Tìm thấy hũ đựng tiền cổ khi đào giếng
Hũ đựng tiền cổ được nhận định có từ thời Bắc Tống được phát hiện ở độ sâu 1,2m khi một gia đình đang tiến hành đào giếng.
Ngày 20/8, tin từ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình cho biết: một hũ đựng tiền cổ vừa được phát hiện trong khi đang đào giếng tại nhà ông Nguyễn Ái Khanh (xóm Đình, xã Quảng Thuận, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình).
Theo đó, khi mới đào đến độ sâu 1,2m đã phát hiện một chiếc hũ bằng gốm, bên trong chứa đầy tiền đồng cổ.
Chiếc hũ cao 30cm, có đường kính 15cm, được nung bằng chất liệu gốm sành, màu nâu đen. Bên trong có chứa 10,5 kg tiền đồng cổ.
Video đang HOT
Các đồng tiền do nằm dưới đất lâu ngày nên đã bị ô xy hóa, kết dính lại. Tiền đồng có lỗ vuông 7×7 mm ở giữa, gờ to, vành gờ 3 mm, đường kính 23cm.
Theo như nhận định ban đầu thì những đồng tiền trên có từ thời Bắc Tống, có niên đại trong khoảng 943 – 1227 (thế kỷ X-XIII), được sử dụng trong giao thương thời nhà Lý (thế kỷ X – XI).
Phát hiện trên có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định sự giao thoa văn hóa và lịch sử tại địa phương.
Theo Vietbao
Mũi khoan giếng thứ 2 lửa bốc cao gần 1m
Ngày 8/4, nhà ông Cảnh ở Quảng Bình khoan giếnh lần 2 ở vị trí khác và đốt vẫn thấy cháy, ngọn lửa lần này còn cao hơn lần trước (cao gần 1m).
Trước đó, ngày 5/4, nhà ông Nguyễn Văn Cảnh (thôn Lộc Long, xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) trong khi khoan giếng nước sinh hoạt, khi đến độ sâu khoảng 25m thì ông Cảnh phát hiện ở miệng ống khoan có khí bốc lên, khi bắt lửa thì bốc cháy mãi không tắt.
Ngọn lửa bốc lên ở lỗ khoan giếng lần 2, ngày 8/4. Ảnh: VTC News
Ngay sau đó, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình cho biết, ngọn lửa bốc cháy từ giếng khoan nước ở nhà ông Cảnh là do khí Metan.
Đến ngày 8/4, nhà ông Cảnh tiếp tục khoan giếng thứ 2 ở vị trí khác để tìm nước sạch sinh hoạt. Nhưng khi khoan xong, miệng ống cũng xuất hiện khí thoát ra và đốt cũng cháy như lỗ khoan thứ nhất. Lỗ khoan thứ hai cách lỗ khoan thứ nhất khoảng 10m, có độ sâu 27m.
"Ngọn lửa cao gần 1m, tức là ngọn lửa cao hơn và cháy mạnh hơn so với lửa cháy từ mũi khoan trước", ông Nguyễn Lâm, thợ khoan hai giếng trên cho biết.
Theo quan sát, khi có gió to ngọn lửa vẫn không tắt, lửa cháy nhưng thỉnh thoảng xuất hiện các dòng nước thoát ra từ miệng ống.
Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình cho biết: Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện tại vị trí khoan giếng ở nhà ông Cảnh có túi khí, tuy nhiên lớn hay nhỏ thì phải khảo sát thêm. Nếu túi khí lớn thì có thể lắp đường ống cho dân sử dụng, còn nếu nhỏ thì ngọn lửa chỉ cháy một thời gian ngắn rồi sẽ tắt.
Trước thực trạng trên, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh này đã khuyến cáo người dân cần phải cho cháy như các giàn khoan nếu không sẽ gây ô nhiễm đến môi trường.
Theo Nguoiduatin
Gian nan nghề làm việc dưới "âm phủ" Họ tự ví von cái nghề của mình là "ăn cơm trần gian, làm việc âm phủ". Là một trong những nghề lâu đời nhất còn tồn tại đến ngày nay, những người thợ làm nghề đào giếng ở huyện Thạch Thất, Hà Nội thường ví von cái nghề luôn phải làm việc sâu dưới lòng đất với những hiểm nguy luôn rình...