Tìm thấy biện pháp “vô hiệu hoá” virus HIV
Một nhóm các nhà khoa học đa quốc gia vừa tuyên bố họ đã phát hiện ra một nhóm các hợp chất có khả năng phá vỡ các phân tử virus HIV và khiến chúng không hoạt động.
Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đến từ Phần Lan, Nga, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ đã phát hiện ra một cơ chế vô hiệu hóa phân tử virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra cách “khống chế” virus HIV.
Theo thông tin từ các nhà khoa học, cơ chế này tiết lộ toàn bộ một nhóm các hợp chất có thể được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau, bao gồm cả ung thư và HIV.
Tầm quan trọng của khám phá này giúp các loại thuốc tương tự có thể được sử dụng cho các loại bệnh khác nhau.
Giáo sư Oleg Rakitin, một trong những nhà khoa học của nhóm, giải thích rằng các hợp chất tạo điều kiện cho việc loại bỏ một nguyên tử kẽm khỏi phân tử virus, khiến nó không hoạt động.
Thông tin đưa ra cũng lưu ý rằng các hợp chất được phát hiện sau phát hiện này có hiệu quả cao, nhưng không gây độc cho sinh vật chủ.
Video đang HOT
“Ngay từ đầu, chúng tôi đã coi tác dụng chống ung thư của nhóm thuốc này là ưu tiên hàng đầu. Nhưng thực tế, hóa ra các hợp chất này còn hoạt động cao và có chọn lọc chống lại virus gây suy giảm miễn dịch ở mèo, là chất tương tự gần nhất với virus ở người”, giáo sư Rak Rakitin nói.
Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng hiệu ứng này đã được phát hiện và nghiên cứu sẽ tiếp tục xác định những bệnh khác có tính chất tương tự có thể được điều trị.
Virus HIV có tác động tới hệ thống miễn dịch ở người, cho phép các bệnh khác phát triển trong cơ thể bị nhiễm bệnh. Tuổi thọ trung bình của một người nhiễm bệnh được ước tính là từ 9 đến 11 năm, theo dữ liệu của UNAIDS. Theo cơ quan này, có 37,9 triệu người hiện đang sống chung với HIV, với 1,7 triệu người mới nhiễm vào năm 2018. Các ca nhiễm mới đang giảm kể từ năm 1998 và các ca tử vong liên quan đến AIDS đang giảm dần kể từ năm 2004. UNAIDS hi vọng sẽ loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này vào năm 2030.
Trang Phạm
Theo dantri.com.vn
Các nhà khoa học phát hiện ra loài cá voi mới có mỏ như chim trên bờ biển Nhật Bản
Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện một loài cá voi mới có tên Berardius minimus cơ thể của chúng chủ yếu là màu đen và có một cái mỏ nhỏ như chim.
Theo thông tin từ New Atlas, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra một loài cá voi mới. Loài mới có tên Berardius minimus, chúng sở hữu chiều dài cơ thể từ 6,2 - 6,9m và chủ yếu là có màu đen, đồng thời chúng sở hữu một đặc điểm khá thú vị khác là có thêm một chiếc mỏ.
Mặc dù trên thực tế loài cá voi này từ lâu đã khá quen thuộc đối với như dân địa phương, nhưng chúng mới chỉ được các nhà khoa học mô ta qua 6 mẫu vật được tìm thấy ở Hokkaido và gần bờ biển Okhotsk.
Các mẫu vật của loài này được nghiên cứu bởi các nhà khoa học từ Đại học Hokkaido, Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Quốc gia Nhật Bản, Đại học Iwate và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Nhật Bản.
Mặc dù chúng có chung một số đặc điểm chung với các loài cá voi đã được biết tới, nhưng chúng cũng sở hữu một số đặc điểm khá riêng biết để có thể phân loại chúng là một loài hoàn toàn mới.
Các nhà khoa học cũng cho biết, loài cá voi mới này thuộc chi cá voi mõm khoằm. Đây là một chi rất nhỏ và cho đến gần đây mới chỉ có hai loài được biết tới là cá voi mõm khoằm Baird (Berardius bairdi), sống ở phía bắc Thái Bình Dương và cá voi mõm khoằm Arnoux.
Hình ảnh minh họa loài cá voi mới được phát hiện Berardius minimus (trên cùng) và loài cá voi mõm khoằm đã được biết tới - Berardius bairdi (dưới).
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng Berardius minimus có kích thước nhỏ hơn loài Berardius bairdi - có chiều dài cơ thể lên tới 10m.
Ngoài ra cơ thể của 2 loài này cũng có hình dáng tương đối khác nhau, Berardius minimus thì có màu sắc cơ thể chủ yếu là đen trong khi đó cá voi mõm khoằm Bairdi lại mà màu xám xanh.
Để nghiên cứu kỹ hơn, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích hộp sọ, cấu trúc xương à DNA của loài này.
Một phân tích về DNA ty thể và hộp sọ, cấu trúc xương của loài cá voi mới cho thấy chúng thuộc chi cá voi mõm khoằm, nhưng khác với hai loài được biết trước đó.
"Về loài Berardius minimus, vẫn còn quá nhiều điều mà chúng tôi vẫn còn chưa biết", Takashi Matsuishi, nhà nghiên cứu chính của nghiên cứu cho biết. "Chúng tôi vẫn không biết con cái của loài Berardius minimus trông như thế nào và vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến phân bố loài chưa được giải đáp. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục mở rộng hiểu biết về Berardius minimus".
Trong một thời gian, cá voi Berardius minimus vẫn là một loài cá voi mõm khoằm chưa được tìm hiểu đối với các nhà sinh vật học thế giới, nhưng chuyên gia từ Đại học Hokkaido, Takashi Matsuishiya, và các đồng nghiệp của ông đã nghiên cứu những mẫu vật xác cá voi được phát hiện ở bờ biển phía bắc Hokkaido vào năm 2012.
Chúng rất giống với cá voi mõm khoằm Baird, nhưng đồng thời chúng có một số đặc điểm khác biệt: da đen và nhỏ hơn, không giống như cá voi mõm khoằm Baird, kích thước của loài mới này không quá 7m. Ngoài ra, loài mới này sở hữu cái mỏ ngắn hơn so với tỷ lệ cơ thể khi so sánh với các loài đã biết.
Tuy nhiên, đây có thể không phải là loài mới cuối cùng của chi cá voi mõm khoằm sẽ được tìm thấy. Những ngư địa phương cho biết vẫn còn có một loài cá voi màu đen khác có thân hình còn nhỏ hơn cả loài Berardius minimus trong khu vực Karasu.
Theo Trí thức trẻ
Săn được 'quái vật vũ trụ' gấp 6,5 tỷ lần Mặt Trời, nhóm tác giả được thưởng khoản tiền lớn Bức ảnh đầu tiên về hố đen (lỗ đen) của EHT chứng minh một điều (theo một nghĩa nào đó): Nhân loại đã quan sát được "thứ vô hình". Sau tiên đoán của Albert Einstein (1879-1955) về hố đen (lỗ đen) trong Thuyết Tương đối rộng cách đây 100 năm có lẻ, loài người cũng đã có bằng chứng về sự tồn tại...