Tìm thấy ‘tàu ma’ 2.200 năm tuổi nguyên vẹn ở thành phố chìm dưới nước
“ Tàu ma” là xác một con tàu Ai Cập 2.200 năm tuổi bị chìm sau khi va chạm với những khối đá khổng lồ từ ngôi đền thiêng Amun.
Theo Heritage Daily, nhóm nghiên cứu đến từ Viện Khảo cổ học dưới nước châu Âu ( IEASM) đã phát hiện ra xác một con tàu cổ ở thành phố huyền thoại Heracleion, còn có tên là Thonis.
Thonis là một thành phố Ai Cập cổ đại, hình thành vào khoảng thế kỷ thứ VIII TCN. Nó nằm bên cửa sông Nile, gần với thành phố cảng Alexandria nổi tiếng và là trung tâm thương mại, hàng hải sầm uất của đế chế Ai Cập. Cái tên “Thonis” được gọi bởi cư dân Ai Cập, trong khi người Hy Lạp dùng “Heracleion” để chỉ nó.
Thành phố phát triển mạnh mẽ vào thời điểm nhiều người Hy Lạp đến Ai Cập và mang theo truyền thống văn hóa của họ. Tuy nhiên vào cuối thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, động đất, sóng thần, nước biển dâng và đất hóa lỏng đã nuốt chửng đô thị trù phú Thonis cùng nhiều khu dân cư lân cận. Hiện nay Thonis huyền thoại nằm dưới Vịnh Abi Quir (Ai Cập).
Đồ gốm cổ đại được tìm thấy dưới nước.
Con “tàu ma” mới phát hiện được chôn vùi tình cờ ngay giữa lòng thành phố cổ Thonis. Các chuyên gia tin rằng thời điểm thảm họa xảy ra, con tàu đang cập cảng gần đền thờ Amun, bị va vào đá khi ngôi đền sụp đổ. Kết quả, nó bị chôn vùi dưới “mộ phần” vững chắc làm bằng đá từ ngôi đền và đất sét cứng. Cũng chính vì thế mà con tàu cao 25 mét này giữ được tình trạng nguyên vẹn đến đáng kinh ngạc.
“Tàu ma” được tìm thấy dưới 5m đất sét và các khối đá. Người ta đã phải sử dụng công nghệ sonar (kỹ thuật định vị bằng sóng âm) tinh vi để tìm thấy con tàu này. Đó là dạng tàu nổi tiếng từng ngang dọc khắp sông Nile cổ đại, thường dùng buồm hoặc chèo bằng sức người, có đáy phẳng. Con tàu được chế tạo bằng kỹ thuật ghép mộng, trong đó những miếng gỗ có phần nhô ra được đặt khớp vào những miếng gỗ có phần khoét sẵn. Kết quả là một con tàu được hoàn thiện bằng các đoạn gỗ lồng vào nhau như một trò chơi ghép hình.
Đây là dạng tàu mà các thương nhân Hy Lạp đã mang tới Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên không rõ chiếc tàu chở hàng gì khi nó bị chìm.
Tại địa điểm của thành phố chìm này, các nhà khảo cổ cũng khám phá ra một khu chôn cất được sử dụng cách đây 2.400 năm. Nhóm nghiên cứu tìm thấy đồ gốm được trang trí công phu, trong đó có một mảnh dường như có hình ảnh những con sóng được vẽ trên đó.
Nhóm khảo cổ cũng tìm thấy một tấm bùa màu vàng mô tả thần Bes.
Họ còn phát hiện một bùa hộ mệnh bằng vàng mô tả Bes, vị thần trong tôn giáo Ai Cập cổ đại gắn liền với việc sinh con và khả năng sinh sản. Người Ai Cập cổ đại đôi khi sử dụng hình ảnh của vị thần này để bảo vệ phụ nữ sinh con và trẻ nhỏ.
Những phát hiện quý giá trên đã góp phần giúp chúng ta hình dung ra bức tranh giao thương đặc sắc giữa Hy Lạp và Ai Cập cổ đại.
