Tìm thấy 1.000 tấn vàng trong hố va chạm tỷ năm, vì sao không ai khai thác?
Cất giấu tới 1.000 tấn vàng nhưng miệng hố va chạm bí ẩn này ở Nam Phi lại không có ai dám khai thác. Sở dĩ Trái Đất có thể có một môi trường sinh thái đa dạng như vậy là nhờ có nước cùng nhiều loại nguyên tố khác.
Vậy, nước và các nguyên tố khác của Trái Đất rốt cục có nguồn gốc như thế nào? Sau quá trình nghiên cứu và thăm dò liên tục, các nhà khoa học đã đưa ra phỏng đoán đáng tin cậy là do tác động của các tiểu hành tinh và sao chổi.
Theo đó, sau khi Trái Đất sinh ra, tần suất va chạm với các tiểu hành tinh khác cũng rất cao. Trong quá trình va chạm, các sao chổi có thể mang theo nước và sự sống cho Trái đất. Ngoài ra, nhiều tiểu hành tinh và các thiên thể khác cũng mang lại một số kim loại phong phú cho Trái Đất, chẳng hạn như vàng.
Vàng là một trong những kim loại quý trên Trái Đất. Ảnh: Getty
Vàng rất có giá trị. Trên thực tế, các mỏ vàng có thể khai thác cũng tương đối nhỏ với trữ lượng rất hạn chế.
Có lẽ nhiều người cho rằng trữ lượng vàng trên Trái Đất rất khan hiếm nên việc kim loại này đắt đỏ là điều hợp lý. Thế nhưng vàng có thực sự khan hiếm?
Các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và thăm dò, phát hiện ra rằng ở dưới đáy của miệng hố va chạm Vredefort ở Free State, Nam Phi là một kho báu khổng lồ. Bên trong có thể có trữ lượng ít nhất là 1.000 tấn vàng. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa thấy ai khai thác vàng ở miệng hố va chạm được hình thành cách đây khoảng 2 tỷ năm trước. Vì sao?
Vredefort được coi là hố va chạm lớn nhất trên Trái Đất. Ảnh: Getty
Theo các nhà nghiên cứu, miệng hố va chạm này được coi là nhân chứng rõ nhất về sự phát triển của Trái Đất. Miệng hố va chạm không những giống như một người bạn của Trái Đất, mà còn mang đến cho hành tinh của chúng ta những món quà đặc biệt.
Video đang HOT
Trên thế giới hiện nay có vô số miệng hố va chạm lớn nhỏ. Tuy nhiên, có rất ít người được tận mắt chứng kiến về quá trình sản sinh ra những miệng hố va chạm.
Đường kính của miệng hố va chạm Vredefort ước tính khoảng 300 km. Người dân nơi đây từng không nhận ra đây là miệng hố va chạm. Thay vào đó, họ chỉ nghĩ rằng họ đang sống ở trên đỉnh núi, mà không phải là một cái hố.
Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia đã chỉ ra một số manh mối cho thấy điểm khác biệt của miệng hố này. Cụ thể, đó là thành phần khoáng chất ở đây không giống với thành phần đá ở trong miệng núi lửa. Khoáng chất ở đây giống với vật liệu quý hiếm còn sót lại sau khi xảy ra va chạm với một thiên thạch.
Theo các nhà khoa học, tiểu hành tinh va chạm với Trái Đất của chúng ta và tạo ra hố Vredefort có kích thước lớn bậc nhất tính từ trước tới nay.
Trên thực tế, hầu hết những miệng núi lửa còn sót lại ở trên Trái Đất đều ở những nơi không có người ở. Tuy nhiên, miệng hố Vredefort lại khác. Dù rất cô đơn khi mới hình thành, thậm chí từng bị bỏ hoang thậm chí trong nhiều năm, nhưng nó đã trở thành một thành phố có tới 550.000 cư dân.
Việc con người có thể sống ở trong miệng hố va chạm qua nhiều thế hệ, cho thấy rằng nơi đây chắc hẳn có đủ tài nguyên và vật liệu để con người có thể sử dụng.
Một số chuyên gia đưa ra quan điểm rằng tài nguyên tồn tại trên Trái Đất là do thiên thạch mang lại.
Cho đến nay, dù chưa có cơ sở khoa học nào chắc chắn ủng hộ quan điểm này, nhưng cũng không thể phủ nhận sự thật rằng có một số kim loại quý hiếm như vàng mà con người đang tiếp xúc là do thiên thạch mang lại. Nhiệt độ và khí hậu ở một số nơi cũng có thể bị thay đổi do sự xuất hiện của thiên thạch.
