Tìm thấy chân thằn lằn tí hon trong hổ phách 20 triệu năm tuổi
Trong hàng triệu năm, bàn chân trái nhỏ xíu của một con thằn lằn cổ đại đã được bảo quản trong hổ phách cực hiếm cho đến gần đây mới được phát hiện.
Chân thằn lằn cổ đại bị kẹt trong hổ phách mới được phát hiện.
Với kích thước chỉ 2cm khối, bàn chân tí hon thuộc về một loài bò sát thuộc chi Anolis, tổ tiên của thằn lằn anole hiện đại.
Một nhóm các nhà nghiên cứu hợp tác đang phân tích hổ phách có chứa chân thằn lằn tí hon ở Cộng hòa Dominican như cơ sở để hiểu những gì xảy ra với một sinh vật trong suốt quá trình hóa thạch.
Mặc dù bàn chân dường như ở trong tình trạng tốt, các nhà khoa học nói rằng vẻ ngoài nhợt nhạt có thể bị đánh lừa. Cấu trúc vật lý của nó phần lớn giống như trước đây từ 15 đến 20 triệu năm trước, nhưng phần lớn xương đã bị phân hủy và các đặc tính hóa học của nó đã bị biến đổi.
Các nhà nghiên cứu nói rằng đây là thành phần tuyệt vời của hổ phách. Hổ phách đóng vai trò như một rào cản giữa các sinh vật bị mắc kẹt bên trong nó và môi trường bên ngoài, thường bảo tồn một loài thực vật hoặc động vật trong tư thế ba chiều.
Video đang HOT
Hầu hết các sinh vật được tìm thấy trong hổ phách là côn trùng có thể đã chết khi nhựa cây dần dần lăn qua chúng, cứng lại và bảo tồn chúng mãi mãi.
Để một sinh vật bị hóa thạch, trước tiên nó phải được nhúng nhanh vào nhựa, điều này ngăn cản các động vật khác ăn nó hoặc vi sinh vật phân hủy nó. Theo thời gian, các thành phần ban đầu của sinh vật dần được thay thế bằng khoáng chất.
Việc bảo tồn các sinh vật hoặc các bộ phận của chúng trong thời gian địa chất dài đòi hỏi các điều kiện đặc biệt trước và sau khi sinh vật chết. Thêm vào đó các quá trình hóa học tự nhiên xảy ra trong hổ phách đôi khi sẽ làm suy yếu mô mềm hữu cơ các sinh vật được bảo tồn.
Các nhà địa chất học từ Đại học Bonn hợp tác với Quỹ Nghiên cứu Đức và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên bang Stuttgart đã kiểm tra bàn chân thằn lằn nhỏ bằng cách chuẩn bị các phần mỏng của hóa thạch để phân tích dưới kính hiển vi bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính.
Móng vuốt và ngón chân trên bàn chân rõ ràng đến mức các nhà nghiên cứu có thể xác định rằng bàn chân trái bị gãy ở hai nơi. Một trong những vị trí xương gãy được bao quanh bởi dấu hiệu sưng nhẹ, một dấu hiệu cho thấy con vật có thể đã bị thương bởi một kẻ săn mồi trước khi chết. Một vết nứt khác xảy ra sau khi hóa thạch được nhúng vào nhựa cây ở cùng nơi xảy ra một vết nứt nhỏ trong hổ phách.
Rất ít còn lại của mô ban đầu và thành phần đàn hồi xương đã bị thoái hóa. Trên thực tế, mô xương đã được chuyển đổi từ hydroxyapatite, một khoáng chất có trong men răng và xương, thành một khoáng chất phốt phát phổ biến được gọi là fluorapatite.
Jonas Barthel, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Viện Khoa học Địa chất thuộc Đại học Bonn, cho biết điều này thật đáng ngạc nhiên vì hổ phách xung quanh phần lớn bảo vệ hóa thạch khỏi các tác động của môi trường. Các cơ chế đằng sau quá trình hóa thạch hiện đang là chủ đề được quan tâm đặc biệt.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/IFL Science
Tìm ra sinh vật đầu tiên sống không cần thở
Đây là loài động vật đầu tiên trên Trái Đất được chứng minh là không có bộ gen ty thể (bộ gen dùng để xác đinh nòi giống và nhận dạng) và không có cách nào để thở.
Các nhà khoa học đã tìm ra một loại ký sinh trùng có tên gọi Henneguya salminicola, đây là loài đầu tiên không có bộ gen hô hấp. Loại sinh vật này ký sinh trên cá, chúng bám vào vật chủ nhưng lại không hề nín thở.
Ký sinh trùng H. salminicola được nhìn dưới kính hiển vi có màu xanh nước biển và "đôi mắt" trông như sinh vật ngoài hành tinh. Ảnh: Stephen Douglas Atkinson
H. salminicola có đặc điểm giống với ký sinh trùng thuộc nhóm myxozoa - một loại ký sinh siêu nhỏ bơi dưới nước, họ hàng xa với loài sứa. Các nhà khoa học cho rằng H. salminicola có thể là một sinh vật tiến hóa ngược của tổ tiên loài sứa. Chúng tiến hóa từ sinh vật đa bào về đơn bào.
Theo nghiên cứu được công bố hôm qua (24/2) trên tạp chí Proceeding of the National Academy of Science, loài sinh vật này đã mất các mô, tế bào thần kinh, cơ và rất nhiều thứ, thậm chí giờ còn mất cả khả năng thở.
Bào tử của ký sinh trùng H. salminicola có màu xanh lá và phát sáng dưới kính hiển vi huỳnh quang. Ảnh: Stephen Douglas Atkinson
Việc giảm kích thước di truyền đem lại nhiều lợi ích cho loài sinh vật này. Chúng có thể phát triển nhanh và mạnh hơn do có bộ gen nhỏ nhất trong thế giới động vật. Trong khi các loại ký sinh trùng khác cùng họ có thể lây bệnh và giết chết toàn bộ vật chủ thì H. salminicola lại tương đối lành tính.
Cá bị nhiễm H. salminicola được gọi là cá bị "bệnh sắn". Khi H. salminicola tách ra khỏi vật chủ của nó (một con cá) thì trông nó giống như một đốm đơn bào.
Nhìn qua kính hiển vi, những bào tử này trông giống các tế bào tinh trùng màu xanh, với đuôi và đôi mắt hình bầu dục trông như người ngoài hành tinh. Những "đôi mắt" này tuy không chứa nọc độc nhưng khi cần thiết sẽ giúp ký sinh trùng bám vào vật chủ. Đây được coi là tính năng duy nhất không bị mất đi trong quá trình tiến hóa thu nhỏ của loài sinh vật kỳ lạ này.
Thế giới động vật đa dạng và có xu thế tiến hóa gen ngày càng phức tạp hơn để thích nghi với nhiều môi trường sống. Nhưng đây lại là một sinh vật đi ngược lại hoàn toàn.
Vậy làm thế nào mà H. salminicola hấp thụ năng lượng nếu nó không thể thở? Các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết chúng có thể nhập protein trực tiếp từ vật chủ như một số ký sinh trùng khác hoặc một phương thức nào đó tương tự. Những câu hỏi về cách thức sống và hoạt động cơ thể của loài sinh vật này vẫn đang được nghiên cứu thêm.
Theo
Thiên thạch cổ xưa rơi trúng vườn nhà dân Mảnh thiên thạch nhỏ còn sót lại sau khi vượt qua khí quyển Trái Đất giúp hé lộ những thông tin về hệ Mặt Trời cách đây 4,56 tỷ năm. Mảnh thiên thạch cổ xưa nặng 24,5 gram. Ảnh: Metro. Các nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu sơ bộ mảnh thiên thạch rơi xuống Flensburg, Đức, Science Daily hôm 18/2...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ngày này gần 50 năm trước, Trái Đất đột nhiên mất đi lực hút

