Tìm thấy hoá thạch 42 triệu năm tuổi của cá voi… bốn chân
Các nhà khoa học đã phát hiện ra hoá thạch 42 triệu năm tuổi của một loài cá voi bốn chân lưỡng cư chưa từng được biết đến tại Ai Cập. Điều này giúp theo dõi quá trình chuyển đổi của cá voi từ đất liền ra biển.
Mô phỏng hình ảnh cá voi bốn chân đã tuyệt chủng mới. REUTERS
Hoá thạch cá voi bốn chân này được khai quật từ đá thuộc thể Thuỷ Tân ở khu vực Fayum Depression thuộc Sa mạc phía Tây của Ai Cập. Khu vực bị biển bao trùm này cung cấp rất nhiều dữ liệu cho các nhà khoa học khám phá sự tiến hoá của cá voi. Hoá thạch 42 triệu tuổi được nghiên cứu tại Trung tâm Cổ sinh vật có xương sống của Đại học Mansoura (MUVP) – Ai Cập.
Phát hiện về loài cá voi bốn chân cổ đại này được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B.
Nhóm nghiên cứu do Ai Cập dẫn đầu cho biết hoá thạch cá voi bốn chân này thuộc giới Protocetidae – nhóm cá voi cổ đã tuyệt chủng từ rất lâu đời. Loài cá voi này có tên khoa học là Phiomicetus anubis, ước tính chiều dài cơ thể khoảng 3m và có khối lượng trung bình tầm 600kg, có thể là một loài động vật ăn thịt hàng đầu.
Loài cá voi đã tuyệt chủng này thuộc giai đoạn chuyển giao giữa cá voi từ đất liền với cá voi biển. Qua nghiên cứu phần xương cho thấy đây là loài cá voi Protocetidae nguyên thuỷ nhất được biết đến ở Châu Phi.
Thời gian gần đây đã có những phát hiện hoá thạch về cá voi cổ đại nhưng bức tranh lớn về quá trình tiến hoá ban đầu của cá voi ở Châu Phi vẫn là một bí ẩn mà các nhà khoa học đang tìm lời giải. Đồng tác giả nghiên cứu, cũng là người sáng lập ra MUVP, ông Hesham Sellam nói rằng, hoá thạch cá voi bốn chân đã đặt ra những câu hỏi về hệ sinh thái cổ đại và hướng nghiên cứu về sự chung sống của cá voi cổ đại ở Ai Cập.
Video đang HOT
Hộp sọ cổ đại phát hiện ở Trung Quốc tiết lộ bí ẩn về 'Người Rồng'
Hộp sọ được phát hiện ở Cáp Nhĩ Tân có thể thuộc về một loài người cổ xưa đã tuyệt chủng chưa từng được biết đến. Đây có thể là họ hàng gần nhất của chúng ta.
Năm 1933, người ta đã khai quật được một hộp sọ hóa thạch cổ đại bí ẩn gần thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc.
Theo The Conversation, hộp sọ được bảo quản gần như hoàn hảo vì vậy việc phân tích sẽ tránh được nhiều sai sót. Hộp sọ dài 23cm, rộng hơn 15cm (rất lớn so với những hộp sọ trung bình của những loài người khác, bao gồm cả người hiện đại) với hốc mắt vuông, đường viền chân mày dày, miệng rộng và hàm răng lớn.
"Người Rồng" (Homo longi) trong môi trường sống. Ảnh: Chuang Zhao/Đại học GEO Hà Bắc.
Bộ não ước tính có kích thước tương đương với bộ não người hiện đại. Tuy nhiên thời điểm hộp sọ được phát hiện, không ai có thể xác định chính xác nó là gì. Đến nay, sau gần 100 năm, bí ẩn liên quan đến hộp sọ này mới được các chuyên gia giải mã.
Hộp sọ cổ đại có thể thuộc về một loài người cổ xưa đã tuyệt chủng chưa từng được biết đến trước đây. Nhóm nghiên cứu đặt tên loài người mới này là Homo longi, từ "long" trong tiếng Trung có nghĩa là rồng.
Họ tin rằng "Người Rồng" có vóc dáng vạm vỡ, khỏe mạnh và được cho là họ hàng tiến hóa gần nhất của người hiện đại trong số những loài người cổ đại đã được biết đến như người Neanderthal và Homo erectus.