Trên thực tế, để tìm hiểu xem miệng hố này thực sự trông ra sao, nhiều nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đã đến khám phá nó. Họ cho rằng có lẽ nơi đây chứa đựng những chất quý hiếm mà Trái Đất chưa từng thấy.
Nguyên nhân chưa ai dám khai thác tại mỏ vàng 1.000 tấn
Tin tức trong miệng hố Vredefort có một lượng lớn về vàng và kim cương, với trữ lượng khoảng 1.000 tấn ngay lập tức đã lan truyền khắp thế giới và ngày càng thu hút nhiều người tìm đến miệng hố va chạm để đãi vàng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có ai dám khai thác vì 2 lý do sau đây.
Thứ nhất, nếu khai thác “kho báu” khổng lồ này cũng sẽ tạo ra một vấn đề lớn. Đó là nếu vàng ngày càng trở nên phổ biến ở trong xã hội thì đó có thể sẽ là một “thảm họa”, khiến thị trường vàng trở nên bất ổn, đồng thời gây ảnh hưởng tới sự ổn định của thị trường tài chính toàn cầu.
Dù hố va chạm ở Nam Phi có trữ lượng vàng khổng lồ nhưng chưa ai khai thác. Ảnh minh hoạ
Thứ hai, đây là miệng hố va chạm khổng lồ có một không hai trên Trái Đất. Tuổi của nó khoảng 2 tỷ năm. Trải qua thời gian dài như vậy, miệng hố va chạm Vredefort có thể bảo tồn được một số dấu vết lịch sử do môi trường đặc biệt của nó.
Các nhà khoa học cũng hy vọng rằng sẽ khám phá ra bí ẩn của miệng hố cổ đại này thông qua nghiên cứu nhằm tìm ra một số bí ẩn của Trái Đất cách đây 2 tỷ năm trước. Ý nghĩa của nghiên cứu này thậm chí còn vượt xa việc phá hủy miệng hố va chạm và khai thác vàng.
Mặt khác, với sự xuất hiện của người ngoài đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống vốn có của cư dân nơi đây. Do vậy, vào năm 2005, dưới sự lãnh đạo của Liên Hợp Quốc, hố va chạm này đã được xếp vào danh sách Di sản Thế giới. Theo đó, không một ai hay bất kỳ tổ chức nào có thể đến đây để khai thác vàng, kim cương. Nhờ vậy, người dân ở nơi đây vẫn được sống trong yên bình.
Các nhà khoa học phỏng đoán rằng có có rất nhiều nhiều vàng rơi xuống vào thời kỳ đầu của Trái Đất. Do chúng nằm rất sâu trong lòng đất nên việc khai thác cũng không hề dễ dàng.
Có thể thấy rằng Trái Đất của chúng ta rất may mắn khi không những là hành tinh có sự sống và sinh ra loài người, mà còn thu hút rất nhiều thiên thể va chạm vào nhau trong quá trình tiến hóa sơ khai. Điều này tạo thành nguồn tài nguyên phong phú đa dạng trong lòng đất và chờ đợi sự khai thác, ứng dụng của con người. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên ở sâu bên dưới lòng đất là không đơn giản.
'Vàng tặc' lộng hành ở Lai Châu: Đánh sập hầm để chấm dứt hoạt động
Sau khi Thông tấn xã Việt Nam đăng tải thông tin phản ánh về nạn "vàng tặc" lộng hành tàn phá những cánh rừng phòng hộ ở Lai Châu, sáng 17/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp bàn về giải tỏa tình trạng khai thác vàng trái phép trên địa bàn.
Đại tá Phạm Hải Đăng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu, cung cấp thông tin về tình trạng khai thác vàng trái phép trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nguyễn Oanh/TTXVN
Đại tá Phạm Hải Đăng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu đã khái quát chung về tình hình vi phạm pháp luật khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, vi phạm pháp luật về khoáng sản còn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp. Nổi lên là tình trạng khai thác vàng trái phép xảy ra tại các khu vực bãi vàng hai xã Noong Hẻo, Nậm Cuổi, huyện Sìn Hồ; bãi vàng xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên; bãi vàng sa khoáng xã Vàng San, bãi vàng khu vực Nậm Kha Á giáp ranh ba xã Tà Tổng, Nậm Khao, Mù Cả, huyện Mường Tè.
