Tìm thấy mối liên quan giữa vitamin B12 và ung thư
Theo Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng – Bệnh viện K T.Ư (Hà Nội), vitamin B12 là loại vitamin tan trong nước mà cơ thể cần với lượng nhỏ để duy trì hoạt động.
Trong cơ thể người, vitamin B12 cần thiết cho quá trình hình thành tế bào hồng cầu, chuyển hóa tế bào, chức năng thần kinh và sản xuất ADN. Mỗi ngày cơ thể của người trưởng thành cần 2 – 2,4 microgram vitamin B12. Vitamin B12 có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, cá, trứng, sữa (ảnh)… Thiếu vitamin B12 thường gặp ở những người ăn chay, giảm tiết axit dạ dày, viêm teo dạ dày miễn dịch, phẫu thuật cắt dạ dày hoặc nối vị tràng, viêm ruột, rối loạn mật – tụy…
Hậu quả của thiếu vitamin B12 có thể dẫn tới thiếu máu hồng cầu to, đau lưỡi, chán ăn, đầy hơi, táo bón, và đặc biệt là tổn thương thần kinh gây giảm cảm giác và phản xạ các chi, mất điều hòa, giảm hoặc mất trí nhớ, hoang tưởng. Vitamin B12 tan trong nước và được đào thải chủ yếu qua nước tiểu. Thừa vitamin B12 không gây độc tính cho cơ thể.
Tuy nhiên, những năm gần đây, có một số nghiên cứu đã quan sát thấy mối liên quan giữa ung thư và vitamin B12 khiến nhiều người còn băn khoăn về việc sử dụng vitamin này.
Cụ thể, nồng độ vitamin B12 ở trong máu có liên quan đến nguy cơ phát triển một số loại ung thư.
Video đang HOT
Trong đó, nghiên cứu trên hơn 5.364 bệnh nhân ung thư phổi và 5.364 bệnh nhân đối chứng cho thấy nồng độ vitamin B12 cao trong máu có nguy cơ ung thư phổi cao gấp 1,15 lần. Trong khi đó, nồng độ vitamin B12 trong máu thấp lại có thể làm tăng nguy cơ một số loại ung thư như: ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.
Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin B12 quá mức để phòng nguy cơ ung thư lại không được khuyến khích do nó cũng có thể làm tăng nguy cơ một số ung thư. Phân tích kết quả trên những đối tượng bổ sung vitamin B12 lâu dài với liều lượng lớn (trên 55 microgram/ngày) sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi gấp 2 lần ở nam giới, đặc biệt ở nam giới hút thuốc thì nguy cơ tăng cao hơn nữa nếu bổ sung trên 10 năm.
Trên thực tế lâm sàng, vitamin B12 vẫn được bác sĩ chỉ định bổ sung ở những người bị thiếu hụt dựa trên các xét nghiệm. Một số phác đồ điều trị ung thư phổi còn bổ sung vitamin B12 cùng một số chất khác để giảm thiểu độc tính với tế bào máu (như hạ bạch cầu, tiểu cầu) trong quá trình điều trị.
Như vậy, vitamin B12 rất cần thiết với cơ thể và nên được cung cấp với liều lượng phù hợp, ưu tiên từ thực phẩm, không nên bổ sung với liều lượng lớn với thời gian kéo dài, và khi bổ sung vitamin thì nên có hướng dẫn của bác sĩ.
Bị gãy răng, bác sĩ phát hiện cậu bé 5 tuổi bị ung thư hiếm gặp
Cậu bé 5 tuổi ở bang Michigan (Mỹ) bị chảy máu liên tục khi bị gãy chiếc răng đầu tiên. Nhưng cũng chính việc tưởng như không liên quan này mà bác sĩ phát hiện cậu bé mắc một loại ung thư hiếm gặp.
Cậu bé Ryder Washington, 5 tuổi, sống với bố mẹ ở thành phố Farmington Hills, bang Michigan (Mỹ). Mọi chuyện bắt đầu khi cậu bé bị gãy chiếc răng đầu tiên, theo Newsweek.
Bé Ryder Washington, 5 tuổi, ở Mỹ, phát hiện mắc bệnh ung thư hiếm gặp sau khi bị gãy răng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ở những đứa trẻ khác, nướu sẽ ngừng chảy máu sau khi răng gãy. Nhưng với bé Ryder, máu lại chảy liên tục và không cầm được. Bố mẹ cậu bé nghi là có chuyện gì đó không ổn nên đã lập tức đưa con trai đến bệnh viện để kiểm tra.
Những chẩn đoán ban đầu khiến ông bà Washington rất lo lắng. "Chúng tôi bắt đầu nghe những thuật ngữ như ung thư, huyết học và rất lo lắng", cô Kimberli Washington, mẹ của bé Ryder, kể lại.
Kết quả chẩn đoán cuối cùng xác định bé Ryder bị hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS). Đây là căn bệnh nằm trong nhóm rối loạn suy tủy xương và là một dạng ung thư máu.
Tủy xương nằm bên trong xương có chức năng tạo ra tế bào máu. Với những người mắc hội chứng rối loạn sinh tủy, các tế bào gốc trong tủy xương biến đổi thành tế bào ung thư. Tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh một cách không kiểm soát, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ.
Hệ quả là nồng độ tế bào máu của người bệnh sẽ thấp. Bệnh có thể phát hiện bằng xét nghiệm máu, thậm chí ngay trước cả khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, hội chứng rối loạn sinh tủy là bệnh hiếm gặp, xác suất mắc là khoảng 1 trên 10.000 người.
Sự thiếu hụt loại tế bào nào trong máu sẽ quyết định triệu chứng của hội chứng rối loạn sinh tủy. Chẳng hạn, tế bào hồng cầu có chức năng mang ô xy từ phổi đi khắp cơ thể và giúp loại bỏ khí CO2. Nếu thiếu tế bào hồng cầu, người bệnh sẽ thường xuyên bị mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược và khó thở.
Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Nếu thiếu bạch cầu, người bệnh sẽ thường xuyên bị nhiễm trùng, thậm chí nhiễm trùng nặng.
Trong trường hợp của Ryder, cậu bé bị thiếu tiểu cầu. Tiểu cầu có chức năng hình thành máu đông và ngăn chảy máu. Thiếu tiểu cầu khiến người bệnh bị chảy máu nhiều, khó cầm lại được và dễ bị bầm tím trên da.
Bé Ryder hiện được truyền tiểu cầu. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện hóa trị và ghép tủy xương. Gia đình Ryder đang tìm kiếm người hiến tủy phù hợp cho cậu, theo Newsweek.
Bác sĩ gợi ý những loại rau củ giúp chữa táo bón, ngừa ung thư Bông cải xanh, giá, mồng tơi, cải bó xôi, xà lách... là những loại rau quen thuộc, chứa nhiều vitamin chất khoáng giúp bảo vệ mắt, bền thành mạch, phòng ngừa ung thư, nhuận tràng giảm táo bón. Lợi ích từ việc ăn rau Bác sĩ CKI Nguyễn Trần Như Thủy (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3) cho...