Mẫu hộp sọ này đại diện cho một nhóm người sống ở Đông Á ít nhất 146.000 năm trước, trong kỷ Pleistocen. Các nhà khoa học xác định hộp sọ thuộc về một cá thể nam, qua đời ở tuổi 50, một phần dựa trên phân tích hóa học của các trầm tích bị mắc kẹt bên trong nó. Anh ta có thể đã cư trú trong môi trường rừng ngập nước.
Nhà cổ sinh vật học Xijun Ni, thuộc Đại học Hebei GEO, cho biết: "Giống như tộc Homo sapiens, Homo longi săn bắt động vật có vú và chim, hái lượm trái cây và rau quả và thậm chí có thể bắt cá".
Theo các nhà khoa học, hộp sọ cổ đại lưu giữ nhiều chi tiết hình thái rất quan trọng để tìm hiểu sự tiến hóa của loài người qua nhiều thời kỳ. Nó thể hiện các đặc điểm điển hình của con người và cho thấy nhiều sự khác biệt so với tất cả các loài Homo khác trước đây. Phát hiện này được cho là có khả năng viết lại câu chuyện về quá trình tiến hóa loài người.
Những gì hộp sọ có thể tiết lộ là một nhánh riêng biệt của loài người không trên đường trở thành Homo sapiens (loài người hiện đại), mà đại diện cho một dòng tách biệt lâu dài đã phát triển trong khu vực trong vài trăm nghìn năm và cuối cùng bị tuyệt chủng.
"Người rồng" có thể có một bộ não có kích thước tương đương với bộ não của người hiện đại.
Phân tích cũng chỉ ra rằng "Người Rồng" là một trong những họ hàng gần nhất của chúng ta, thậm chí còn gần với chúng ta hơn là người Neanderthal.
"Con người vẫn tin rằng người Neanderthal đã tuyệt chủng là họ hàng gần nhất của chúng ta. Tuy nhiên, khám phá của chúng tôi cho thấy rằng Homo longi mới là họ hàng thực sự của Homo sapiens ngày nay", Giáo sư Ni cho biết.
Để hiểu rõ hơn mối quan hệ của Người Rồng với con người hiện đại, các nhóm nghiên cứu đã tạo ra một cây phả hệ của các dòng người.
Cây này dựa trên dữ liệu hình thái học từ 95 mẫu hóa thạch phần lớn hoàn chỉnh của các loài hominin khác nhau sống trong kỷ Pleistocen giữa, bao gồm Homo erectus, Homo neanderthalensis, Homo heidelbergensis và Homo sapiens. Nhờ cây phải hệ này, 5 hóa thạch được tìm thấy ở đông bắc Trung Quốc chưa được xác định trước đây cũng được cho là thuộc về Homo longi.
Cây phả hệ cũng chỉ ra tổ tiên chung của Homo longi và Homo sapiens sống cách đây khoảng 950.000 năm. Hơn nữa, nó cho thấy rằng cả hai loài đều có chung tổ tiên với người Neanderthal sống cách đây hơn 1 triệu năm, có nghĩa là con người hiện đại có thể đã tách ra từ người Neanderthal từ 400.000 trước (trước đó, các nhà khoa học từng nghĩ là 600.000 năm trước).
Từ trước đến nay, người Neanderthal được coi là họ hàng gần nhất của chúng ta. Các cuộc tranh luận về sự tiến hóa của con người hiện đại và điều gì khiến chúng ta trở thành "con người" vốn chủ yếu dựa vào sự so sánh với người Neanderthal. Nhưng khám phá mới về Homo longi có thể thay đổi những cuộc tranh luận này.
"Nhìn chung, hộp sọ Cáp Nhĩ Tân cung cấp thêm bằng chứng để chúng ta hiểu về sự đa dạng của Người Homo và mối quan hệ tiến hóa giữa các loài", Giáo sư Ni kết luận.
Phát hiện thêm 2 loài khủng long chưa từng được biết đến, to như cá voi xanh Các hóa thạch bí ẩn tại tây bắc Trung Quốc được xác định thuộc về 2 loài khủng long chưa từng được biết đến. Mô phỏng hình dáng 2 loài khủng long Silutitan sinensis (phải) và Hamititan xinjiangensis. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CNN Đài CNN ngày 13.8 đưa tin giới khoa học vừa xác nhận việc phát hiện 2 loài khủng long mới...