Tìm thấy tàu sân bay của Nhật bị Mỹ đánh chìm trong Thế chiến II
Các nhà thám hiểm trong nỗ lực lùng sục các đại dương thế giới để tìm kiếm tàu chiến chìm trong Thế chiến II đã phát hiện tàu sân bay Nhật trong trận Midway.
Các chuyên gia tập trung vào các mảnh vụn chìm sâu dưới biển Thái Bình Dương, khu vực diễn ra một trong những trận hải chiến quan trọng của Thế chiến II.
Tàu nghiên cứu Petrel đã tung robot thám hiểm dưới nước vào vị trí cách đảo san hô Midway hàng trăm dặm, nằm giữa Mỹ và Nhật Bản, để tìm kiếm các tàu chiến bị chìm trong trận chiến Midway, theo AP.
Sau nhiều tuần tìm kiếm xung quanh quần đảo Tây Bắc Hawaii, tàu Petrel đã phát hiện một tàu chiến bị chìm – tàu sân bay Kaga của Nhật Bản. Tuần này, thủy thủ đoàn tiếp tục thám hiểm những tàu chiến khác.
Các nhà sử học coi chiến thắng của Mỹ trong trận Midway là bước ngoặt quan trọng trong Thế chiến II.
Tàu nghiên cứu Petrel đã phát hiện ra tàu sân bay Kaga của Nhật Bản sau khi tung robot thám hiểm dưới nước vào vị trí cách đảo san hô Midway hàng trăm dặm. Ảnh: AP.
“Chúng tôi đã đọc về những trận chiến qua sách vở và biết được những gì đã xảy ra. Nhưng chỉ đến khi bạn nhìn thấy những xác tàu đắm dưới đáy đại dương, bạn mới cảm nhận được cái giá thực sự của chiến tranh là gì”, Frank Thompson, nhà sử học thuộc Bộ Tư lệnh Di sản và Lịch sử Hải quân Mỹ trụ sở ở Washington, người có mặt trên tàu Petrel, cho biết.
Hình ảnh sonar của tàu sân bay Kaga cho thấy mũi con tàu đã đâm xuống đáy biển với tốc độ cao làm tàu vỡ tan thành từng mảnh và tạo ra miệng hố như một vụ nổ trong lòng đại dương.
Video đang HOT
Phần trước của con tàu chôn vùi dưới bùn và trầm tích sau khi chìm khoảng 4,8 km so với mặt nước biển.
Những quả bom của Mỹ đã rơi trúng tàu Kaga khiến nó bốc cháy nhưng các bộ phận rơi xuống vẫn ở gần nhau. Một số súng trên tàu vẫn còn nguyên và chĩa ra phía ngoài.
Cho đến nay, chỉ có 1 trong 7 tàu bị chìm, gồm 5 tàu của Nhật và 2 tàu của Mỹ, trong trận chiến trên không và trên biển vào tháng 6/1942 đã được định vị.
Paul Allen, nhà đồng sáng lập Microsoft với tỷ phú Bill Gates, đã khởi xướng cuộc thám hiểm. Ảnh: AP.
Paul Allen, nhà đồng sáng lập Microsoft với tỷ phú Bill Gates, đã khởi xướng cuộc thám hiểm. Trong nhiều năm, thủy thủ đoàn của con tàu Petrel dài 76 m đã phối hợp với Hải quân Mỹ cùng các quan chức từ khắp nơi trên thế giới đi tìm những con tàu bị chìm.
Tuy nhiên, Hải quân Mỹ có chính sách không trục vớt xác tàu đắm, vì chúng là ngôi mộ chung của các thủy thủ thiệt mạng. Ngoài ra, tọa độ của chúng cũng được giữ bí mật.
Cho đến nay, tàu nghiên cứu Petrel đã tìm thấy 31 tàu nhưng đây là lần đầu tiên thủy thủ đoàn tìm thấy tàu chiến của trận Midway, trận chiến diễn ra 6 tháng sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng, khiến hơn 2.000 người Nhật và 300 người Mỹ thiệt mạng.
Theo Zing.vn
Tướng hải quân Mỹ nói "điều không ngờ" về cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông
Trong hành trình di chuyển qua Biển Đông trên tàu sân bay USS Ronald Reagan, Chuẩn Đô đốc George Wikoff đã ấn tượng trước cách hành xử chuyên nghiệp của hải quân Trung Quốc.
