà ăn cơm
Bây giờ nói thì khó ai tin. Nhưng cách đây ba bốn năm mươi năm, trong cái thời bao cấp chiến tranh ngặt nghèo, thì vét xoong - trộn chảo là một thú vui , thậm chí là một nỗi thèm thuồng vô tận của trẻ em thành phố, (có khi cả nông thôn cũng nên).
Ngày xưa nhà ai cũng đông con. Đứa trẻ bé nhất hết tuổi ăn sữa thì sang ăn bột, ăn cháo. Có gì ngon phải để dành cho bé. Ví như tí thịt lợn quê băm vụn hay quả trứng gà nuôi được trên gác thượng. Nấu cháo bột vào cái nồi con con, còn gọi là cái xoong bé có cán gỗ treo tường. Có nhà xoong rơi giập méo, mất vung, hay cháy cả cán gỗ , cũng vẫn để thế mà nấu, chả thay được.
Sắp đến bữa ăn của bé, nghe bà hay mẹ đang sắp sửa quấy bột hay nấu cháo, đám anh chị tuổi lên 4 lên 5 hay thậm chí cả 8-10 tuổi đã nhâu nhâu xúm quanh. Mùi thơm dậy lên từ những cái bong bóng cháo bột tròn tròn sôi ùng ục trong chiếc xoong bé nhỏ.
Chỉ chờ bà hay mẹ, hoặc chị đổ cháo hoặc bột ra chiếc đĩa sắt tráng men sâu lòng chờ nguội cho bé ăn, là đã có mấy cái thìa to nhỏ tranh nhau vét xoong cháo bột thơm mùi thịt và nước mắm ngon. Vớ được hôm cháo thịt có tý cháy, thì thật tuyệt vời. Còn hơn đại tiệc.
Mẹ vừa đang chưng chảo thịt mặn trên bếp mùn cưa, mùi mắm đã bốc lên mù mịt khắp nhà. Chị vừa xào chảo rau, mùi tỏi bay toát mồ hôi lưỡi. Bà vừa tráng xong đĩa trứng rán, hương bếp thơm như nhà sắp có cỗ đến nơi
Thức ăn vừa được xúc lên đĩa chưa kịp bầy vào mâm, đã có một đám thìa nhỏ, thìa to huơu lấy huơu để của đám trẻ con trong bếp, chờ chị xúc mấy muôi cơm nguội đổ vào chảo, để bắt đầu sự nghiệp trộn chảo. Trời ơi sao mà cái mùi mỡ mùi mắm nó quyến rũ và lôi cuốn đến vậy. Nhất là bữa nào được trộn chảo chưng màu riêu cua nữa thì hạnh phúc tuyệt đỉnh.
Thơm cứ là đến tận cuối đời. Nhưng mẹ tôi mà biết thì chết, bà củng cho lũng đầu. Vì lẽ ra phải tráng muôi nước riêu vào chảo mầu chưng, đổ lại vào nồi riêu cua to cho cả nhà, xong thì mới được trộn chảo kia. Con gái con lứa mà cứ giả vờ quên là quên thế nào. Tham ăn tục uống thế à?
Ối đám đánh nhau quanh cái sự kiện vét xoong trộn chảo thời ấu thơ rồi đấy chứ chả chơi.
Vậy nên có nhà sáng kiến phân công: Chị được trộn chảo bữa trưa, em được vét xoong bữa tối, anh được trộn chảo bữa nay, em được vét xoong bữa kia. Có nhà thì em được trộn chảo lần 1 xong, chị mới được trộn chảo lần 2 vớt vát chút hương thừa vị rớt, mà cũng coi là đặc quyền đặc lợi đấy chứ không phải. Có đứa nào được ưu tiên được gặm đũa đồ xôi hay cạo muôi múc chè thì phải biết.
Nhà nào đông con nhỏ thì thật khổ, kiện cáo nhau xảy ra như cơm bữa.
Còn thời bây giờ trẻ con, thức ngon của lạ thừa mứa, dỗ dành còn chả buồn ăn. Sao còn có thể biết được hương vị kỳ diệu những món ăn bình dị của ông bà cha mẹ chúng trong niềm vui vét xoong - trộn chảo những ngày gian khó khi xưa.
Theo Ngaynay
Trở về tuổi thơ với cách làm kẹo mút cực ngon, cực đẹp Chỉ với vài bước đơn giản là bạn có thể làm được kẹo mút ngon lành cho bé. Nguyên liệu làm kẹo mút 150gr đường Isomalt (được khoảng 12 kẹo) 15 gr nước 10ml siro mùi Giấy gạo in hình nếu thích hoặc để kẹo trong veo thôi. Cách làm kẹo mút: - Cho 150gr đường Isomalt 15gr nước vào nồi - Nấu...