Lợi dụng thời gian nông nhàn, người dân ở nơi khác kéo về các khu vực trên để khai thác vàng trái phép với nhiều hình thức như đào hầm, lò, ủ hóa, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường và phức tạp về an ninh trật tự. Đặc biệt, khu vực bãi vàng Nậm Kha Á, thời gian cao điểm có khoảng 400 - 500 người hoạt động khai thác vàng trái phép. Qua rà soát nắm tình hình, lực lượng Công an đã phát hiện có khoảng 40 hầm, lò với kích thước trung bình cao 1 mét, rộng 1 mét, sâu 60 mét, có hầm sâu 150 mét.
Đại diện các huyện có điểm khai thác vàng trái phép (Mường Tè, Sìn Hồ, Tân Uyên) đã báo cáo về thực trạng khai thác vàng, những khó khăn, vướng mắc trong việc quản lý, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ở địa phương; đồng thời, đưa ra những đề xuất kiến nghị, giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Cuộc họp đã dành nhiều thời gian để các đại biểu tập trung thảo luận, đề xuất những giải pháp, phương án chấm dứt tình trạng khai thác vàng trái phép trên địa bàn trong thời gian tới.
Đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng: Với một số điểm khai thác vàng trái phép tập trung đông người, đề nghị UBND tỉnh trước mắt chỉ đạo các huyện có biện pháp ngăn chặn các đối tượng khai thác trái phép. Với hầm, lò kiên cố, tỉnh cho rà soát các hầm, xây dựng phương án đánh sập để tránh việc các đối tượng quay trở lại khai thác trái phép. Mặt khác, tỉnh chỉ đạo chính quyền các huyện, Công an xã, Biên phòng tăng cường quản lý địa bàn, quản lý tạm trú, tạm vắng không để các đối tượng lợi dụng việc thăm thân tiến hành khai thác vàng trái phép.
Đối với khu vực có tiềm năng, trữ lượng lớn thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỉnh đề nghị Bộ phê duyệt trữ lượng, tổ chức đấu giá hoặc cấp phép khai thác để thuận lợi cho việc quản lý địa bàn. Trên cơ sở kết quả thăm dò, nếu xác định điểm mỏ nhỏ lẻ, không thể sản xuất công nghiệp được, Bộ bàn giao cho tỉnh quản lý, cấp phép. Trong khu vực diện tích không có khoáng sản, Bộ thông báo cho tỉnh để chính quyền địa phương bố trí sử dụng đất theo đúng quy định.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Hà Trọng Hải chủ trì cuộc họp. Ảnh: Nguyễn Oanh/TTXVN.
Đại diện lãnh đạo Sở Công Thương nêu rõ, nếu thống nhất phương án đánh sập các hầm, lò khai thác vàng, có thể sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Tuy nhiên, phải tính toán xem số liệu vật liệu nổ là bao nhiêu và có khả năng để sử dụng được hay không?
Bên cạnh đó, đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng nhấn mạnh, tỉnh cần xử lý dứt điểm từng điểm khai thác vàng trái phép, xử lý xong điểm ở huyện Mường Tè rồi mới tiến hành xử lý sang huyện khác. Nếu tỉnh thống nhất phương án đánh sập hầm bằng mìn, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện nổ mìn, phải xây dựng phương án cụ thể; đánh sập để các đối tượng không thể quay trở lại khai thác vàng được.
Đại diện Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lai Châu cho biết đủ khả năng tổ chức lực lượng công binh, có sẵn phương tiện máy móc để đảm nhiệm phương án của tỉnh đưa ra đánh sập các hầm, lò.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Hà Trọng Hải khẳng định phương án trước mắt là đánh sập các hầm, lò đang khai thác, để người dân không thuận lợi tiến hành khai thác. Công an tỉnh chủ trì xây dựng phương án phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện. Đối với các điểm khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát rồi tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường có phương án quản lý phù hợp. UBND các huyện chỉ đạo tăng cường tuyên truyền; thường xuyên kiểm tra 1-2 lần trên/tuần, tháng tại các điểm khai thác kháng sản. Lực lượng Công an các huyện, xã làm nòng cốt trong việc lập chốt tuần tra, kiểm soát việc khai thác, tiêu thụ khoáng sản. Các huyện có điểm khai thác vàng trái phép nắm bắt đời sống của người dân, nhất là những người đang đi làm tại khu vực bãi vàng để từ đó có giải pháp tạo sinh kế, tránh để tình trạng người dân tập trung đông người khai thác mới xử lý.
Phóng sinh cá hải tượng long là rất phản cảm Theo lãnh đạo Vụ Bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, việc phóng sinh cá hải tượng long là rất phản cảm, mất ý nghĩa phóng sinh, có thể ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Hình ảnh phóng sinh cá hải tượng long được ghi lại - Ảnh cắt từ clip Liên quan đến clip phóng sinh cá hải tượng...