Tìm thấy loài sinh vật mới ở Nam Cực dưới lớp băng 1000 mét
Các nhà nghiên cứu của Châu Nam Cực vừa tuyên bố đã phát hiện ra một loài sinh vật mới đối với khoa học sau khi thăm dò vùng nước sâu tới 1000 mét dưới lớp băng.
Hình ảnh sinh vật mới được phát hiện.
Lục địa băng giá là nơi sinh sống của một số nhà khoa học quanh năm nghiên cứu khu vực bị cô lập nhằm tìm hiểu thêm về lịch sử Trái đất và tác động của biến đổi khí hậu. Một số dự án cũng tập trung vào sinh vật biển ở vùng biển xung quanh Nam Cực, thăm dò một hệ sinh thái trong một số trường hợp, đã bị bỏ hoang trong hàng triệu năm.
Mới đây, nhà sinh vật học biển Adrian Glover đã tiết lộ trong một video trên YouTube về cách ông phát hiện ra một loài mới trong quá trình điều tra về sự đa dạng của sự sống ở biển sâu Nam Cực và lý do tại sao nó có thể thay đổi.
“Tôi là một nhà sinh vật học biển tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, niềm đam mê và chuyên môn đặc biệt của tôi là về sinh học liên quan đến các loài động vật ở biển sâu, đặc biệt là Nam Cực. Mọi người thường nghĩ về Nam Cực như một lục địa băng tuyết, đất đai cằn cỗi hầu như không có sinh vật nào, nhưng sự tương phản của môi trường biển thật đáng kinh ngạc. Trong những năm gần đây, chúng tôi đã có những khám phá mới, đây là sự đa dạng xuyên suốt chuỗi thức ăn từ động vật cực nhỏ dưới đáy biển đến loài nhuyễn thể trên tảo và băng biển, sau đó là chim cánh cụt và cá voi”, nhà sinh vật học biển Adrian Glover cho biết.
Adrian Glover thông tin về phát hiện mới đó là một sinh vật đáng chú ý, đặc trưng bởi những sợi lông chạy dọc bên hông. Chúng có quan hệ họ hàng xa với giun đất vẫn tìm thấy trên đất liền.
Sinh vật mới được phát hiện còn được gọi là giun lông, giun nhiều tơ là một loại giun gần giống giun không gai sống ở biển.
Chúng phổ biến rộng rãi trong những loài sống ở nhiệt độ đại dương lạnh nhất của đồng bằng vực thẳm, đến những dạng chịu được nhiệt độ cực cao gần các miệng thông thủy nhiệt.
Các loài giun nhiều tơ được tìm thấy trên khắp các đại dương của Trái đất ở mọi độ sâu, từ những dạng sống như sinh vật phù du gần bề mặt, đến một mẫu vật dài hai đến ba cm được quan sát bởi tàu thăm dò đại dương Nereus ở đáy của vực sâu Challenger.
Adrian Glover cũng tiết lộ một số thiết bị công nghệ cao đang cách mạng hóa việc nghiên cứu sinh học biển sâu, giúp việc thu thập mẫu vật trở nên dễ dàng hơn.
“Ngày nay chúng ta có khá nhiều thiết bị tiên tiến có thể sử dụng để thu thập động vật từ biển sâu. Đặc biệt, các phương tiện hoạt động từ xa. Đây là những tàu ngầm mini mà chúng tôi có thể điều khiển từ trên mặt nước. Chúng cho phép chúng tôi thực sự nhìn thấy môi trường sống mà bạn đang làm việc. Điều này đang bắt đầu cách mạng hóa nghiên cứu sinh học biển sâu, chúng tôi có thể thực sự nhắm mục tiêu lấy mẫu của mình tới những loài động vật cụ thể mà chúng tôi quan tâm ở độ sâu lên đến 1.000 mét”, Adrian Glover nói thêm.
Khắc phục thành công sự cố khoang chứa mẫu vật trên tàu thăm dò Osiris-Rex
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 30/10 cho biết đã khắc phục thành công sự cố trên tàu thăm dò Osiris-Rex để thu thập được mẫu đất đá và bụi vũ trụ từ tiểu hành tinh Bennu.
Giám đốc dự án thăm dò trên - ông Rich Burns tuyên bố: 'Chúng tôi đã hoàn tất thành công hoạt động này'.
Hình ảnh lấy từ video do NASA công bố ngày 21/10/2020 cho thấy cánh tay robot của tàu Osiris-Rex đã chạm xuống bề mặt hành tinh Bennu để thu thập mẫu vật. Ảnh: AFP/TTXVN
Tàu thăm dò Osiris-Rex của NASA có nhiệm vụ thu thập các mẫu vật trên bề mặt tiểu hành tinh Bennu, phục vụ nghiên cứu làm sáng tỏ nguồn gốc của Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, tàu đã gặp sự cố sau khi thu thập lượng mẫu vật quá lớn, vượt chỉ tiêu 60 gram như dự kiến ban đầu, khiến mẫu vật lọt khỏi khoang chứa nằm ở phần cuối một cánh tay robot dài 3 mét của tàu này. Theo các kỹ sư của NASA, các mẫu đất đá đã khiến các nắp khoang chứa mẫu vật bị kẹt và không thể đóng kín. Cánh tay robot nói trên là bộ phận đã tiếp xúc với tiểu hành tinh Bennu trong vài giây vào ngày 20/10. Đây được được coi là thời khắc cao trào trong sứ mệnh thăm dò tiểu hành tinh Bennu được tiến hành từ cách đây 4 năm.
Ngày 29/10, NASA thông báo các kỹ sư đã có thể điều khiển cánh tay robot này cầm các mẫu vật đến một khoang chứa gần trung tâm của tàu vũ trụ, thả các mẫu vật này xuống và đóng nắp khoang chứa lại. Việc khắc phục sự cố kéo dài 2 ngày, trong đó nhóm chuyên gia phải đánh giá lại toàn bộ các hình ảnh và dữ liệu đã thực hiện từ mỗi giai đoạn trước đó.
Tàu thăm dò Osiris-Rex hiện cách Trái Đất 320 triệu km, do đó tàu này sẽ mất 18,5 phút cho mỗi lần truyền thông tin về Trái Đất. Cũng như vậy, bất cứ tín hiệu nào từ phòng điều khiển ở Trái Đất cũng cần 18,5 phút để tới được tàu Osiris-Rex. Chuyên gia Dante Lauretta - một trong những thành viên chủ chốt của dự án này cho biết tuy một lượng lớn mẫu vật đã bị lọt ra ngoài, nhưng vẫn giữ được hàng trăm gram mẫu vật - vượt xa mục tiêu tối thiểu đề ra trước đó.
Tàu Osiris-Rex dự kiến sẽ trở về Trái Đất vào tháng 9/2023 với kỳ vọng mang về lượng mẫu vật không gian lớn nhất từ trước đến nay, kể từ kỷ nguyên Apollo.
Tàu thăm dò Osiris-Rex sắp chạm bề mặt hành tinh Bennu Sau hành trình kéo dài 4 năm, tàu thăm dò Osiris-Rex của Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) dự kiến chạm xuống bề mặt tiểu hành tinh Bennu vào ngày 20/10 tới để thu thập mẫu vật mang về Trái Đất. NASA đưa ra thông báo này ngày 24/9. Hình minh họa này cho thấy tàu vũ trụ OSIRIS-REx của...