Tìm thấy dấu chân người khổng lồ cổ đại ở châu Phi
Trong cuộc khai quật ở miền nam châu Phi, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một dấu chân người khổng lồ với chiều dài 120cm.
Các nhà khoa học cho rằng dấu chân này có thể là bằng chứng cho sự tồn tại của người khổng lồ thời tiền sử.
Ảnh: earth-chronicles.ru
Khi bức ảnh chụp dấu chân lớn nằm theo chiều dọc trên một vách đá granite xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, rất nhiều người nhìn thấy, và ngay lập tức xuất hiện những phát biểu hoài nghi cho rằng dấu chân thẳng đứng, nên không thể nào là do con người để lại trên vách đá.
Tuy nhiên, sau quá trình nghiên cứu, người ta được biết rằng dấu chân này có niên đại nhiều triệu năm về trước. Trong khoảng thời gian đó đã diễn ra nhiều sự vận động kiến tạo của các phiến đá. Các hiện tượng như vậy trong thiên nhiên đã chuyển vị trí của phiến đá này sang phương thẳng đứng từ phương nằm ngang trước đây.
Các chuyên gia cũng đưa ra giả thuyết rằng, dấu vết còn giữ nguyên được hình dạng rõ ràng là vì người khổng lồ cổ đại đã không bước lên đất sét hoặc đất cát, vì nếu như vậy, nó sẽ dễ dàng bị những cơn mưa dài rửa sạch, dấu vết như vậy hẳn được tạo thành trên mắc ma đã nguội đi. Theo thời gian, nó đông đặc lại, và biến thành đá.
Theo Datviet
Chế độ ăn "sơn hào hải vị" của người La Mã cổ đại
Theo các nhà khảo cổ học, tầng lớp nghèo của người La Mã cổ xưa cũng biết ăn thịt nhím biển (cầu gai) hay thậm chí là cả hươu cao cổ...
Các nhà khảo cổ học mới đây đã phát hiện bằng chứng cho thấy, tầng lớp trung lưu và hạ lưu trong xã hội La Mã cổ cũng biết tận hưởng bữa ăn phong phú và hấp dẫn như giới thượng lưu.
Các bằng chứng về bữa ăn với nhiều loại thịt và hải sản theo kiểu "sơn hào hải vị" đã được tìm thấy tại Pompeii - một trong những thành bang của La Mã bị chôn vùi sau trận núi lửa phun trào vào năm 72.
Nhóm nghiên cứu tiến hành khai quật để tìm kiếm bằng chứng tại thành phố đổ nát Pompeii
Từ trước tới nay, nhiều người vẫn giữ quan điểm rằng, có một khoảng cách rất lớn giữa tầng lớp thượng lưu và người nghèo trong xã hội La Mã. Người giàu được cho là luôn có bữa ăn với các sơn hào hải vị từ nhiều miền đất, trong khi đó, người dân chỉ cầm cự qua ngày bằng cháo loãng.
Tuy nhiên, sự thật dường như hoàn toàn không như vậy. Các nhà nghiên cứu phát hiện thịt nhím biển, thịt đùi của hươu cao cổ, cùng với ngũ cốc và trứng tại một khu vực nghèo đói trong thành phố đổ nát Pompeii.
Giáo sư Steven Ellis tập trung tìm kiếm các bằng chứng từ hệ thống cống và kênh đào
Cụ thể, các nhà khảo cổ học đã kiểm tra phần chất thải có trong hệ thống cống rãnh, cùng với 10 nhà vệ sinh và kênh đào. Tại một đường cống, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều loại thực phẩm rẻ, phổ biến như ngũ cốc, trái cây, các loại hạt, dầu oliu, trứng gà...
Ở khu vực khác gần đó, họ còn phát hiện các loại thực phẩm phong phú được nhập khẩu từ bên ngoài nước Ý như động vật có vỏ, nhím biển và thậm chí cả thịt đùi của hươu cao cổ.
Từ xa xưa, người Lã Mã ở Pompeii đã ăn nhiều loại thịt hiếm và lạ như nhím, hươu cao cổ...
Ngoài ra, nhiều loại gia vị "nhập khẩu" từ các vùng đất xa xôi như Indonesia cũng có mặt ở đây. Điều này chứng tỏ, người La Mã cổ cũng biết thưởng thức nguồn thực phẩm dồi dào trên khắp thế giới.
Qua việc khảo cổ này, nhóm nghiên cứu muốn hiểu thêm về mối quan hệ xã hội ở tầng lớp lao động tại Pompeii cũng như thu thập dữ liệu về nguồn thức ăn đa dạng, phương cách tiêu thụ thực phẩm của người La Mã xưa.
Theo Datviet
Những robot cổ đại "gây sốt" Mặc dù những mẫu hình robot này vẫn còn sơ khai, nhưng nó là minh chứng rõ ràng cho sự tiến bộ của khoa học thời cổ đại. Con sư tử máy huyền thoại của danh họa Leonardo Da Vinci là một thách thức đối với các nhà khoa học. Da Vinci thiết kế sư tử máy vào năm 1517 dựa theo một...