"Họ duy trì thái độ tôn trọng mà theo chúng tôi đánh giá là một người chuyên nghiệp sẽ làm như vậy", Bloomberg dẫn lời Chuẩn Đô đốc George Wikoff phát biểu khi đứng trên tàu sân bay USS Ronald Reagan hôm 16/10.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan và nhóm tàu sẵn sàng đổ bộ USS Boxer di chuyển theo đội hình trên Biển Đông. (Ảnh: EPA)
"Đó là thái độ rất thân thiện và tôi nghĩ họ đã rất chuyên nghiệp và đây là điều mà tôi muốn nói về cả hai bên", ông Wikoff, người vừa đảm nhận cương vị Chỉ huy Đơn vị tác chiến số 70 cách đây hai tuần, nói thêm.
Trên hành trình di chuyển qua Biển Đông, tàu sân bay USS Ronald Reagan của hải quân Mỹ đã được một tàu khu trục và hai tàu tuần dương đi theo hộ tống. Tàu sân bay USS Ronald Reagan đang trên đường tới Singapore. Sự hiện diện của tàu USS Ronald Reagan là một phần trong sứ mệnh tuần tra Biển Đông nhằm thách thức Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự ở vùng biển chiến lược.
Lâu nay, thông qua cái gọi là bản đồ "đường chín đoạn", Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông, tuyến đường biển chiến lược mang lại giá trị thương mại hơn 3,4 ngàn tỷ USD/năm. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.
Chính quyền Bắc Kinh còn biện minh cho việc mở rộng hoạt động của lực lượng hải quân Trung Quốc trên Biển Đông là nhằm bảo vệ những tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
Tuy nhiên, theo Mỹ, hành động của Trung Quốc hướng tới mục tiêu "giành quyền kiểm soát hiệu quả toàn bộ diện tích Biển Đông".
Dù không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Nhật Bản và Mỹ nhiều lần lên tiếng khẳng định duy trì "khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở cửa và tự do". Mỹ còn thường xuyên điều động tàu thuyền tới Biển Đông để tiến hành tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên tuyến đường biển chiến lược kể từ năm 2015. Lần gần nhất là vào tháng Chín, Mỹ đã cho điều động tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer tiến hành hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Bên cạnh đó, Mỹ cũng đang tìm cách đẩy mạnh năng lực quân sự để đối phó với sự phát triển nhanh chóng của kho tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) của Trung Quốc. Theo Lầu Năm Góc, các loại vũ khí mà Trung Quốc đổ tiền đầu tư là nhằm phục vụ năng lực "chống thâm nhập/chống tiếp cận".
Hôm 1/10, nhân lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh, Trung Quốc đã cho ra mắt một loạt vũ khí hiện đại do nước này tự sản xuất gồm tên lửa đạn đạo DF-17. Đây là vũ khí được xem có khả năng vượt mặt các hệ thống phòng không của Mỹ. Ngoài ra, quân đội Trung Quốc còn cho công khai UAV trinh sát DR-8 được thiết kế để tiêu diệt các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không của đối phương.
Theo Tướng Wikoff, ông "không hề lo lắng" về sự an toàn của các lực lượng Mỹ hoạt động trên Biển Đông.
"Tôi đã ngủ rất ngon vào đêm qua, tôi cũng đã ngủ rất ngon vào đêm hôm trước và cả khi chúng tôi di chuyển qua Biển Đông", ông Wikoff chia sẻ.
Trái lại, sự xuất hiện của nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan đã khiến Trung Quốc tỏ ra khó chịu. Theo China Daily, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích Mỹ "phô trương sức mạnh trong khu vực".
Điều đáng nói là trong tuyên bố, ông Wikoff cũng đã xác nhận thông tin trong quá trình di chuyển trên Biển Đông, tàu sân bay USS Ronald Reagan của hải quân Mỹ bị một vài chiến hạm Trung Quốc bám đuôi.
"Chúng tôi không hề ngạc nhiên và điều này là hiển nhiên", ông Wikoff kết luận.
Theo infonet
Tàu Trung Quốc bám đuôi tàu sân bay hạt nhân Mỹ trên Biển Đông Chuẩn đô đốc hải quân Mỹ George Wikoff không phủ nhận thông tin tàu sân bay USS Ronald Reagan đã bị một số tàu Trung Quốc theo sát khi di chuyển trên Biển Đông. Siêu hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan của hải quân Mỹ đã cập cảng Singapore sáng 17/10, sau một thời gian tiến hành các hoạt động "thường quy"...