Tìm thấy bằng chứng được cho liên quan đến sự sống cổ xưa trên sao Hỏa
Một nhóm các nhà sinh vật học quốc tế tuyên bố rằng các phân tử hữu cơ được phát hiện bởi xe thám hiểm Sao Hỏa tự hành Curiosity Rover có thể là bằng chứng của sự sống trên Sao Hỏa.
Xe thám hiểm Sao Hỏa tự hành Curiosity Rover của NASA.
Trong một báo cáo đăng trên tạp chí Astrobiology, nhóm nghiên cứu lập luận rằng sự hiện diện của thiophene, hợp chất đặc biệt được tìm thấy trong than đá, dầu thô và nấm cục trắng trên Trái đất, có thể là dấu hiệu của sự sống cổ xưa trên Hành tinh Đỏ.
“Chúng tôi đã xác định được một số con đường sinh học đối với thiophene dường như nhiều hơn chỉ là ở góc độ hóa học, nhưng chúng tôi vẫn cần thêm bằng chứng”, Dirk Schulze-Makuch, nhà sinh vật học thiên văn của Đại học bang Washington cho biết.
Nếu thiophene thực sự là một dấu hiệu của sự sống, thì chúng có thể là kết quả của vi khuẩn khoảng 3 tỷ năm trước. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đặt giả thuyết cho rằng thiophene cũng có khả năng được tạo ra trong các tác động của thiên thạch.
Rover Curiosity đã phân tích các hợp chất bằng cách phá vỡ chúng thành các mảnh. Tuy nhiên, cơ quan vũ trụ châu Âu sắp tới cho biết sẽ không sử dụng kỹ thuật phá hủy tương tự như Curiosity để khám phá sự sống.
Trước đó, vào cuối năm 2019, tại Hội nghị Hàng không quốc tế lần thứ 70 được tổ chức tại Washington DC (Mỹ), ông Jim Bridenstine, Quản trị viên của NASA từng tuyên bố có thể đưa con người lên sao Hỏa vào năm 2035.
Phát biểu của ông Jim Bridenstine đã từng được các chuyên gia đánh giá là rất viển vông và mơ hồ, tuy nhiên NASA đang chứng minh rằng họ rất nghiêm túc với sứ mệnh chinh phục sao Hỏa. Thực tế NASA đang đẩy mạnh phát triển kế hoạch xây dựng trạm không gian Gateway hoạt động theo quỹ đạo Mặt trăng. Đây sẽ là một điểm dừng chân cho các tàu vũ trụ của NASA trước khi đổ bộ lên Mặt trăng.
Trang Phạm
Lỗ đen nguyên thủy từng bị ủ trong kén khổng lồ
Các lỗ đen lớn đầu tiên trong vũ trụ có khả năng hình thành và phát triển sâu bên trong từ những cái kén khổng lồ, các chuyên gia tại Đại học Colorado, Mỹ cho biết.
Theo ông Clark Begelman, giáo sư và chủ tịch bộ phận khoa học vật lý thiên văn và hành tinh Đại học Colorado ở Mỹ cho biết, quá trình hình thành lỗ đen nguyên thủy này gồm hai giai đoạn.
Giai đoạn đầu, các ngôi sao siêu lớn (thường hình thành khoảng vài triệu năm sau vụ nổ Big Bang) đã bắt đầu kích hoạt việc phát triển các lỗ đen nguyên thủy đầu tiên.
Nguồn ảnh: Popular Mechanics.
Trước mắt, các ngôi sao siêu lớn sẽ bước qua giai đoạn đốt cháy Hydro, bước vào giai đoạn rối loạn vòng quay, từ trường tại trung tâm của chúng hình thành các lỗ đen hạt giống đầu tiên.
Cùng lúc này, các ngôi sao siêu lớn bắt đầu bồi tụ vật chất mờ, dạng kén để nuôi dưỡng các lỗ đen dạng hạt gống ở một khoảng thời gian nhất định.
Sau một khoảng thời gian đủ lớn, các lỗ đen này bước vào giai đoạn "chuẩn hóa" hệ thống, nghĩa là các lỗ đen phát triển nhanh chóng, bằng cách nuốt vật chất từ lớp kén khí khổng lồ bao quanh chúng, cuối cùng phồng lên đến kích thước khổng lồ nhất định.
Kết thúc quá trình này, nhiều tia bức xạ trong lỗ đen sẽ toát ra bớt, khiến cho lớp khí phân tán và để lại các lỗ đen "chỉnh tề" nặng hơn 10.000 lần so với khối lượng của Trái Đất.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: youtube
Huỳnh Dũng
Hình ảnh đẹp nhất về mưa sao băng Thiên Cầm Đêm 22/4, rạng sáng ngày 23/4 nhiều người thích thú khi được tận mắt chiêm ngưỡng mưa sao băng Thiên Cầm. Sao băng Thiên Cầm (Lyrids) đặt tên theo chòm sao Lyra, được hình thành từ các hạt bụi để lại bởi sao chổi C/1861 G1 Thatcher, chu kỳ 415 năm, phát hiện lần đầu năm 1861. Đây là một trong những trận...