Tìm thấy thi thể cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Măng
Ngày 25/10, lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Công an tỉnh Bình Phước và Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh đã tìm thấy thi thể cuối cùng vụ lật thuyền.
Hội Phụ nữ thăm hỏi một gia đình nạn nhân
Sáu nạn nhân được tìm thấy trước đó gồm: Thị Hân (36 tuổi); Thị Phên (36 tuổi); Thị Nghé (35 tuổi); Thị Nhớ (36 tuổi); Thị Nương (17 tuổi) và Thị Cư (31 tuổi, đều ngụ ấp 8B, xã Lộc Hòa, H.Lộc Ninh).
Như chúng tôi đã đưa tin, chiều 23/10, vợ chồng ông Nguyễn Văn Nại (59 tuổi), bà Nguyễn Thị Me (56 tuổi, ngụ ấp 5B, xã Lộc An, H.Lộc Ninh) lái xuồng máy chở khoảng 20 khách từ Campuchia về VN. Khi cách bờ phía VN khoảng 50 m, nước chảy xiết, xuồng bị nước tràn vào và lật úp.
Vụ tai nạn khiến 7 người chết. Tất cả các nạn nhân đều là phụ nữ người S’tiêng, trong đó có 2 người cùng tên Thị Hân.
Video đang HOT
Liên quan đến vụ việc, sáng ngày 26.10, Hội Phụ nữ tỉnh Bình Phước và Hội Doanh nhân nữ đã đến thăm hỏi và hỗ trợ mỗi gia đình 3,5 triệu đồng.
Theo Xahoi
Chìm xuồng 7 người chết: Đớn đau quê nghèo
Trưa 25/10, Đại tá Phùng Tiến Lãng, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tình Bình Phước cho biết đã vớt được toàn bộ 7 thi thể phụ nữ trong vụ lật xuồng trên sông Măng xảy ra chiều 23/10.
Vụ tai nạn thương tâm xảy ra trên khúc sông Măng thuộc địa bàn ấp 8, xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước), giáp biên giới nước bạn Campuchia, khiến 7 phụ nữ của vùng quê nghèo khó chết thảm.
Đến 6g sáng nay (25/10), các chiến sĩ Đồn biên phòng Lộc An và Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Hoa Lư (thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Phước) và thợ lặn đã tìm và vớt được cả 7 thi thể nạn nhân trong vụ chìm xuồng. Các nạn nhân gồm: Thị Hân (SN 1957), Thị Cươn (SN 1982), Thị Phêm (SN 1977), Thị Nhé (SN 1978), Thị Dớ (SN 1977), Thị Nương (SN 1996) và Thị Như (SN 1960). Cả 7 nạn nhân xấu số đều là người đồng bào dân tộc thiểu số S'tiêng, cư trú tại xã Lộc Hòa (huyện Lộc Ninh).
Các chiến sĩ biên phòng và thợ lặn tìm kiếm cứu nạn
Nguyên nhân ban đầu được xác định, số người này đi làm thuê về, di chuyển bằng phương tiện xuồng đóng bằng gỗ, chèo tay. Trên xuồng trước thời điểm xảy ra tai nạn chở hơn 40 người, trong đó có cả nam và nữ. Do trời tối, địa hình phức tạp, nước lớn, người đông nên khi đến đoạn giữa sông Măng (tiếp giáp giữa hai xã Lộc An và Lộc Hòa (huyện Lộc Ninh) gặp chướng ngại vật, xuồng bị thủng, nước tràn vào làm xuồng bị chìm ngay sau đó. Số người biết bơi và may mắn đã vào bờ an toàn.
Cùng ngày, thông tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho biết, sau khi tai nạn xảy ra, sáng 24/10, Công an tỉnh Bình Phước và các cơ quan chức năng đã khám nghiệm hiện trường, mổ tử thi các nạn nhân để xác định nguyên nhân, sau đó chuyển cho gia đình đưa về quê mai táng.
Dõi theo đội tìm kiếm cứu nạn
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Trăm cũng đã chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước khởi tố vụ án, khởi tố chủ xuồng và các đối tượng liên quan, đồng thời khẩn trương hoàn tất các thủ tục để chuyển Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn lệnh khởi tố vụ án, khởi tố các bị can và tạm giam các đối tượng.
Cũng theo UBND tỉnh Bình Phước, sau khi tai nạn xảy ra, 5g sáng 24/10, ông Nguyễn Văn Trăm đã đến từng gia đình có người thiệt mạng thăm hỏi và động viên, sau đó đến hiện trường vụ tại nạn chỉ đạo các cơ quan chức năng tìm kiếm nạn nhân.
Cùng ngày 24/10, huyện Lộc Ninh đã hỗ trợ mỗi gia đình có người bị tử vong 16 triệu đồng từ quỹ dự phòng phòng chống thiên tai, 20kg gạo để trang trải trước mắt. Ngoài ra, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Phước cũng đã hỗ trợ thêm gia đình mỗi nạn nhân 1 triệu đồng và Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Hoa Lư hỗ trợ 500.000 đồng cho mỗi gia đình.
Người thân đau xót trước sự ra đi của các nạn nhân
Tại các gia đình có người bị nạn, chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể xã Lộc Hòa đã đến giúp đỡ các gia đình mai táng nạn nhân. Trưa ngày 25/10, gia đình đã chôn cất các nạn nhân theo nghi thức truyền thống của đồng bào dân tộc S'tiêng.
Theo ghi nhận của phóng viên, thời điểm này, sau khi thu hoạch lúa, người dân ấp 8B xã Lộc Hòa thường đi làm cỏ mì (sắn) thuê cho một số chủ ở khu vực biên giới. Để đến được nơi làm việc, người dân thường sử dụng xuồng để qua sông.
Sau khi xảy ra xảy ra tai nạn thương tâm, từ đêm 23/10 đến hết ngày 24/10, hàng trăm người dân và gia đình người bị nạn đã tụ tập bên bờ sông Măng gần hiện trường lật xuồng chờ đợi thông tin về người thân. Dù nước chảy xiết, song lực lượng cứu hộ vẫn kiên trì lặn tìm kiếm thi thể nạn nhân. Các lực lượng cứu hộ đã đưa đến hiện trường những thợ lặn tốt nhất cùng nhiều xuồng cứu hộ, sục sạo trên toàn tuyến sông. Do có mưa lớn trong những ngày qua nên sông Măng nước dâng cao, dòng chảy xiết, nhiều đoạn có nước xoáy rất nguy hiểm nên việc lặn tìm kiếm khá khó khăn.
Theo Khampha
"Chắc cả đời tôi không quên được vụ chìm xuồng kinh hoàng đó" "Phát hiện chiếc xuồng bị chòng chành rồi chìm dần, mọi người hô nhau nhảy xuống sông, 2 vợ chồng tôi cũng nhảy xuống và bám vào 1 cành cây nên may mắn sống sót", ông Điểu Sươn kể lại vụ chìm xuồng trên sông Măng. Vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ chìm xuồng khiến 7 người chết, ông Điểu Sươn và...