Tìm thấy lăng mộ con trai Trọng Thủy, cháu đích tôn Triệu Đà: Đội khảo cổ choáng ngợp khi bước xuống hầm sâu 12m!
Năm 1983, một người công nhân tại Quảng Châu đã sa chân vào chiếc “hố đen không đáy” để tình cờ khám phá ra lăng mộ Triệu Văn Vương – con trai Trọng Thủy.
Quảng Châu là một trong những “thành phố GDP nghìn tỷ” tại Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng kinh tế cực nhanh trong suốt nhiều năm. Người ta thường biết tới thành phố ven biển này qua các ngành nghề công nghệ cao, kinh tế số chứ ít ai biết Quảng Châu cũng là vùng đất cổ kính với 2000 năm lịch sử, chôn giấu nhiều bí ẩn của thời cuộc.
Một trong số đó chính là lăng mộ Triệu Văn Vương – con trai của Triệu Trọng Thủy, cháu trai Triệu Đà!
Phát hiện lăng mộ Triệu Văn Vương – con trai Trọng Thủy
Tháng 6 năm 1983, một người công nhân đang làm việc trên công trường dưới chân núi Tương Cương, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông thì sa chân ngã vào một cái hố. Cái hố này rất sâu, khi những người đồng nghiệp soi đèn vào chỉ thấy một màu đen kịt như cái “hố không đáy”.
Người công nhân kia may mắn không bị thương và nhanh chóng được kéo lên trên, sau đó anh kể lại bên dưới lỗ có một các vạc đồng rất lớn. Hiểu rằng đây là một ngôi mộ cổ, đội xây dựng nhanh chóng báo cáo với Phòng Di tích văn hóa thành phố Quảng Châu.
Lăng mộ nằm sau 17m dưới lòng đất. Ảnh: 360doc
Ngôi một nằm nằm sâu 17m dưới lòng đất được xây bằng những phiến đá khổng lồ. Khai quật sơ bộ cho thấy lăng mộ có tổng cộng 7 phòng, tường cao tới 12m, trên tường có những bức bích họa vẽ thần Mặt Trời và Mặt Trăng.
May mắn là lăng mộ này chưa từng bị cướp phá, bên trong vẫn còn nguyên vẹn 10.000 di tích văn hóa như bình đồng, đồ gốm, đồ sơn mài… Cánh cổng đá dày nặng trịch cùng 15 bộ xương người bị tuẫn táng theo (các thê thiếp và nô bộc) cho thấy chắc chắn là mộ của người cấp bậc cao nhất – một vị vua.
Chiếc ấn tiết lộ danh tính của vị vua Nam Việt Triệu Văn Vương. Ảnh: 360doc
Cuối cùng, nhóm khảo cổ đã tìm thấy một con chiếc ấn cho thấy chủ nhân lăng mộ chính là vị vua thứ hai của nhà Triệu nước Nam Việt – Triệu Văn Vương. Triệu Văn Vương húy Triệu Mạt cháu đích tôn của Triệu Đà, con trai của Triệu Trọng Thủy, lên ngôi năm 137 TCN.
Lăng mộ của Triệu Văn Vương được bài trí rất công phu. Thi thể vị vua nằm trong bộ áo tang ngọc y dài 1,73 mét, được làm từ 2291 miếng ngọc bích, chỉ lụa và vải lanh.
Video đang HOT
Ngọc y là trang phục mai táng cao cấp nhất dưới thời nhà Hán (cùng thời với Nam Việt), chỉ được dành cho những người thân phận cao quý với niềm tin mê tín rằng ngọc bích có tác dụng bảo quản xương cốt, giữ cho cơ thể người chết toàn vẹn và chờ cơ hội tái sinh.
Bộ ngọc y của Triệu Văn Vương. Ảnh: 360doc
Lăng mộ Triệu Văn Vương còn chôn theo kho báu ngọc bích khổng lồ, những thanh kiếm khảm vàng, bộ chuông đồng cùng hàng ngàn bảo vật gây choáng ngợp. Hiện nay những di vật này đều được trưng bày trong Bảo tàng Triệu Văn Đế ở thành phố Quảng Châu, Trung Quốc.
Triệu Văn Vương, con trai Trọng Thủy là ai?