Phát hiện thế giới đầy sinh vật lạ dưới "địa ngục băng"

Chiêm ngưỡng những hình ảnh về nhật thực đầu tiên của năm 2025

Clip: Cả gan săn báo con, đại bàng nhận 'quả báo' ngay sau đó

Cảnh kinh ngạc về bắc cực quang

Bí ẩn cây đa nghìn tuổi 'biết đi' bên cạnh ngôi đền cổ ở Ninh Bình

Ngủ quên khi đi câu mực, bé trai Trung Quốc trôi dạt 24 giờ trên biển

Mặt Trời có thể đạt cực đại kép, chực chờ bùng nổ vào tháng 7?

Phát hiện lăng mộ của vị pharaoh Ai Cập bí ẩn có niên đại 3.600 năm

Phát hiện thành phố ngầm khổng lồ bên dưới kim tự tháp Giza của Ai Cập

Nước cổ đại 2 tỷ năm dưới lòng đất có vị như thế nào?

Người phụ nữ sở hữu tên dài nhất thế giới: Chứa 1.019 chữ cái, không phải ai cũng phát âm được
Có thể bạn quan tâm

Lũ lụt tàn phá các hòn đảo du lịch nổi tiếng tại Hy Lạp
Thế giới
20:03:08 01/04/2025
Người đàn ông dùng gậy sắt truy sát cả nhà, 3 người thương vong
Tin nổi bật
19:57:59 01/04/2025
Một sao Việt huỷ show tại nước ngoài, lý do làm fan lo lắng
Nhạc việt
19:51:57 01/04/2025
Phim Việt đỉnh nhất hiện tại gây bão MXH ngay khi vừa ra mắt bị so sánh, nam chính nói điều khiến ai cũng phục
Hậu trường phim
19:48:39 01/04/2025
NSND Thanh Tuấn đã tỉnh, NSND Lệ Thủy vui mừng xúc động
Sao việt
19:46:12 01/04/2025
Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron "1 trời 1 vực" khi đối mặt dàn phóng viên: "Bản lĩnh đàn ông đâu cả rồi?"
Sao châu á
19:38:37 01/04/2025
Top 4 nàng WAGs xinh đẹp còn sở hữu học vấn đáng nể: Doãn Hải My và 3 tiểu thư nhà trâm anh thế phiệt
Sao thể thao
19:13:49 01/04/2025
Đây mới là loại cây hút ẩm và khử mùi hôi, nấm mốc trong nhà hiệu quả
Sáng tạo
18:45:03 01/04/2025
Công an làm việc với 3 người đánh vợ chồng chủ tiệm hớt tóc ở Hội An
Pháp luật
18:13:06 01/04/2025
Từ chối tiêm vaccine sởi cho trẻ, nguy cơ tử vong rình rập
Sức khỏe
18:09:10 01/04/2025