Tìm thấy xác nạn nhân vụ chìm tàu trên biển Cần Giờ
Chiều 6-1, Thiếu tá Phan Huấn, Chính trị viên Hải đội 2, BĐBP TP Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đã bàn giao xác nạn nhân trong vụ chìm tàu cá trên biển Cần Giờ cách đây 3 ngày về cho gia đình lo hậu sự.
Tàu của Hải đội 2, BĐBP TP Hồ Chí Minh trên đường đi tìm kiếm xác nạn nhân. Ảnh: Đức Thắng
Sáng 6-2, được sự hỗ trợ thông tin của ngư dân, Hải đội 2 đã điều tàu cùng hàng chục cán bộ, chiến sỹ tiếp cận hiện trường và tìm thấy xác ngư dân Trần Văn Khỏe (SN 1965), thường trú tại ấp Đồng Tranh, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh, là nạn nhân trong vụ chìm tàu trên biển Cần Giờ ngày 3-1 vừa qua.
Như báo Biên phòng đã đưa tin, khoảng 8 giờ sáng 3-1, trong lúc đang trên đường khai thác thủy sản trở về, đến khu vực phao số 12, cách bờ biển Cần Giờ khoảng 7 hải lý, tàu cá mang biển kiểm soát SG-2750TS của ông Lê Văn Hoanh (SN 1968), ngụ tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ bất ngờ bị sóng lớn đánh chìm. Trên tàu có 6 ngư dân, trong đó có 5 ngư dân đã được cứu sống, 1 người mất tích.
Video đang HOT
Các ngư dân được cứu sống có mặt tại Đồn Biên phòng Long Hòa (BĐBP TP Hồ Chí Minh) trưa ngày 3-1. Ảnh: Đức Thắng
Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã nỗ lực triển khai các phương án tìm kiếm, nhưng do ảnh hưởng của bão số 1 và chiều gió chướng giật mạnh, thời tiết tại khu vực hiện trường rất xấu, sóng to gió lớn buộc các đơn vị phải tạm dừng công tác tìm kiếm cứu nạn.
Sau khi đưa được xác nạn nhân Trần Văn Khỏe vào bờ, đơn vị đã bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
Nguyễn Đức Thắng
Theo Biên phòng
An Giang: Đón vụ trầu Tết, cả làng sống khỏe re bởi đếm lá ra tiền
Được mệnh danh là xứ trồng trầu của huyện Phú Tân (An Giang), "làng trầu" ở xã Long Hòa còn tự hào là nghề sống bền của người dân nơi đây. Cũng như nhiều ngành, nghề khác, trầu được tiêu thụ khá mạnh vào dịp cuối năm, kéo dài đến sau Tết. Năm nay, người dân xã Long Hòa đón vụ trầu Tết với tinh thần phấn khởi bởi giá bán cho thương lái cao hơn nhiều so năm trước.
Vụ thu hoạch trầu rộ đã bắt đầu khoảng 1 tháng nay. Nhiều năm gắn bó với những nọc trầu xanh mướt, nông dân có lúc "khắc khoải" với thăng trầm của nghề, nhưng ít ai từ bỏ cái nghiệp được ông bà trao lại. Bà con ở đây cho biết, hiện nay giá trầu ổn định khoảng 3 triệu đồng/1 muôn, sau khi trừ chi phí, còn lãi 2,5 triệu đồng...
Việc liễn trầu đem lại nguồn thu nhập cho phụ nữ và người cao tuổi ở "làng trầu" xã Long Hòa, huyện Tân Phú, tỉnh An Giang.
Thông thường vào vụ Tết, giá trầu tăng từ 7-8 triệu đồng/1 muôn. Với mức giá này, người dân yên tâm có nguồn thu khá để đón năm mới ấm cúng. Ông Lê Bảo Tự (81 tuổi, ngụ ấp Long Hòa 1) bộc bạch: "Tôi nối ngôi theo cha gắn bó cho tới bây giờ và tiếp tục truyền lại cho con, cháu. Theo thói quen, đất trồng trầu thì chỉ phát triển trầu mà thôi, không hợp các loại cây trồng khác".
