Tìm thấy các phân tử hữu cơ trên sao Hỏa
Các nhà khoa học cho rằng đó có thể là dấu hiệu của “cuộc sống cổ đại” từng tồn tại trên hành tinh Đỏ.
Trong một bức ảnh toàn cảnh có độ phân giải cao tuyệt đẹp của bề mặt sao Hỏa, bao gồm hơn một nghìn hình ảnh, các nhà khoa học đã tìm thấy chi tiết đáng chú ý.
Hai nhà sinh vật học thuộc đại học Technische ở Berlin, Đức, đã tuyên bố rằng các hợp chất hữu cơ được phát hiện bởi NASA có thể là một dấu hiệu của sự sống cổ xưa trên sao Hỏa.
Tiến sĩ Jacob Heinz và giáo sư Dirk Schulze-Makuch từ Technische Đại học cho biết hợp chất hoá học có tên thiophene đã được tìm thấy bởi tàu thăm dò Curiosity trên sao Hỏa. Ngay sau phát hiện, hai nhà nghiên cứu đã công bố nghiên cứu của họ trên tạp chí Astrobiology.
Theo nghiên cứu, thiophene có thể đã xuất hiện trên sao Hỏa do quá trình khử sulfate gây ra bởi vi khuẩn sống trên hành tinh này khi trời ấm hơn và ẩm ướt hơn. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng thiophene có thể đã bị vi khuẩn phá vỡ.
Dirk Schulze-Makuch cho biết: “Chúng tôi đã xác định được một số con đường sinh học đối với thiophene dường như nhiều hơn so với hóa chất, nhưng chúng tôi vẫn cần bằng chứng thêm nữa”.
Video đang HOT
Thiophene được cấu thành từ hai nguyên tố carbon và lưu huỳnh và có thể được tìm thấy trên Trái đất trong than đá, dầu thô và nấm cục trắng.
Các nhà khoa học không loại trừ rằng chúng có thể xuất hiện trên sao Hỏa do hậu quả của phản ứng hóa học do thiên thạch đâm vào hành tinh Đỏ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nói rằng kịch bản sinh học có nhiều khả năng cần xem xét nữa.
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/Sputnik
Thiên nhiên kì bí: Bí mật cơn bão mạnh nhất thiên hà
Chưa có một thiết bị nào đủ mạnh để ghi lại những hình ảnh của bão sao Thổ - một trong những cơn bão mạnh nhất thiên hà.
Trong năm 2013, một cơn bão lớn đã được phát hiện trên bề mặt sao Thổ bởi tàu vũ trụ NASA đang bay quanh hành tinh này. Đường kính mắt bão khoảng 1.250 dặm (2.000 km) với tốc độ gió nhanh như đám mây 530 km/h. Đi kèm nó là một cơn bão sét có bề ngang 3.000km.
Xoáy bão có màu đỏ đậm, rất sâu, được bao quanh bởi vô số 'tán mây xanh'.
Thành viên nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Áo, Georg Fischer cho biết, sét ở sao Thổ có cường độ mạnh gấp 10.000 lần so với ở Trái đất. Cơn bão sét cũng lớn hơn nhiều so với bão sét Trái đất với bề ngang khoảng 3.000km.
Tàu vũ trụ Cassini trị giá gần 3,3 tỷ USD của NASA đã cung cấp cho các nhà khoa học cái nhìn cận cảnh về những điểm sáng đầu tiên của một cơn bão khổng lồ xoáy xung quanh cực Bắc của sao Thổ. Những đám mây ở rìa ngoài cơn bão di chuyển với tốc độ khoảng 150m/s. Các xoáy bão lớn, bí ẩn, có hình lục giác.
Bão sét ở sao Thổ thường xảy ra ở khoảng 350 phía nam xích đạo Sao Thổ, tại nơi mà các nhà khoa học gọi là Dường Bão (Storm Alley).
Theo chu kỳ 20 đến 30 năm, trong ầu khí quyển của sao Thổ xuất hiện những cơn dông í ẩn, tạo ra các đốm trắng có kích cỡ tương đương với rái Đất, chúng tích hợp lại tạo nên một vòng vành đai sao Thổ mở rộng nhất trong hệ Mặt Trời.
Cơn bão này khác với bão ở Trái đất do nó bị kẹt ở vùng cực và không di chuyển ra xung quanh, còn các đám mây lại nằm bên trên tâm bão, cao hơn 2-5 lần so với mây của các cơn bão ở Trái Đất.
Trên trái đất, cơn bão hình thành bởi dòng hơi ấm bốc lên từ đại dương, tuy nhiên trên sao Thổ không hề có biển.
Vì vậy, nguyên nhân tạo ra một cơn bão khổng lồ trên Sao Hỏa vẫn là thách thức đối với các nhà nghiên cứu khoa học.
Trong một ấn hẩm trên tạp chí Nature Geoscience, các nhà nghiên cứu cho iết do hơi nước tích tụ lại ở tầng khí quyển thấp của Sao Thổ sau mỗi cơn bão trong nhiều thập kỷ sẽ tạo nên một động lực đẩy mạnh mẽ.
Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa biết điều gì duy trì những cơn bão, nhưng những cơn bão kéo dài hơn nhiều so với Trái đất là đặc trưng tiêu biểu của sao Thổ.
Theo Minh Anh/Người Đưa Tin
Toàn cảnh sao Hỏa lần đầu tiên xuất hiện trong bức ảnh độ phân giải cực cao Xe tự hành Curiosity của NASA đã chụp được hình ảnh sắc nét chưa từng có của hành tinh Đỏ. Một phẩn của bức ảnh toàn cảnh 1,8 tỷ điểm ảnh mà xe tự hành Curiosity của NASA đã chụp trên sao Hỏa từ ngày 24/11 đến 1/12/2019. Nhóm chuyên gia phụ trách xe tự hành Curiosity của NASA vừa công bố bức...