Nam Việt được lập quốc vào năm 204 TCN một khu vực thuộc tỉnh Quảng Đông và giao nhau với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Vương quốc kéo dài trong suốt 93 năm và lần lượt trải qua 5 đời vua. Triệu Đà, một cựu tướng lĩnh trong quân chế của Tần Thủy Hoàng, chính là người sáng lập nên vương quốc.
Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, do Triệu Trọng Thủy (con trai Triệu Đà, con rể An Dương Vương) đã qua đời trước cha nên Triệu Mạt được chọn làm người kế vị vua Nam Việt.
Bảo tàng Triệu Văn Đế ở thành phố Quảng Châu, Trung Quốc là nơi lưu giữ kho báu khổng lồ trong lăng mộ vị vua Nam Việt. Ảnh: 360doc
Trong cuộc đời trị vì của mình, Triệu Văn Vương không có quá nhiều thành tựu, so với người tiền nhiệm là Triệu Đà còn bị đánh giá là thiếu quyết liệt, nhu nhược. Ông trị vì nước Nam Việt trong 12 năm, luôn giữ ước với nhà Hán, muốn lấy nghĩa để cảm nước láng giềng, đánh lui địch, yên biên cảnh.
Về thân mẫu của Triệu Văn Vương, nhiều người sẽ đặt câu hỏi liệu mẹ Triệu Văn Vương có phải Công chúa Mỵ Châu?
Không có nhiều tài liệu cho biết mẹ của Triệu Văn Vương là ai, song cuốn “Thiên Nam ngữ lục” – tác phẩm khuyết danh viết bằng chữ Nôm ra đời khoảng cuối thế kỷ XVII, lại ghi rằng Mỵ Châu có một người con trai.
Cậu bé này rất được ông ngoại là An Dương Vương yêu quý, vua còn dự tính sau này sẽ truyền ngôi vị cho cháu. Tuy nhiên cậu bé này đã được Trọng Thủy đưa theo về nước khi lấy lý do thăm cha mẹ, lại tỏ ý rằng đề phòng có người nối dõi dòng họ mình lỡ xảy ra chuyện can qua.
Trong trường hợp này, rất có thể mẹ của Triệu Văn Vương chính là Mỵ Châu Công chúa!
Cùng nhìn ngắm những món đồ tùy táng trong lăng Triệu Văn Vương:
Lăng mộ sở hữu hơn 10.000 đồ tùy táng. Ảnh: 360doc
Đứng trước lăng mộ 5.000 năm tuổi, chuyên gia khảo cổ không nỡ đào xới: Lý do đến từ điều không ngờ!
Đối với giới khảo cổ học, tìm được lăng mộ hàng nghìn năm tuổi giống như "kho báu lịch sử". Vậy tại sao họ không nỡ khám phá ngôi mộ này?
Khác với những gì mọi người vẫn tưởng tượng, người canh giữ lăng mộ giống như những vệ binh trung thành, cố gắng hết sức để bảo vệ bí mật và sự yên bình của chủ nhân. Một số gia đình đã bảo vệ cùng một khu mộ trong nhiều thế hệ, và sẽ không bao giờ tiết lộ một chút tin tức nào về người nằm bên trong và những tin tức liên quan.
Khi chủ nhân ngôi mộ lựa chọn những người bảo vệ, họ thường coi trọng về mặt đạo đức và lòng trung thành, chỉ những người có ý chí kiên định mới có thể trở thành những người canh giữ lăng mộ xuất sắc.
Trong một ngọn núi sâu ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, một ông già hàng ngày canh giữ một tấm bia không chữ cao hơn 1 mét. Một ngôi mộ cổ được chôn dưới tấm bia không chữ này, các thành viên trong gia đình họ luôn sống ở đây với tư cách là người canh giữ ngôi mộ và không bao giờ rời đi.
Tuy nhiên, khi được hỏi về chủ nhân của ngôi mộ, ông lão từ chối tiết lộ thông tin. Vị chủ nhân bí ẩn trong lăng mộ này là ai, tại sao phải giữ kín từ đời này sang đời khác? Điều gì đã khiến người canh giữ có thể giữ kín bí mật đến ngày hôm này?
Thân phận chủ nhân ngôi mộ
Vào đầu những năm 1990, một nhóm các nhà khảo cổ học đến huyện Trác Lộc, tỉnh Hà Bắc để thực hiện các nghiên cứu liên quan. Lần theo manh mối mà họ nắm được, họ điều tra đến ngôi mộ bí ẩn không có tên tuổi này.