Ngụ cùng ấp Long Hòa 1, ông Lê Văn De là thế hệ thứ 4 trong gia đình nối tiếp nghề trồng trầu. Tuổi đời 75 năm thì ông De đã có thâm niên hơn 60 năm kinh nghiệm chăm sóc trầu.
Ông De chia sẻ: "So với trước đây, diện tích trầu đã thu hẹp. Riêng tôi không nỡ bỏ vì quá yêu nghề. Trước hết là hiệu quả thực tế, cứ 15 - 20 ngày trầu lại cho 1 đợt hái, thương lái đến tận nhà thu mua, gia đình có thu nhập, tạm gọi là khấm khá. Một năm trầu có nhiều đợt bán rộ, những lúc thất bát cũng được bù trừ đắp đổi, tính ra mình không lỗ. Trầu không bao giờ phụ lòng người!".
Gia đình ông De trồng 800 gốc trầu/1.000m2, xen kẽ trầu tốt lẫn trầu tơ để có thu hoạch liên tục. Ông De cho biết, dây trầu chỉ "chịu" phân chuồng mới sống bền, chứ không bón phân hóa học và phun thuốc. Giá trầu rất ít khi bị "rớt", chăm sóc trầu cũng khỏe, có việc thì làm, không có việc thì nghỉ. Từ người trồng trầu đến liễn trầu (đếm lá), từ người già đến trẻ em, ai cũng có việc làm và thu nhập.
Theo thống kê, xã Long Hòa hiện có khoảng 5.000m2 diện tích đất trồng trầu, với hơn 40 hộ tham gia. Dây trầu từ khi trồng đến lúc thu hoạch mất khoảng 4 tháng. Sau 1 năm dây bò lên phủ nọc cũng là thời điểm trầu cho sản lượng lá cao nhất và duy trì trong 3 năm. Với mỗi nhánh trầu mới, khi thu hoạch bao giờ người hái cũng chừa lại lá nhỏ kế tiếp lá to để nuôi trong nửa tháng.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Hòa Nguyễn Minh Hiền cho biết, trồng trầu là nghề truyền thống lâu đời. Trước năm 1975, trầu đã là kinh tế chính của hàng chục hộ, cũng là nơi thuận lợi nuôi giấu cán bộ hoạt động cách mạng. Vì truyền thống đó và hiệu quả kinh tế, nhiều hộ quyết tâm giữ nghề đến nay.
Hàng tháng, trầu cho thu hoạch 2 cử, cao điểm vào Tết cổ truyền của người Việt phục vụ nhu cầu cúng, Tết của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer và vía Bà Chúa xứ núi Sam... giá trầu sẽ tăng vọt mang lại lợi nhuận cao hơn.
Theo nhận định của bà con, do thời tiết bất lợi, năng suất trầu năm nay không cao bằng năm ngoái. Tuy nhiên, bù lại giá trầu sẽ tiếp tục tăng, nếu ngày thường trầu có giá 3-5 triệu đồng, hiện nay tăng lên 7-8 triệu đồng và chưa dừng lại.
Nhờ đó, người dân vẫn đảm bảo nguồn sống, trang trải cho gia đình xoay trở liên tục. Cũng theo ông Hiền, diện tích trầu đang bị thu hẹp do nhiều hộ không có con, cháu nối nghề, một phần do trầu bị lão theo cách nhân giống truyền thống, đất đai giảm độ phì nhiêu...
Theo Mỹ Hạnh (TTMT)
TP.HCM triển khai phòng chống bão số 9 thế nào? Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP.HCM vừa có công điện khẩn gửi đến các ban ngành liên quan đề nghị khẩn trương triển khai các phương án phòng, tránh, ứng phó, đảm bảo an toàn cho người, tàu thuyền do bão số 9 gây ra. Theo đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm...