Tìm thấy hộp sọ người đang phân hủy trên sông ở Hải Dương
Cơ quan Công an huyện Thanh Hà (Hải Dương) đang xác minh sự việc người dân phát hộp sọ người đang phân hủy ở bờ sông.
ảnh minh họa
Sáng 9/5,, thông tin tới PV VTC News, ông Nguyễn Văn Tiến – Chủ tịch UBND xã Quyết Thắng (Thanh Hà, Hải Dương) cho hay, Công an huyện Thanh Hà đang xác minh sự việc người dân phát hộp sọ người đang phân hủy.
Trước đó, khoảng 16h ngày 30/4, người dân phát hiện một hộp sọ người phân hủy ở khu vực bờ sông Gốc Phượng, thôn Hoàng Xá, xã Quyết Thắng. Tuy nhiên, người dân đã không báo chính quyền địa phương, tự mang chôn hộp sọ này.
Sau đó, một người đàn ông xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà nghe được thông tin và nghi là hộp sọ con trai đã mất tích 9 tháng trước nên trình báo cơ quan công an.
Ngày 8/5, lực lượng Công an huyện Thanh Hà về giám định pháp y, giám định ADN, bước đầu xác định hộp sọ không phải của con người đàn ông trên.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo Công an huyện Thanh Hà, vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ.
NGUYỄN HUỆ – MINH KHANG
Theo VTC
Điểm mặt các thực phẩm 'sống nhờ' lưu huỳnh, độc hại cần tránh
Từ trước tới nay không ít vụ thực phẩm, hàng hóa được ngâm tẩm lưu huỳnh khiến chúng trở nên ngon, đẹp mắt bị lực lượng chức năng thu giữ gây chấn động xã hội.
Riềng xay nhỏ ngâm tẩm lưu huỳnh tại Hải Dương
Thông tin từ Phòng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (PC05), Công an tỉnh Hải Dương cho biết, ngày 16/1, đơn vị này vừa phát hiện một cơ sở sản xuất riềng xay của hộ gia đình bà Nguyễn Thị Linh (SN 1970) và chồng là Nguyễn Văn Khánh (SN 1966), có địa chỉ tại xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà, Hải Dương .
Tại hiện trường, lực lượng chức năng Hải Dương đã phát hiện cơ sở này sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là lưu huỳnh (diêm sinh) và chất tạo màu vàng không có nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ để trộn vào thực phẩm là củ riềng đã được xay nhỏ.
Vào thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra, tại cơ sở này có 500 kg củ riềng; 400 kg củ riềng đã rửa sạch và đang ủ lưu huỳnh; 400 kg riềng thành phẩm đã xay nhỏ và được trộn bột màu vàng. Theo khai nhận của vợ chồng ông Khánh, bà Linh, họ sản xuất riềng xay để bán tại chợ Hội Đô, TP Hải Dương.
Những thực phẩm được 'ngâm tẩm" lưu huỳnh bị lực lượng chức năng phát hiện
Thu giữ 2,6 tấn măng khô nghi tẩm lưu huỳnh
Trước đó, VOV đưa tin, Công an huyện Đô Lương, Nghệ An đã phát hiện tiến hành kiểm tra đột xuất tại lò sấy măng của hộ đình anh Thái Bá Hào (SN 1971, trú tại xã Đông Sơn, huyện Đô Lương), đã phát hiện cơ sở này sử dụng nhiều chất phụ gia không rõ nguồn gốc để tẩm ướp, sấy măng. Thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được các giấy tờ liên quan đến hoạt động sản xuất, cũng như mẫu chất phụ gia. Đặc biệt, trong số các loại chất phụ gia có một số lượng lớn chất bột màu vàng, chủ cơ sở khai là bột lưu huỳnh dùng trong quá trình ướp, sấy măng khô.
Thu giữ 5 tấn khoai mài sử dụng lưu huỳnh
Báo Nghệ An đưa tin, qua công tác kiểm tra đoàn liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Tương Dương, Nghệ An đã phát hiện 5 tấn khoai mài tẩm ướp hóa chất tại một cơ sở thu mua trên địa bàn. Đó là cơ sở thu mua lâm sản phụ của ông Nguyễn Văn Hùng, ở xã Tam Quang.
Qua kiểm tra đoàn đã phát hiện cơ sở này này đang chứa trên 5 tấn khoai mài đã được sơ chế, bảo quản bằng lưu huỳnh không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Qua đấu tranh khai thác, chủ cơ sở này cho biết, số lượng khoai mài trên sau khi sơ chế bằng hóa chất bảo quản sẽ được vẩn chuyển sang Trung Quốc tiêu thụ.
Lưu huỳnh là nguyên tố tự nhiên quen thuộc, có trong thức ăn hàng ngày của chúng ta những thực phẩm có chứa lưu huỳnh như thịt, cá, trứng (nhất là lòng đỏ), hải sản, nấm, tỏi, hạt có dầu... Nhu cầu về acid amin có lưu huỳnh ước tính mỗi ngày khoảng 13mg/kg trọng lượng đối với phụ nữ và 14mg/kg trọng lượng đối với nam.
Lưu huỳnh nguyên chất (công nghiệp) thường được sử dụng để sấy và chống mốc, hoặc phòng trừ một số bệnh hại cây trồng. Lưu huỳnh công nghiệp là hóa chất độc hại không được phép sử dụng trong chế biến và bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên ở nước ta, tình trạng lạm dụng lưu huỳnh công nghiệp rất phổ biến trong tẩm sấy các dược liệu, nhất là loại có hàm lượng tinh bột cao, sấy hoa quả khô, măng khô... Vì lợi nhuận, bất chấp việc ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng lưu huỳnh để chống mốc, tạo màu vàng đẹp cho măng bằng cách tẩm trực tiếp.
Hiện chưa có báo cáo cụ thể nào về các bệnh nhân mắc bệnh có liên quan thực phẩm chứa chất lưu huỳnh hoặc sử dụng chất lưu huỳnh để bảo quản. Tuy nhiên, nếu người tiêu dùng sử dụng thực phẩm có chứa chất lưu huỳnh công nghiệp có nồng độ cao, lâu dài sẽ gây tổn thương về thần kinh, thay đổi hành vi; ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch, tổn thương mắt, giảm thị lực, ảnh hưởng chức năng sinh sản, hệ miễn dịch, tuyến nội tiết. Nếu cấp tính, thì có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mắt, đau đầu, tức ngực...
Nếu sử dụng lưu huỳnh bừa bãi và quá mức cho phép trong thực phẩm sẽ gây suy thận, bệnh phổi, ảnh hưởng đến sự phát triển của não...
An Dương (T/h)
Theo VietQ.vn
Phó giám đốc Trung tâm Giám định pháp y Thái Bình chết tại nhà riêng Phó giám đốc Trung tâm Giám định pháp y Thái Bình được phát hiện chết tại nhà riêng. Tối 3/5, thông tin tới PV VTC News, ông Vũ Cao Cường - Chủ tịch UBND phường Quang Trung, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình cho biết, khoảng 9h30 ngày 2/5, ông Trần Văn Th. (SN 1958, quê huyện Đông Hưng, Thái Bình) - Phó...