Tìm thấy chiếc ví bị mất 8 năm trước, người phụ nữ chưa hết ngạc nhiên lại thêm bất ngờ khi nhìn vào trong, đặc biệt là mẩu giấy viết lời tiên tri
Người phụ nữ cho biết đó thật sự là một cú sốc lớn khi cô phát hiện ra chiếc ví vẫn còn y nguyên như lúc nó bị đánh cắp.
Ngày 20/3/2017, cô Courtney Connolly, một cư dân của khu phố West Roxbury, ở thành phố Boston, bang Massachusetts (Mỹ), bất ngờ nhận được cuộc gọi kỳ lạ của chị dâu thông báo rằng cảnh sát Boston đã tìm thấy chiếc ví bị mất của cô.
Điều khiến Connolly cảm thấy kỳ lạ là chiếc ví của cô đã bị mất cách đó 8 năm, làm sao cảnh sát lại có thể tìm ra được?. “Tôi lái xe tới đó với chiếc ví mình đang dùng trên tay và nghĩ rằng chị dâu thật kỳ cục”, Connolly, 30 tuổi, kể về quãng đường ngắn đến nhà chị dâu. Connolly kiểm tra chiếc ví da màu đen mà nhân viên cảnh sát để lại, với 141 đô la bên trong, và nhận ra rằng đó chính xác là chiếc ví mà cô đã báo cáo bị đánh cắp vào năm 2009 ở Wellfleet.
Connolly từng là thực tập sinh mùa hè tại Nhà hát Diễn viên Cảng Wellfleet, trên Đường số 6, và thường xuyên để ví trong ngăn đựng găng tay bên trong chiếc xe hơi của mẹ cô. Khi lên xe vào ngày 25/7/2009, cô phát hiện mình đã quên khóa cửa xe và thấy mọi thứ bên trong bị bới tung và chiếc ví đã biến mất.
Courtney Connolly tìm lại được chiếc ví nguyên vẹn của mình sau 8 năm.
Vậy mà đúng 8 năm sau, vào ngày 20/3/2017, cô đã lấy lại được chiếc ví, không thiếu thứ gì bên trong.
Theo phát ngôn viên Stephen McNulty của Sở Cảnh sát Boston, chuyện bắt đầu vào tuần trước đó, khi một người đàn ông nhìn thấy một cảnh sát Boston đang xử lý việc đuổi học tại Trường Phi công Patrick Lyndon ở West Roxbury. Người đàn ông đưa cho viên cảnh sát chiếc ví và nói rằng: “Ai đó đã ném cái này qua cửa kính xe của tôi, nó rơi xuống ghế sau xe, trong đó có tiền mặt”.
Video đang HOT
Người đàn ông đã lái xe đi trước khi viên cảnh sát lấy được biển số xe hoặc bất kỳ thông tin nào khác.
Sau đó, cảnh sát tìm thấy một cuốn phiếu thanh toán bên trong ví, có địa chỉ ngôi nhà mà chị dâu của Connolly đang ở. Viên cảnh sát đã mang chiếc ví đến ngôi nhà, cũng là nơi mà Connolly lớn lên.
Connolly nói rằng đó thật sự là một cú sốc lớn khi cô phát hiện ra chiếc ví vẫn còn y nguyên như lúc nó bị đánh cắp.
“Số tiền bên trong vẫn không hề được sử dụng. Cả thẻ tín dụng cũng vậy. Cả sổ an sinh xã hội của tôi cũng chưa bao giờ được dùng đến”, Connolly bày tỏ sự kinh ngạc trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình WFXT-TV.
Connolly nói rằng chiếc ví thậm chí vẫn còn mảnh giấy tiên tri lấy ra từ trong chiếc bánh may mắn (fortune cookie) cô giữ làm kỉ niệm, trên đó có ghi: “Sớm thôi bạn sẽ nhận tin vui”.
Lời tiên tri cuối cùng cũng đúng. Số tiền 141 USD (tương đương 3,2 triệu đồng) chưa bị mất trong ví suốt 8 năm. Thật trùng hợp là Connolly nói mình đang cần số tiền đó để đóng phí cho một cuộc thi thể thao.
Cô cũng nói thêm: “Thật trùng hợp thú vị rằng ngay khi tôi nhận lại được chiếc ví, ngày hôm sau tôi được biết mình đã vượt qua bài kiểm tra giải phẫu học. Chính là bài mà tôi đã phải cố gắng hết sức để ôn tập. Vậy nên chính những niềm vui nho nhỏ như thế cứ đến bất chợt và làm tôi đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác”.
