Tìm thấy dấu vết tinh bột trong thức ăn của người cổ đại
Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng khẳng định 170.000 năm trước, người cổ đại đã dùng những củ, rễ giàu tinh bột làm thức ăn.
Củ, rễ Hypoxis có thể là nguồn carbohydrate sẵn có và đáng tin cậy cho người Homo sapiens ở châu Phi – Ảnh: Profile
Theo Science, các nhà khoa học từ trước đến nay vẫn tin rằng carbohydrate thực vật chắc chắn đã được tiêu thụ trong thời cổ đại, nhưng geophyte tinh bột hiếm khi được bảo tồn về mặt khảo cổ. Bằng chứng ban đầu về thực phẩm tinh bột nấu nướng chín là rất thưa thớt, tuy nhiên việc tiêu thụ củ, rễ chứa tinh bột có thể là một sự đổi mới quan trọng trong chế độ ăn uống của con người xa xưa.
Các nhà khoa học đã tìm thấy dấu vết của tinh bột trong thực phẩm của những người sống cách đây 170.000 năm ở Nam Phi. Điều này được nêu trong một nghiên cứu của một nhóm khoa học do Giáo sư Lean Wadley thuộc Viện nghiên cứu tiến hóa tại Đại học Witwatersrand, Nam Phi, dẫn đầu.
Dấu vết của các loài cây dùng làm thực phẩm được phát hiện bởi các nhà khoa học ở dãy núi Lebombo ở Nam Phi, nơi nhóm nghiên cứu đã tiến hành khai quật từ năm 2015. Trong các hang động, 55 thân rễ cây Hypoxis carbon hóa đã được tìm thấy – tổ tiên của loài hiện đại Hypoxis angustifolia – một loài thực vật có hoa trong họ Hypoxidaceae (Họ Hạ Trâm, một họ thực vật hạt kín).
Video đang HOT
Có khả năng đây là loài thực vật, sinh sôi nảy nở ở những khu vực tương đối nhiều nước ở châu Phi hạ Sahara và ở Yemen, Ả Rập. Ở những khu vực đó, có thể xa hơn về phía Bắc trong thời kỳ ẩm ướt, củ rễ Hypoxis (rhizomes) đã cung cấp nguồn carbohydrate đáng tin cậy và quen thuộc cho các nhóm người di cư.
Những di tích khảo cổ học này là bằng chứng trực tiếp sớm nhất cho thấy củ, rễ Hypoxis ăn được dường như đã được nấu nướng chín trong hang động bởi những người ở thời kỳ đồ đá giữa. Hypoxis có sự phân bố địa lý rộng rãi, cho thấy rằng củ, rễ đó có thể là nguồn carbohydrate sẵn có và đáng tin cậy cho người Homo sapiens ở châu Phi, tạo điều kiện cho sự di cư của các quần thể người.
Các thực vật trong hang, kích thước và hình dạng của thân rễ, cũng như cấu trúc dạng ống đều được các nhà khoa học kiểm tra dưới kính hiển vi điện tử quét. Thân rễ hiện đại của loài Hypoxis và các họ hàng cổ xưa của chúng có cấu trúc tế bào tương tự và bao gồm các bó tinh thể siêu nhỏ, với tính năng có thể nhận ra ngay cả trong các mẫu đã carbon hóa.
Củ, rễ Hypoxis bổ dưỡng và giàu carbohydrate với giá trị năng lượng khoảng 500 kJ/100g, có thể ăn được cả sống và nướng chín. Những củ, rễ này rất giàu tinh bột, vì vậy, theo các nhà khoa học, đó là thực phẩm lý tưởng cho người cổ đại.
Một điều quan trọng nữa trong khám phá này là việc người cổ đại sử dụng những thanh gỗ để đào những củ, rễ cây. Trước đây, các nhà khoa học tin rằng việc sử dụng các phương tiện nguyên thủy như vậy chỉ được phát triển muộn hơn khoảng vài chục nghìn năm sau đó.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Nhân loại xuất thân từ Botswana?
Nữ giáo sư Vanessa Hayes, nhà di truyền học ở Viện Nghiên cứu Y học Garvan (Australia), cho rằng nhân loại xuất thân từ khu vực phía Nam sông Zambezi ở châu Phi, thuộc lãnh thổ Botswana ngày nay.
Khoảng 200.000 năm về trước, người homo sapiens xuất hiện tại trung tâm khu vực phía Nam sông Zambezi. Khi đó, ở trung tâm khu vực này có một hồ nước lớn.
Theo nữ Giáo sư Vanessa Hayes, tổ tiên của chúng ta bắt đầu di cư khỏi khu vực này khoảng 130.000 năm trước.
"Chúng ta đã biết rõ là thời điểm người hiện đại xuất hiện ở châu Phi là khoảng 200.000 năm trước. Chủ đề gây tranh luận lại là nơi mà tổ tiên chúng ta xuất hiện và sau đó rời bỏ" - bà Hayes nhấn mạnh.
Bà Hayes cho rằng, tổ tiên chúng ta xuất hiện tại Bắc Botswana ngày nay. Họ sống quần tụ gần hồ Makgadikgadi (hiện nay đã khô cạn) trong khu vực khoảng 80.000 km2. "Khi đó, đây là khu vực rất thuận lợi để sống: Ẩm ướt và thực vật rất phong phú đa dạng" - nữ Giáo sư Hayes khẳng định.
Khoảng 130.000 năm về trước, người homo sapiens bắt đầu rời bỏ khu vực này, trong 3 "làn sóng" di cư thông qua việc "mở ra hành lang qua những khu vực phì nhiêu".
Những người di cư đầu tiên đã di chuyển lên phía Đông - Bắc; "làn sóng "di cư thứ hai - về phía Tây - Nam; còn "làn sóng" di cư thứ ba không di chuyển quá xa nơi ở cũ.
Kịch bản di cư nói trên dựa trên kết quả nghiên cứu hàng trăm mẫu mitochondrial DNA (mtDNA) thu thập từ những người dân hiện sống tại châu Phi.
Sự kết hợp thành tựu di truyền và khảo cổ học đã giúp các nhà nghiên cứu tạo ra bức tranh về sự phân bổ dân cư ở châu Phi khoảng 200.000 năm trước.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn
Tổ tiên của loài người sống sót lâu hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học cho thấy tổ tiên gần nhất của loài người có khả năng sống sót lâu hơn nhiều so với các nghiên cứu trước đây. Đặc biệt vào thời kỳ Trái đất có biến đổi khí hậu nghiêm trọng. Hộp sọ của Homo erectus từng được khai quật ở đảo Java. Homo erectus là một...