Đây là một ngôi làng cổ bí ẩn ẩn sâu trong núi, và dân làng thực sự sống một cuộc sống biệt lập như thế giới bên ngoài. Các chuyên gia được biết, gia đình đã canh giữ ngôi mộ qua nhiều thế hệ sống ở ngôi làng cổ này.
Theo sử sách và các manh mối điều tra, các chuyên gia cho rằng chủ nhân của ngôi mộ mà dòng họ đã canh giữ qua nhiều thế hệ chính là người đã tham gia trận chiến trong lịch sử.
(Hình ảnh nhân vật Xi Vưu trên phim).
Chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy người bảo vệ lăng mộ vào thời điểm đó. Tuy nhiên ông lão từ chối tiết lộ bất kỳ thông tin nào cho các chuyên gia. Trong lúc tuyệt vọng, các chuyên gia đã phải nhiều lần đảm bảo rằng ngôi mộ sẽ không bị khai quật hay phá hủy. Cuối cùng ông lão cũng đã bị thuyết phục, cuối cùng đã đòng ý và nói với các chuyên gia rằng đây là lăng mộ của Xi Vưu.
Ông từng là thủ lĩnh của bộ tộc Jiuli thời xa xưa, ngày nay hậu duệ của ông chủ yếu bao gồm những người thuộc dân tộc Miêu và Khương. Theo truyền thuyết, Xi Vưu có đầu của một con bò đực và đôi cánh trên lưng.
Truyền thuyết đương nhiên có chứa một số yếu tố thần thoại. Nhưng từ những miêu tả, có thể rút ra kết luận rằng Xi Vưu là con người có thể chất mạnh mẽ và anh hùng.
Theo ghi chép, dưới thời trị vì của Xi Vưu, công nghiệp luyện kim và chăn nuôi ở địa phương phát triển rất tốt, đời sống nhân dân ấm no, thái bình. Vì vậy, Xi Vưu rất được mọi người đặc biệt yêu mến.
Lý do nhà khảo cổ rời đi
Theo người canh giữ, ngôi mộ mà gia đình ông đã trông nom qua nhiều thế hệ là một trong những ngôi mộ của Xi Vưu. Theo lệ của dòng họ, chỉ khi người canh mộ trước sắp chết, người canh giữ mộ sau mới biết được bí mật này.
Nói cách khác, người đời sau đã cẩn thận canh giữ lăng mộ của Xi Vưu trong hơn 5.000 năm. Các nhà khảo cổ cho rằng tổ tiên của họ rất có thể là một thủ hạ nào đó trung thành với Xi Vưu thời bấy giờ. Lo sợ rằng cơ thể của thủ lĩnh sẽ bị hủy hoại và sẽ không có nguyên vẹn sau khi chết, anh đã tự nguyện ở lại núi để canh giữ lăng mộ của thủ lĩnh.
Gia đình trung thành và can đảm này đã giữ lời hứa trong nhiều năm, giữ bí mật này và không chịu rời đi. Hiện tại, họ vẫn không muốn những xáo trộn của thế giới bên ngoài làm xáo trộn sự bình yên của lăng mộ.
Khâm phục trước lòng trung thành của gia đình nọ, nhóm khảo cổ đã từ bỏ ý định khai quật mặc dù đối với giới khảo cổ, tìm thấy lăng mộ hàng nghìn năm tuổi giống như 'kho báu lịch sử', giúp chuyên gia hiểu thêm về quá khứ.
Trên thực tế, điều đáng ngạc nhiên nhất trong vụ việc này là trong hàng nghìn năm, không phải tiền bạc, mà chính là niềm tin trung thành đã giữ họ ở đây.
Chuyên gia khai quật được 5,5kg vàng trong lăng mộ, nửa năm sau đem cân đã hụt đi 1kg: Uẩn khúc ở đâu? Vị chuyên gia khảo cổ đã bị tình nghi ăn cắp vàng trong lăng mộ nhưng may mắn thay, một thí nghiệm khoa học đã minh oan cho ông! Ngày 5/10/1970, các công nhân trên một công trường ở ngoại ô phía nam thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã bất ngờ tìm thấy một chiếc bình gốm lớn nắm...