Tìm thấy bằng chứng sự sống trên sao Hỏa
Các nhà khoa học Mỹ vừa cho biết, robot Curiosity đã tìm thấy bằng chứng của nước và các yếu tố cơ bản hỗ trợ sự phát triển của các vi sinh vật.
Khoan xuống tảng đá sao Hỏa ở gần địa điểm hạ cánh, robot Curiosity vừa tìm ra câu trả lời cho sứ mệnh chủ chốt trên hành trình khám phá sao Hỏa: hành tinh Đỏ trước đây chứa các thành phần cần thiết cho sự sống.
“Chúng tôi đã tìm thấy một môi trường thuận lợi cho sự sống, nghĩa là nếu nước đó vẫn còn trên sao Hỏa ngày nay thì bạn có thể uống được”, nhà khoa học John Grotzinger tại Viện Công nghệ California cho biết.
Bức ảnh tảng đá Wopmay (trái) trong miệng núi lửa Endurance do phi thuyền Opportunity chụp trước đây và tảng đá Sheepbed (phải) trong miệng núi lửa Gale do Curiosity chụp gần đây. (Nguồn: NASA)
Phát hiện này là kết quả sau 7 tháng Curiosity hạ cánh xuống một miệng núi lửa cổ. Tháng trước, Curiosity dùng cánh tay robot khoan xuống tảng đá khá mịn ở nơi hạ cánh, sau đó tiến hành xét nghiệm bột đá trong phòng thí nghiệm mà robot này được trang bị.
Video đang HOT
Curiosity là phi thuyền đầu tiên đáp xuống sao Hỏa có khả năng thu thập mẫu để xét nghiệm thành phần bên trong tảng đá.
Sao Hỏa ngày nay giống như sa mạc khô cằn, thường hứng chịu các đợt sóng phóng xạ từ mặt trời. Các lần tìm kiếm trước đây cho thấy sao Hỏa từng có môi trường nhiệt đới cách đây hàng tỷ năm. Và giờ đây các nhà khoa học lần đầu tiên đã tìm ra bằng chứng từng khẳng định từng có môi trường thuận lợi cho sự sống ngoài trái đất.
Môi trường này là nơi vi khuẩn “có thể đã tồn tại và thậm chí sinh sôi trên đó”, Grotzinger nói.
Robot Curiosity to bằng chiếc xe hơi đã có chuyến hạ cánh ngoạn mục xuống sao Hỏa vào tháng 8 năm ngoái, trong miệng núi lửa cổ gần xích đạo. Tuy nhiên, Curiosity thiếu công cụ để xác định vi khuẩn vẫn đang sống hay đã tuyệt chủng, mà chỉ có thể xác định loại môi trường chứa vi khuẩn.
Phân tích cho thấy tảng đá mà Curiosity lấy mẫu chứa nhóm hóa chất sulfur, hydro, oxy, ni-tơ, phốt-pho và carbon đơn giản. Đây là những thành phần cơ bản của sự sống. Robot còn tìm ra bằng chứng đất sét và khoáng chất sunfat – dấu hiệu cho thấy tảng đá được hình thành trong môi trường nước.
Robot Opportunity và Spirit của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) trước đây cũng tìm ra bằng chứng đâu đó trên sao Hỏa trước đây từng ẩm ướt. Tuy nhiên, khi đó, các nhà khoa học sợ rằng loại nước đó có thể mang tính axit mạnh, khiến vi khuẩn không thể sống nổi.
Tuy nhiên, những thành phần trong đá mà Curiosity vừa phát hiện được cho thấy loại nước từng có trên sao Hỏa có vẻ trung tính và không mặn quá.
Curiosity vẫn chưa tìm ra bằng chứng hợp chất carbon phức – yếu tố cơ bản của mọi sinh vật sinh sống.
Các nhà khoa học có kế hoạch sẽ khoan vào núi, nhưng phải đợi sau khi Curiosity khoan thêm một tảng đá khác để xét nghiệm. Vì trung tâm kiểm soát chuyến bay trên Trái đất sẽ không thể liên lạc với Curiosity trong tháng tới do hiện tượng các thành tinh thẳng hàng, nên nhiệm vụ khoan tảng đá thứ hai sẽ phải hoãn đến tháng 5 năm nay.
Theo 24h
Ảnh sao Hỏa đẹp lạ trong đêm
Với camera gắn trên cánh tay dài, tàu thăm dò Curiosity chụp được bức ảnh tảng đá trên hành tinh Đỏ toát lên vẻ đẹp kỳ lạ dưới ánh sáng cực tím.
Từ khi đáp xuống sao Hỏa, Curiosity đã chụp được được rất nhiều ảnh rồi gửi về Trái đất. Nhưng bức ảnh mới mang vẻ hoàn toàn khác: một góc của hành tinh Đỏ vào ban đêm dưới ánh sáng cực tím phát ra từ robot.
Ảnh chụp tảng đá trên sao Hỏa dưới ánh sáng cực tím
Curiosity dùng bánh xe bên trái cày xuống bề mặt sao Hỏa, khiến lớp đất cát bên trên bay lên, để lộ ra tảng đá mà các nhà khoa học ở Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đặt tên là "Sayunei". Đêm 22/1, Curiosity sử dụng camera Mars Hand Lend chụp lại phiến đá dưới ánh sáng cực tím.
NASA sẽ xem xét bức ảnh để tìm ra các dấu hiệu chất huỳnh quang.
Đây là bức ảnh chụp tảng đá dưới ánh sáng bình thường
Theo 24h
Các sự kiện khoa học nổi bật năm 2012 Cộng đồng khoa học toàn cầu sửng sốt và hân hoan khi một loại hạt vật chất giống 'hạt của Chúa' được phát hiện, và đây cũng là một trong những sự kiện khoa học nổi bật trong năm 2012. Hình minh họa hạt Higgs phân rã và tạo ra hai tia gamma trong máy gia tốc hạt lớn tại Thụy Sĩ. Ảnh:...