Tìm vắc-xin cho bệnh tiểu đường
Loại vius Enterovirus này tấn công tuyến tụy và phá hủy các tế bào sản xuất insulin, dẫn đến bệnh tiểu đường.
Một nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Tampere – Phần Lan đã khám phá loại virus gây ra chứng bệnh tiểu đường type 1. Loại vius Enterovirus này tấn công tuyến tụy và phá hủy các tế bào sản xuất insulin, dẫn đến bệnh tiểu đường. Khám phá này mở ra khả năng bào chế vắc-xin cho bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét hơn 100 chuỗi gien khác nhau của virus Enterovirus và xác định được 5 chuỗi gien gây ra bệnh tiểu đường type 1. “Chúng tôi đã xác định được loại virus có khả năng gây bệnh cao nhất. Vắc-xin chống lại virus này cũng sẽ có hiệu quả chống lại các họ hàng của nó” – GS Heikki Hy-ty thuộc nhóm nghiên cứu, cho biết.
Video đang HOT
Virus gây bệnh tiểu đường Nguồn: Đại học Tampere – Yle
Loại virus Enterovirus tương tự cũng gây ra bệnh bại liệt nhưng nhờ có vắc-xin chúng đã bị xóa sổ hoàn toàn nhiều nơi trên thế giới. Hiện một vắc-xin thử nghiệm chống virus gây bệnh tiểu đường đã hoàn thành và đang được thí nghiệm trên loài vật. GS Hy-ty cho biết kết quả thí nghiệm vắc-xin này trên loài chuột rất khả quan.
Tuy nhiên, cũng theo GS Heikki Hy-ty, để có thể tiến hành thêm thí nghiệm y khoa trên người, các nhà khoa học đang cần đến 700 triệu euro. Kinh phí là trở ngại lớn nhất cho các nhà khoa học trong dự án nghiên cứu vắc-xin tiểu đường. Các nhà khoa học hy vọng sẽ sớm quyên góp được số tiền này từ Mỹ và châu Âu để có thể sớm đưa vắc-xin này ra ứng dụng.
Theo VNE
Nghiên cứu vắc-xin chống sốt rét từ dơi
Những con dơi sống trong các khu rừng ở Tây Phi là chỗ ẩn náu của hàng loạt các loại ký sinh trùng sốt rét nhưng loài dơi vẫn sống bình thường.
Theo GS Susan Perkins, thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên New York - Mỹ, các loài ký sinh trùng sốt rét đã sống trên loài dơi ở đây từ hàng triệu năm trước nhưng loài dơi đã tiến hóa để có thể thích nghi với chúng. Nếu hiểu được cách loài dơi chống bệnh sốt rét, các nhà nghiên cứu có thể tạo ra một loại vắc-xin cho căn bệnh nguy hiểm này.
Dơi có thể dùng để nghiên cứu tìm ra loại vắc-xin phòng chống sốt rét Ảnh: Independent
Theo nghiên cứu được đăng tải gần đây trên tờ Proceedings of the National Academy of Sciences, các nhà khoa học đã nghiên cứu mẫu máu của 274 con dơi thuộc 31 loài khác nhau ở vùng rừng Liberia, Guinea và Côte d'Ivoire. Trong số dơi được xét nghiệm, có 40% bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Tuy nhiên, ký sinh trùng sốt rét tìm thấy trên các con dơi này không giống như loại ký sinh trùng gây sốt rét trên người nên cũng không có nguy cơ lây nhiễm. Loại ký sinh trùng ở dơi này lại có nhiều đặc điểm giống với ký sinh trùng sốt rét Plasmodium ở chuột rừng, cho thấy có thể có sự lây nhiễm giữa 2 loài.
Bệnh sốt rét trên người hiện được gây ra bởi vài loài thuộc chi Plasmodium, một loại ký sinh trùng đơn nhân. Các ký sinh trùng sốt rét có thể được truyền từ người này sang người khác thông qua muỗi cắn. Gần một nửa dân số thế giới bị đe dọa bởi bệnh sốt rét, với hơn 660.000 ca tử vong mỗi năm.
Với nghiên cứu này, các nhà khoa học có thể thấy được sự đa dạng của ký sinh trùng Plasmodium, từ đó có thể hiểu được các bước tiến hóa và vai trò của chúng trong chuỗi tuần hoàn tự nhiên, đồng thời cũng tìm cách lý giải khả năng đề kháng cao kỳ lạ của loài dơi đối với bệnh sốt rét để có thể phát triển một loại vắc-xin hiệu quả ngăn ngừa bệnh sốt rét cho con người.
Theo VNE
Khởi tố vụ án 3 trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B Chiều 10.10, thượng tá Lê Quang Công, quyền Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45), Công an tỉnh Quảng Trị cho hay đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án "Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính" xảy ra tại BV đa khoa H.Hướng Hóa (Quảng Trị), làm 3 trẻ tử...