Sau tiếng nổ bất ngờ, kho báu lớn thứ 8 thế giới lộ ra: Nhà khảo cổ hối hận khi nhìn bên trong
Vì họ nhận ra mình đã bỏ quên cả một nền văn minh rực rỡ!
Khi nói về kim tự tháp chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đất nước Ai Cập cổ đại, nhưng họ đâu biết rằng còn có những kim tự tháp đồ sộ không kém trên vùng đất sa mạc Mỹ Latin được xây dựng từ tộc người Moche cổ đại.
Cách đây hơn 2000 năm, tộc người Moche cổ đại ra đời, thống trị bờ biển phía bắc Peru. Họ xây dựng nhiều kim tự tháp hùng vĩ và hình thành nên một nền văn hóa cổ đại, đó là văn hóa Moche.
Văn hóa Moche rực rỡ những vẫn không đủ để phổ biến như các nền văn minh cổ đại khác. Bên cạnh đó, nền văn hóa này hoàn toàn không có bất kì văn bản ghi chép nào. Thời gian cứ thế trôi qua, văn hóa Moche dần dần bị lãng quên và phải mãi cho đến bây giờ, văn hóa đó mới được sống lại nhưng đáng tiếc là chỉ trong khảo cổ học.
Dấu tích văn hóa Moche cổ đại. (Ảnh: Newqq).
Vào giữa thế kỷ trước, một nhà khảo cổ học người Mỹ vô tình phát hiện dấu tích của một di chỉ văn hóa cổ đại. Phát hiện của ông đã không được công đồng khảo cổ công nhận, họ cho rằng di chỉ này chưa từng được ghi ở một văn bản nào.
Cổ vật được tìm thấy trong di chỉ văn hóa Moche. (Ảnh: Newqq).
Sự lơ là của giới khảo cổ đã vô tình đẩy di chỉ vào bờ vực xâm phạm bởi những tên trộm mộ. Năm 1987, nhóm trộm mộ sử dụng mìn gây nên một vụ nổ lớn. Di chỉ văn hóa bắt đầu lộ diện và văn hóa Moche được phục hồi từ đây.
Ngay sau vụ nổ xảy ra, cảnh sát đã có mặt kịp thời bắt giữ những tên trộm mộ và bảo quản các di vật văn hóa. Khi tận mắt nhìn thấy số lượng vàng bạc châu báu được phát hiện lúc này, các nhà khảo cổ mới thực sự nhận ra họ đúng đã bỏ quên một phát hiện khảo cổ học cực kỳ lớn.
Khai quật di chỉ tìm thấy tổng cộng 6 quan tài, trong đó có một chiếc rất lớn và được dự đoán chính là người đứng đầu di chỉ này.
Mở quan tài lớn nhất, xác ướp được phủ đầy vàng bạc, trên tay có cầm một thanh đinh ba bằng vàng ròng. Từ chi tiết quý giá này, các nhà khảo cổ học nhận định rằng rất có thể chủ nhân của ngôi mộ chính là một vị vua của người Moche.
Rất nhiều cổ vật đã được tìm thấy bên trong di chỉ. (Ảnh: Newqq).
Bên cạnh số vàng bạc châu báu, một lượng lớn đồ gốm cùng nhiều pho tượng được khắc tinh xảo cũng đã được khai quật. Lăng mộ vị vua này được mệnh danh là kho báu lớn thứ 8 trên thế giới. Đánh dấu việc đất nước cổ đại biến mất cuối cùng đã xuất hiện trở lại!
Phát hiện con tàu bên cạnh ngôi đền bí ẩn dưới thành phố chìm ở Ai Cập Một con tàu bên cạnh ngôi đền vừa được phát hiện trong tàn tích của một thành phố Ai Cập cổ đại chìm dưới đáy biển khoảng hơn nghìn năm trước. Thợ lặn con tàu bên cạnh ngôi đền bí ẩn dưới thành phố chìm ở Ai Cập Các thợ lặn đã phát hiện ra những dấu tích hiếm hoi của một con...