Tìm thấy loài cá có đầu trong suốt dưới đáy đại dương sâu thẳm
Loài cá mắt trống quý hiếm theo dõi con mồi bằng đôi mắt cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng được bao bọc trong cái đầu nhìn xuyên thấu.
Một con cá mắt trống quý hiếm bơi dưới biển sâu – Ảnh: Imgur
Trong một khu vực nào đó của đại dương xanh thẳm, ẩn mình dưới độ sâu từ 600m đến 800m dưới mực nước biển là những chú cá đang ngước nhìn lên phía trên qua cái đầu trong suốt của chúng.
Ấn tượng thêm nữa là đôi mắt của chúng như những hạt ngọc lục bảo đầy mê hoặc. Loài cá này thường được gọi là cá mắt trống (tên khoa học: Macropinna microstoma).
Đôi mắt màu lục của chúng hoạt động như một loại kính râm, giúp chúng theo dõi con mồi. Đại dương bao la rộng lớn là thế nhưng không một nơi nào là đủ an toàn cho các loài sinh vật.
Video đang HOT
Một số chúng thường ẩn náu trong làn nước bằng chiếc bụng phát sáng của mình, dùng để ngụy trang và bảo vệ chúng. Các con mồi phát quang sinh học rất khó bị phát hiện trong điều kiện ánh sáng mặt trời hắt xuống qua mặt biển tạo một cái bóng xanh mờ. Nhưng loài cá mắt trống đã đi trước một bước.
Ông Bruce Robison – nhà sinh vật học biển sâu tại Viện Nghiên cứu thủy cung vịnh Monterey ở California (Mỹ) – cho biết sắc tố mắt của cá mắt trống cho phép chúng phân biệt giữa ánh sáng mặt trời và phát quang sinh học. Nó giúp loài cá này có thể nhìn rõ những con vật đang cố gắng ẩn mình.
Đôi mắt hình ống của cá mắt trống cực kỳ nhạy cảm và hấp thụ nhiều ánh sáng, rất hữu ích ở độ sâu tối như hũ nút.
Trong lúc quan sát một con cá mắt trống sống dưới đáy biển sâu, Bruce Robison phát hiện ra một thứ khác mà các nhà khoa học trước đây dường như đã bỏ qua.
“Loài cá này có ‘mái che’ che mắt giống như một chiếc máy bay chiến đấu”, ông đề cập đến phần trước trong suốt của cá mắt trống.
Ông cho rằng mái che này có thể giúp bảo vệ mắt của chúng khi chúng ăn những xúc tu châm chích của siphonophores – loài lai tạp giữa sứa biển và san hô, trôi nổi giữa đại dương với những sợi xúc tu dài và chết chóc, giống một tấm lưới thả trôi chỉ chực chờ con mồi tiến vào.
Người ta đã tìm thấy hỗn hợp nhiều loại thức ăn trong dạ dày của cá mắt trống, bao gồm cả xúc tu của siphonophores. Chiến thuật của chúng có thể là bơi tới chỗ các xúc tu và gặm nhấm con mồi nhỏ bị mắc kẹt ở đó, sử dụng tấm khiên trong suốt để bảo vệ đôi mắt xanh của chúng khỏi bị xúc tu làm hại.
Để tìm thấy loài cá kỳ lạ này trong tự nhiên không phải là điều dễ dàng. Trong suốt sự nghiệp 30 năm của mình, Bruce Robison cho biết ông chỉ nhìn thấy con cá dài 15cm này vỏn vẹn 8 lần. “Chúng tôi dành rất nhiều thời gian để khám phá dưới đó, vì vậy tôi có thể tự tin nói rằng chúng khá hiếm”, nhà khoa học khẳng định.
Hố 'người ngoài hành tinh' kỳ lạ dưới đáy đại dương
Các nhà thám hiểm đã phát hiện ra một loạt các lỗ bí ẩn, 'thẳng hàng một cách hoàn hảo' dưới đáy biển. Đoàn thám hiểm tàu Okeanos Explorer của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) phát hiện các lỗ hổng kỳ lạ khi đang điều tra khu vực Mid-Atlantic Ridge, nơi hầu như chưa được khám phá ở đáy biển thuộc dãy núi lớn nhất thế giới.
Hố 'người ngoài hành tinh' kỳ lạ dưới đáy đại dương
Các lỗ tạo thành một đường thẳng và xuất hiện với khoảng cách khá đồng đều, bao quanh chúng là những gò trầm tích nhỏ.
Các nhà nghiên cứu của NOAA cho biết họ từng biết về những lỗ hổng thẳng hàng này trong khu vực nhưng nguồn gốc của chúng vẫn còn là một bí ẩn. Theo các chuyên gia, ban đầu nhìn vào những lỗ nhỏ giống như do con người tạo ra, nhưng xét thêm về đống trầm tích nhỏ xung quanh các lỗ thì họ thấy có vẻ như các lỗ tạo ra từ một thứ gì đó khác thường.
Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) đang kêu gọi mọi người qua bài đăng trên mạng xã hội nhằm cùng nhau giải quyết bí ẩn phát hiện dưới đáy Đại Tây Dương.
Bài chia sẻ của NOAA thu hút sự chú ý của cư dân mạng với nhiều ý kiến khác nhau. Một số ý kiến cho rằng các lỗ giống như vết do dụng cụ đánh cá gây ra, hoặc do một vết nứt ẩn dưới đáy biển hoặc một đoạn ống bị chôn vùi. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng thủ phạm là do sinh vật đào hang hoặc bơi lội đã để lại những dấu vết nhỏ.
Bên cạnh đó, có một số bình luận 'huyền bí' như đó là một chiếc bánh quy giòn thực sự lớn và kiến biển là thủ phạm, hay đùa rằng đó có thể do người ngoài hành tinh.
Đây không phải là lần đầu tiên người ta phát hiện ra các lỗ hổng trong khu vực. Trước đó, hai nhà khoa học hàng hải thuộc Cơ quan cá biển Mỹ cũng phát hiện ra những lỗ rỗng bí ẩn dưới đáy đại dương trong một lần lặn vào năm 2004.
Vào năm 2004, các nhà khoa học đã đề xuất rằng một sinh vật sống đã tạo ra các lỗ, nhưng vì chưa ai nhìn thấy những sinh vật như vậy.
Bí ẩn chưa được giải đáp gợi nhớ đến "con đường gạch vàng" dưới nước mà các nhà thám hiểm đại dương đã phát hiện trên đỉnh ngọn núi dưới nước gần Hawaii.
Các nhà khoa học giải thích rằng việc làm nóng và làm mát đáy biển qua nhiều đợt phun trào núi lửa đã tạo ra con đường kỳ lạ.
Phát hiện mới về loài cá mập khổng lồ nhất thế giới Với kích thước dài khoảng 12m và nặng hơn 18 tấn bằng với một chiếc xe buýt 2 tầng, từ trước đến nay, người ta đều cho rằng cá mập lớn nhất thế giới là một kẻ săn mồi hung dữ. Nhưng một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng cá mập voi (Rhincodon typus) không phải là loài ăn thịt, và...