Tìm thấy mặt nạ vàng 3.000 năm tuổi ở Trung Quốc
Mặt nạ vàng 3.000 năm tuổi cùng hàng trăm di vật phát hiện bên trong những hố hiến tế ở tây nam Trung Quốc
Chiếc mặt nạ vàng 3.000 năm tuổi ở Trung Quốc
Theo Cục Di sản Văn hóa tỉnh Tứ Xuyên, một chiếc mặt nạ bằng vàng có niên đại hơn 3.000 năm nằm trong số hàng trăm di vật nằm trong các hố hiến tế mới phát hiện ở tây nam Trung Quốc.
Các phát hiện xuất hiện tại địa điểm khảo cổ Sanxingdui, rộng khoảng 4,6 dặm vuông bên ngoài Thành Đô. Kể từ khi một nông dân địa phương tình cờ tìm thấy đồ cổ vào những năm 1920, tính đến này đã phát hiện ra hàng nghìn cổ vật ở địa điểm này.
Chiếc mặt nạ bằng vàng nặng khoảng 100 gram, là một phần của cái đầu to lớn bằng đồng chứ không phải một vật thể độc lập. Theo các chuyên gia, chiếc mặt nạ xuất hiện từ cuối triều đại nhà Thương, kết thúc vào năm 1046 trước Công nguyên.
Video đang HOT
Nó là một trong khoảng 500 vật phẩm phát hiện ở các hố hiến tế trong những tháng gần đây. Ngoài ra, họ phát hiện các di vật bằng ngà voi, một con dao bằng ngọc, một bình nghi lễ gọi là ‘zun’, một số bức tượng nhỏ bằng đồng.
Chiếc mặt nạ bằng đồng tại một trong tám hố hiến tế trong khu di tích Sanxingdui.
Vào giữa những năm 1980, các nhà khảo cổ tìm ra hai hố nghi lễ chứa hơn 1.000 món đồ. Sau một thời gian dài tạm dừng khai quật, người ta phát hiện ra hố thứ ba vào cuối năm 2019, và sau đó là 5 cái nữa vào năm 2020. Nhiều đồ vật tìm thấy trong các hố dùng để đốt theo nghi thức trước khi chôn cất.
Sanxingdui nằm ở trung tâm nước Thục, một vương quốc cai trị ở lưu vực phía tây Tứ Xuyên cho đến khi nó bị chinh phục vào năm 316 trước Công nguyên. Các phát hiện tại địa điểm này cung cấp bằng chứng về một nền văn hóa Thục độc đáo.
Tang Fei, Giám đốc Viện Nghiên cứu Di tích Văn hóa và Khảo cổ tỉnh Tứ Xuyên cho biết: “Những khám phá mới một lần nữa chứng minh rằng trí tưởng tượng và sức sáng tạo của người Trung Quốc cổ đại”.
Nhiều đồ vật khai quật tại Sanxingdui hiện đang trưng bày tại một bảo tàng trong khuôn viên. Trong khi đó, việc khai quật hai trong số các hố vẫn đang tiếp tục diễn ra.
Sanxingdui nằm trong “danh sách dự kiến” của tổ chức UNESCO của để xem xét được công nhận là Di sản Thế giới trong tương lai. Cơ quan Liên Hợp Quốc mô tả nơi này cùng một số địa điểm khảo cổ khác của nước Thục là “đại diện xuất sắc của nền Văn minh thời đại đồ đồng của Trung Quốc, Đông Á và thậm chí cả thế giới”.
Trung Quốc từng xuất hiện nền văn minh ngoài Trái đất?
Một phát hiện khảo cổ mới ở Di chỉ Tam Tinh Đôi, thuộc thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên, làm dấy lên các giả thuyết cho rằng từng có nền văn minh ngoài Trái đất ở Trung Quốc.
Chiếc mặt nạ vàng gây xôn xao dư luận CHỤP TỪ CCTV
Trong lúc khai quật Di chỉ Tam Tinh Đôi, các chuyên gia Trung Quốc tìm được một chiếc mặt nạ bằng vàng ròng, có từ thời đại Đồ Đồng (từ năm 3000 đến 1200 trước công nguyên), theo báo South China Morning Post hôm 24.3.
Chiếc mặt nạ nằm trong số hơn 500 cổ vật vừa được tìm thấy ở khu khảo cổ trên địa bàn tỉnh Tứ Xuyên, nhưng lập tức khuấy động cộng đồng mạng nước này sau khi một số người cho rằng nó phải thuộc về "người ngoài hành tinh".
Theo các luồng thông tin trên mạng, chiếc mặt nạ hoàn toàn không giống bất kỳ dạng mặt nạ nào từng thấy, với hình dạng lạ và có vẻ như "phi nhân loại".
Thậm chí có người còn so sánh mặt nạ vàng có nét tương đồng với các nhân vật trong bộ phim bom tấn Avatar của Hollywood.
"Liệu đó có nghĩa là Di chỉ Tam Tinh Đôi thuộc về một nền văn minh ngoài Trái đất?", một dân mạng đặt câu hỏi.
Tuy nhiên, ông Wang Wei, giám đốc Viện Khảo cổ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, đã lên tiếng bác bỏ các giả thuyết ngoài hành tinh trên.
"Không có chuyện Di chỉ Tam Tinh Đôi thuộc về nền văn minh ngoài Trái đất", ông Vương phát biểu trên Đài CCTV. Và Giám gốc Bảo tàng Tam Tinh Đôi Lei Yu cũng lên truyền hình khẳng định đây là di chỉ của người Trung Quốc.
Đường hầm nguy hiểm nhất thế giới được đào "bằng tay" Khi đường hầm được đào bằng tay bắt đầu hình thành, càng có nhiều dân làng cùng tham gia và trong vòng 5 năm đường hầm Guoliang dài 1.250 mét đã được hoàn thành. Đường hầm Guoliang nối ngôi làng Guoliang trên đỉnh vách đá, thuộc tỉnh Hà Nam của Trung Quốc với thế giới bên ngoài được đào bằng tay bằng các...