Trên bản tin ABC6, Connolly nói rằng: “Tôi biết 141 USD không phải số tiền lớn nhưng nếu mà bạn đang cố gắng sống tằn tiện từng ngày từng tuần một thì nó thực sự có ý nghĩa. Tôi thực sự mong rằng từ câu chuyện của tôi ai đó có thể hiểu được rằng, không được từ bỏ hi vọng về những điều tốt đẹp mà cuộc sống có thể mang lại”.
Bí ẩn tâm lý vì sao một người có thể phạm tội khi tuân theo mệnh lệnh?
Vào thập niên 1960, nhà khoa học tại Đại học Yale có tên là Stanley Milgram đã thực hiện một trong những thí nghiệm tâm lý nổi tiếng và gây tranh cãi nhất mọi thời đại.
Thí nghiệm tiết lộ cách con người hoàn toàn có khả năng thực hiện những cú sốc điện gây tử vong cho những nạn nhân vô tội khi được cấp trên ra lệnh.
Hơn nửa thế kỷ sau, các nhà nghiên cứu cuối cùng đã tìm ra bí ẩn tâm lý đằng sau việc nhận lệnh từ các nhân vật có thẩm quyền làm thay đổi hoạt động não bộ của chúng ta, từ đó cho phép chúng ta đi ngược lại những nguyên tắc đạo đức của chính mình. Thậm chí gây ra nỗi đau cho người khác mà không cảm thấy tội lỗi.
Để thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học đã tuyển chọn 20 cặp tình nguyện viên, trong đó một thành viên của mỗi bộ đôi đóng vai trò "đặc vụ" trong khi người còn lại đóng vai trò "nạn nhân".
Các "đặc vụ" được đặt trong một máy quét hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) để có thể theo dõi hoạt động não của họ trong khi họ đưa ra một loạt quyết định về việc có nên thực hiện một cú sốc điện gây đau nhẹ cho "nạn nhân" để đổi lấy một phần thưởng nhỏ bằng tiền hay không.
Đôi khi, các "đặc vụ" được tự do lựa chọn có thực hiện cú sốc hay không. Trong khi những lúc khác, quyền quyết định thuộc về họ và họ nhận lệnh của các tác giả nghiên cứu.
Kết quả được công bố trên tạp chí NeuroImage tiết lộ rằng các phần não cho phép chúng ta cảm thấy đồng cảm và cảm thấy tội lỗi đã giảm hoạt động khi các "đặc vụ" được lệnh hành động. Hệ quả đó là các "đặc vụ" ít có khả năng xác định được nỗi đau của "nạn nhân" khi thực hiện một cú sốc điện theo lệnh.
Tác giả nghiên cứu Valeria Gazzola giải thích rằng: "Chúng ta có thể đo lường sự đồng cảm đó trong não vì chúng ta thấy các vùng thường liên quan đến cảm giác đau của chính chúng ta, bao gồm thùy nhỏ ở não trước và vùng vòng cung vỏ não trước hoạt động khi chúng ta chứng kiến cơn đau của những người khác".
Khi các "đặc vụ" được hướng dẫn thực hiện sốc điện cho "nạn nhân", các vùng não liên quan đến sự đồng cảm này trở nên ít hoạt động hơn so với khi họ hành động tự do. Dấu hiệu thần kinh liên quan đến cảm giác tội lỗi cũng giảm đi khi các "đặc vụ" được lệnh gây sốc cho "nạn nhân" của họ.
Do đó, các nhà khoa học đã đi đến kết luận không có gì ngạc nhiên khi các "đặc vụ" thường ít gây ra cú sốc hơn khi hành động tự do hơn là khi thực hiện với mệnh lệnh. Tuy nhiên, trong một bước ngoặt bất ngờ, các "đặc vụ" lại đánh giá những cú sốc này là ít đau đớn hơn khi bị ép buộc xử lý, mặc dù trước đó đã được thông báo rằng các cú sốc sẽ luôn bằng nhau.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những thay đổi này trong hoạt động của não giải thích cách "tuân theo mệnh lệnh làm giảm bớt ác cảm của chúng ta đối với việc làm hại người khác" qua đó tiết lộ "mức độ sẵn sàng thực hiện các vi phạm đạo đức của mọi người bị thay đổi như thế nào trong các tình huống bị ép buộc".
Được chuyển đến nhà tang lễ, thi thể bất ngờ... thở lại Nhân viên một nhà tang lễ ở TP Detroit - Mỹ phát hiện một phụ nữ 20 tuổi còn sống sau khi cô được nhân viên y tế tuyên bố đã chết và chuyển thi thể tới đây. Đài ABC News dẫn lời nhà chức trách cho biết vụ việc xảy ra tại nhà tang lễ James H. Cole. Người phụ nữ, chưa...