Tìm thấy loài rùa ‘ngỡ bị tuyệt chủng’ trong 113 năm
Cuộc thám hiểm này của ông Galante và việc phát hiện ra loài rùa cứ ngỡ bị tuyệt chủng này sẽ được giới thiệu trong một tập phim chiếu trên kênh Hành tinh Động vật (Animal Planet) vào mùa hè 2019.
Một cá thể rùa bị cho là tuyệt chủng trong 113 năm đã được phát hiện lại trên một hòn đảo núi lửa xa xôi ở quần đảo Galapagos thuộc nước Ecuador, đài Fox News đưa tin.
Loài rùa Fernandina, tên khoa học là Chelonoidis Phantasticus, bị cho là đã tuyệt chủng vào năm 1906 đã được phát hiện lại vào hôm 17-2.
Phát hiện đáng kinh ngạc này xảy ra trong một chuyến thám hiểm của kênh Hành tinh Động vật (Animal Planet) do nhà sinh vật học Forrest Galante dẫn đầu.
Nhà thám hiểm Forrest Galante bên cạnh cô rùa Fernandina cứ ngỡ bị tuyệt chủng trong 113 năm. Ảnh: FOXNEWS
Cá thể rùa thuộc giống cái và được mô tả là có sức khỏe tốt nhưng thiếu cân. Các chuyên gia động vật hoang dã đã đưa “cô” đến một trung tâm nhân giống rùa Fausto Llerena trên đảo Isla Santa Cruz ở quần đảo Galapagos của Ecuador. Ở thời điểm này, các chuyên gia vẫn chưa xác định được tuổi của cá thể rùa này.
Video đang HOT
Việc tìm ra cô rùa quý hiếm này gợi nhớ đến số phận đáng buồn của ông rùa Lonesome George – thuộc giống rùa Galapagos khổng lồ quý hiếm khác. Lonesome George đã không sống đến lúc tìm được bạn tình để nhân giống, nó được cho là cá thể cuối cùng của phân loài đảo Pinta chết tại Trung tâm Fausto Llerena vào năm 2012.
Vì vậy, các chuyên gia rất vui mừng với việc phát hiện lại cô rùa Fernandina thuộc giống cái. Nhà sinh vật học Galante xem đây là thành tựu khoa học lớn nhất và là khoảnh khắc đáng tự hào nhất từ trước đến nay trên con đường theo đuổi niềm đam mê bảo tồn các loài động vật tuyệt chủng.
Ông Galante tin rằng cô rùa này có thể trở thành một biểu tượng của hy vọng bảo tồn động vật hoang dã.
Cuộc thám hiểm của ông Galante đến quần đảo Galapagos và việc phát hiện ra loài rùa cứ ngỡ bị tuyệt chủng nói trên sẽ được giới thiệu trong một tập phim chiếu trên kênh Hành tinh Động vật (Animal Planet) vào mùa hè 2019.
Loài rùa đã thu hút nhiều sự quan tâm trong những năm gần đây. Đáng chú ý nhất là cụ rùa Jonathan, thuộc giống rùa Frederica hiện đang cư trú trên hòn đảo St. Helena xa xôi ở Nam Đại Tây Dương.
Cụ rùa Jonathan hiện đã 186 tuổi, được cho là động vật sống trên cạn lâu đời nhất thế giới.
KIM NGUYÊN
Theo netnews.vn
Rùng mình với "mưa nhện" ở Brazil
Cậu bé 14 tuổi đã quay lại khoảnh khắc khó tin và nói rằng khung cảnh đó thực sự khiến mình "choáng váng và sợ hãi" khi hàng trăm con nhện không hiểu từ đâu bỗng nhiên bay lơ lửng giữa không trung.
Cảnh quay cho thấy sự xuất hiện của hàng trăm con nhện như mưa trút xuống từ bầu trời Brazil
Vụ việc khó tin diễn ra tại Espírito Santo do Dourado, Brazil và người quay lại video rồi đăng tải lên mạng là một cậu bé 14 tuổi tên João Pedro Martinelli Fonseca. Cậu bé cho biết đã "sững sờ và sợ hãi" khi tận mắt chứng kiến nhện bay lơ lửng trong không trung với số lượng lên tới hàng trăm con như vậy.
Người dân địa phương kể lại rằng bầu trời lúc đó trông giống như đang đổ mưa với toàn nhền nhện kín đặc. Mặc dù những con nhện trông có vẻ đang chực chờ rơi xuống nhưng kỳ thực, chúng đang di chuyển trên một mạng lưới khổng lồ giăng mắc giữa những tán cây cách xa nhau.
Sau khi được tải lên Facebook và Youtube vào tuần trước, video của cậu bé 14 tuổi đã có tới 32.000 lượt xem.
Pedro quay lại đoạn video ngay tại trang trại của ông bà mình ở một vùng nông thôn thuộc miền Nam bang Minas Gerais. Những "kẻ xâm lấn 8 chân" đã làm cậu bé hốt hoảng, đặc biệt là khi một trong số chúng rơi vào trong chiếc xe mà Pedro đang đi.
"Có nhiều mạng nhện và nhện hơn cả những gì mà bạn có thể thấy trong video. Chúng tôi đã nhìn thấy hiện tượng này trước đây, luôn xảy ra vào lúc hoàng hôn, vào những ngày trời rất nóng", bà của cậu bé 14 tuổi là Jercina Martinelli trả lời phỏng vấn của báo địa phương.
Hiện tượng này đã từng xảy ra ở Espírito Santo do Dourado
Các chuyên gia cho biết hiện tượng này là một điển hình ở khu vực có thời tiết nóng ẩm, tạo điều kiện cho những mạng nhện khổng lồ tạm thời như vậy hình thành.
Cristina Anne Rheims, một nhà sinh vật học làm việc tại Viện Butano ở UOL khẳng định: "Chúng hoàn toàn vô hại, chúng không gây ra tai nạn và nọc độc của chúng vô hại đối với con người".
Trong khi đó, một nhà sinh vật học khác giải thích: "Đây là một chiến thuật để tăng diện tích bắt thức ăn, thường là các loài côn trùng. Sợi tơ hoạt động như chiếc dù, vì vậy những cơn mưa nhện như vậy còn được gọi là "khinh khí cầu" nhện".
Theo Nguồn tổng hợp
Giải mã giống chuối "thành tinh" to bằng... cổ chân ở Papua New Guinea Không ảnh hưởng bởi tác động của con người cũng chẳng bị tưới nhầm thuốc sinh trưởng nhưng giống chuối khổng lồ ở quốc đảo này vẫn ra sai trái mỗi năm. Nghĩ tới Papua New Guinea, người ta thường bị ám ảnh bởi tục ăn người rùng rợn từ đời xưa của người dân bộ lạc bản xứ. Nhưng tạm quên đi...