Tìm thấy kho báu chứa đầy vàng ròng khi khai quật ngôi mộ cổ
Lưu Hạ (92 trước Công nguyên – 59 trước Công nguyên), là vị hoàng đế thứ 9 của nhà Hán – Trung Quốc.
Ông là người lập kỷ lục tại vị trên ngai vàng ngắn nhất – chỉ 27 ngày đã bị phế truất vào năm 74 trước Công nguyên. Người ta tin rằng ông bị phế truất vì thiếu cả tài năng và đạo đức.
Sau khi bị truất ngôi, Lưu Hạ được Tuyên Đế giáng phong làm Hải Hôn hầu. Ông sống phần đời còn lại trong một ngôi nhà ở bên hồ. Năm 59 trước Công nguyên, Hải Hôn hầu qua đời, hưởng dương 33 tuổi.
Lăng mộ Hoàng đế Lưu Hạ.
Theo Heritage Daily, năm 2011, các nhà khảo cổ học Trung Quốc phát hiện thấy lăng mộ của Lưu Hạ ở gần Nam Xương, vốn là thủ phủ tỉnh Giang Tây. Đến năm 2016, hài cốt của vị Hoàng đế này được tìm thấy.
Lăng mộ của ông là một trong những ngôi mộ được bảo tồn tốt nhất từ thời Tây Hán (206 TCN-24 SCN) từng được tìm thấy, với cấu trúc thống nhất, cách bố trí khác biệt và hệ thống hiến tế hoàn chỉnh.
Những tài sản được khai quật từ mộ cổ của Lưu Hạ bao gồm các đồng xu vàng, nhiều thỏi vàng hình nón, ngọc bội, dụng cụ chưng cất rượu, xe ngựa và những đỉnh đèn bằng đồng hàng nghìn năm tuổi. Mỗi đồng xu bằng vàng ước tính có trọng lượng khoảng 250gr, các thỏi vàng nặng từ 40-250gr.
Video đang HOT
Ngôi mộ có số lượng di vật lớn nhất, tự hào về sự đa dạng nhất và tay nghề thủ công tinh xảo nhất ở Giang Tây. Trong số các di vật, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một bức bình phong sơn mài bị vỡ trong phòng chính của lăng mộ. Sau khi phục chế lại, đây là hai bức chân dung, một trong số đó được cho là bức chân dung lâu đời nhất của Khổng Tử.
Kho châu báu toàn vàng là vàng được tìm thấy trong lăng mộ vua Lưu Hạ thời Tây Hán.
Một số đồ tạo rác bằng vàng ròng.
Những tấm vàng miếng trong lăng mộ.
Hơn 5.000 mảnh tre viết về kinh điển Nho giáo cũng được khai quật. Quý giá hơn cả là phiên bản Qi đặc biệt quý giá của quyển Luận Ngữ của Khổng Tử, đã bị thất lạc hàng ngàn năm nay, cuối cùng đã lộ diện trong số các mảnh trẻ hỗn độn đó. Các nhà khoa học đang quét tia hồng ngoại để nghiên cứu thêm.
Trong mộ còn có 5 chiến xa được bảo quản tốt, mỗi chiếc có bốn con ngựa bị tuẫn táng nhằm tôn lên địa vị của vị chủ nhân quá cố.
Kết quả thống kê, nghiên cứu sơ bộ từ Viện Di tích văn hóa và khảo cổ tỉnh Giang Tây cho thấy mặc dù bị lưu đày, Hoàng đế Lưu Hạ vẫn giàu có vô song.
Trung Quốc: Giếng cổ 'mở đường' vào kho báu vô song 2.200 tuổi
Những hiện vật quý giá trong giếng cổ ở tỉnh Hồ Nam - Trung Quốc chỉ là khởi đầu cho một kho báu khảo cổ gây kinh ngạc.
Theo Heritage Daily, một cuộc khai quật mới ở khu khảo cổ Triều Dương thuộc TP Trường Sa, tỉnh Hồ Nam - Trung Quốc đã tiết lộ một loạt kho báu trải dài từ triều đại nhà Tần đến nhà Thanh của nước này.
Chuỗi phát hiện bắt đầu bằng hơn 200 thẻ tre từ thời nhà Tần (năm 221-206 trước Công nguyên) và nhà Hán (năm 206 trước Công nguyên - 222 sau Công nguyên), lộ ra trong một cái giếng cổ.
Một trong các thẻ tre được phát hiện từ kho báu trong giếng cổ ở Hồ Nam - Ảnh: VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRUNG QUỐC
Chữ viết trên các thẻ tre là chữ triện, phổ biến trong suốt nửa sau của thiên niên kỷ thứ 1 trước Công nguyên, sau đó vẫn được sử dụng để khắc trang trí, khắc con dấu vào thời Hán.
Các phân tích sau đó cho thấy giá trị cực lớn của các hiện vật này: Chúng là một phần của một kho lưu trữ của chính phủ cổ đại.
Bên cạnh đó, các cuộc khai quật dẫn đầu bởi Viện Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc còn tiết lộ dấu vết về một tòa nhà có nền móng bằng đất nung, có niên đại từ thời Tây Hán, là giai đoạn đầu của nhà Hán.
Đó là một tòa nhà có kích thước 28x18 m, xây bằng một số loại gạch nổi trội thời Tây Hán. Tòa nhà có thể thuộc về một cá nhân có địa vị cao như quan chức hay quý tộc trong khu vực.
Tiếp đó, chiếc giếng cổ thứ hai từ thời nhà Tống (năm 960-1279) và nhà Nguyên (1271-1388) lộ diện.
Bên trong chiếc giếng thời Tống - Nguyên, các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều hiện vật giá trị khác bao gồm đồ gốm, vật dụng bằng đồng và đồng thau.
Khu đất đầy kho báu này còn cung cấp cho các nhà khảo cổ một kho đạn bằng đá mà quân Nguyên đã bắn vào khu vực này vào thời Nam Tống.
Ngoài ra, một loại đồ tạo tác quan trọng mang những đặc trưng trải dài từ thời Chiến Quốc cho đến nhà Minh, nhà Thanh đã làm phong phú thêm dòng thời gian của khu vực khảo cổ đặc biệt này.
Từ sinh vật nào con người nghĩ ra hình tượng rồng? Rồng xuất hiện độc lập trong nghệ thuật, thần thoại, văn hóa dân gian của nhiều quốc gia và nền văn minh trong suốt lịch sử. Sự đa dạng đó khiến nhiều người tò mò về nguồn gốc của sinh vật huyền thoại này. Một bức tượng rồng ở Slovenia. Ảnh: Wikipedia Theo một số học giả, hình tượng con rồng được phát...