Tìm thấy dấu chân người 296.000 năm tuổi ở Tây Ban Nha
Các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Huelva đã phát hiện ra một chuỗi dấu chân ở Tây Ban Nha, được cho là do loài vượn người chưa được xác định lưu lại từ khoảng 296.000 năm trước.
Các nhà khoa học cho rằng đây có thể là những người cổ đại thuộc dòng họ Neanderthal.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Báo cáo khoa học, theo đó các nhà khoa học đã phát hiện ra 87 dấu chân của loài vượn người chưa xác định và dấu chân của động vật liên quan. Phát hiện được thực hiện trên vách đá El Asperillo, gần thị trấn Matalascanas trong Công viên Quốc gia Donana ở Tây Nam Tây Ban Nha.
Tìm thấy dấu chân người 296.000 năm tuổi ở Tây Ban Nha.
Trong số các phát hiện, 31 dấu vết của loài vượn người chưa xác định được bảo tồn nguyên vẹn. Các dấu chân có kích thước khác nhau từ 14-29 cm. Các nhà khoa học cũng ước tính chiều cao của loài vượn người đã để lại những dấu chân này dao động từ 104-188 cm.
Tiến sĩ Eduardo Mayoral, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Dấu chân trong hầu hết các trường hợp thuộc về các loài được xác định dựa trên các đặc điểm giải phẫu, cho phép phân loại chính xác hơn so với các phương pháp khác xét từ quan điểm cổ sinh vật học. Việc liên kết các dấu vết với các dữ liệu khảo cổ hoặc bộ xương có thể tăng cường khả năng phân loại, mặc dù điều này chỉ xảy ra trong các trường hợp ngoại lệ”.
Trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật xác định niên đại mới gọi là phát sáng kích thích quang học (Optically Stimulated Luminescence). Nó được coi là một trong những phương pháp chính xác nhất cho đến nay. Phân tích cho thấy tuổi của các dấu vết được phát hiện có niên đại là 295.800 năm.
Các nhà khoa học cho biết, dấu vết có thể được để lại bởi những người cổ đại từ dòng Neanderthal – vượn người của loài Homoneanderthalensis hoặc Homoheidelbergensis. Cho tới nay, đây là những dấu vết lâu đời nhất của vượn người được tìm thấy ở châu Âu. Kỷ lục về độ tuổi trước đó đã bị phá vỡ là khoảng 200 nghìn năm.
Tây Ban Nha: Phát hiện quần thể hơn 500 viên đá đứng được dựng lên từ trước Công nguyên
Ngày 18/8, các nhà khảo cổ học cho biết một quần thể cự thạch khổng lồ gồm hơn 500 tảng đá đứng đã được phát hiện ở miền Nam Tây Ban Nha. Đây có thể là một trong những quần thể đá lớn nhất ở châu Âu.
Quần thể đá được phát hiện ở tỉnh Huelva. Ảnh: Huelva Información
Quần thể đá được phát hiện trên một khu đất rộng khoảng 600 ha ở tỉnh Huelva, nằm ở phần cực nam của biên giới giữa Tây Ban Nha với Bồ Đào Nha. Vùng đất này đã được quy hoạch cho việc trồng bơ. Tuy nhiên, trước khi cấp giấy phép, các nhà chức trách khu vực đã yêu cầu một cuộc khảo sát về ý nghĩa khảo cổ có thể có của địa điểm và phát hiện sự tồn tại của quần thể đá.
Jose Antonio Linares, nhà nghiên cứu tại Đại học Huelva và là một trong ba giám đốc của dự án cho biết: "Đây là bộ sưu tập lớn nhất và đa dạng nhất về các tảng đá đứng được nhóm lại với nhau ở bán đảo Iberia". Theo ông Jose Antonio Linares, nhiều khả năng những tảng đá lâu đời nhất được dựng lên trong nửa sau của thiên niên kỷ thứ sáu hoặc thứ năm trước Công Nguyên.
Tại địa điểm này, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số lượng lớn các loại cự thạch khác nhau, bao gồm đá đứng, mộ đá, gò, hộp đá giống quan tài được gọi là "cists" và nhiều loại hộp khác nhau. Các nhà nghiên cứu cho biết: "Những tảng đá đứng là phát hiện phổ biến nhất, với 526 trong số chúng vẫn đứng hoặc nằm trên mặt đất. Chiều cao của những tảng đá là từ 1-3m".
Gặp tai nạn trong lúc chơi dù lượn, người đàn ông thoát chết thần kỳ Khi chơi dù lượn nhưng vì gió lớn, dây bị rối, dù không mở, người đàn ông may mắn thoát chết thần kỳ... Cảnh quay kinh hoàng cho thấy một người chơi dù lượn bắt đầu lao thẳng xuống đất sau khi dây dù của anh gặp gió lớn, suýt chút nữa đã không thể giữ lại tính mạng. Thoát chết thần kỳ...