Tìm tết từ những con tàu về từ Hoàng Sa
Những đôi mắt ngóng nhìn về phía biển chờ những con tàu từ Hoàng Sa trở về cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) những ngày cuối năm.
Bà Phụ dù 65 tuổi cũng ra cảng Sa Kỳ kiếm tết từ những con tàu trở về từ Hoàng Sa – Ảnh: Trần Mai
Chiều 28 Tết. Trời trở lạnh và mưa lâm thâm, những người phụ nữ co ro ngồi túm lại trò chuyện và ngóng đợi những chuyến tàu trở về từ biển cả.
Chờ tàu về cho đủ tết
Hôm nay đã là 28 Tết rồi nhưng những người phụ nữ vốn là nông dân vẫn chưa về nhà. Cái nghèo khó trở thành sức mạnh để họ vượt cái lạnh và sự nôn nao để mưu sinh nơi cảng cá Sa Kỳ.
15g, bốn chiếc tàu từ phía cửa biển tiến vào. Những người phụ nữ nhanh chóng ngừng câu chuyện tiến về phía cầu cảng. Như có sự phân công từ trước, họ nhanh chóng chia công việc.
Những sọt cá bằng nhựa được mang ra xếp thành một hàng dài. Không đủ sức đập tan những tảng nước đá dưới hầm cá nên họ nhường lại cho đàn ông. Công việc chính của họ là phân loại, chia cá và chuyển lên xe đông lạnh.
Chị Nguyễn Thị Xí (thôn Châu Thuận Nông, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) cũng hòa vào dòng người ấy để phụ bốc dỡ cá.
Chuẩn bị sẵn đôi ủng dài, găng tay cao su và cả bộ quần áo mưa rộng tuềnh toàng, chị Xí nói đây là những vật dụng quen thuộc của chị em phụ nữ làm công tại bến cá.
Thời tiết ẩm thấp ngày cuối năm càng làm mùi tanh xộc vào mũi nặng hơn, nhưng công việc vẫn phải tiếp tục.
“Phải mang ủng, găng tay cao su và cả bộ áo mưa. Dù cồng kềnh nhưng khi tiếp xúc với cá mới đỡ tanh và tay chân không bị buốt lạnh vì cá được dỡ từ thùng lạnh của tàu ra. Sau khi cân, kiểm, chúng tôi phải ướp đá cho lên xe lạnh chở đi liền”, chị Xí nói.
Video đang HOT
Những tàu đi cá nhỏ như cá chuồn, cá phèn, cá đỏ, cá mù, cá ngừ… về từ Hoàng Sa đều phải nhờ chị em phụ nữ làm dịch vụ hậu cần, chuyển cá lên bờ bằng những rổ nhựa chứa 40-50kg/lần.
Mỗi tàu về bến thường có 8-10 tấn cá với khoảng 30 chị em tham gia bốc dỡ, cân đếm và ướp đá, chuyển lên xe. Mỗi tấn cá được chuyển đi, những người phụ nữ làng biển được trả 250.000 đồng.
Chị Xí chia sẻ: “Mỗi tàu cá bốc hết thì 30 chị em chia nhau tiền khoảng 40-50 nghìn đồng. Ngày làm 5 chuyến vậy là có hơn 200.000 đồng, có thêm chi phí sắm tết. Chị em ở đây đều chờ tàu về cho đủ tiền lo tết”.
Kiếm tiền sắm áo mới cho con
Cũng tham gia vào đội làm dịch vụ hậu cần bốc dỡ cá nơi cảng biển từ nhiều năm nay, chị Lê Thị Hòa (thôn Minh Quang, xã Tịnh Hòa, TP Quảng Ngãi) vừa hốt hết tàu cá chuồn hơn 10 tấn đã lập tức cùng với những người phụ nữ bám cảng cá ngày cuối năm di chuyển đến những tàu khác vừa mới vào.
“Gần tết rồi, tranh thủ làm. Kiếm thêm vài đồng sắm đồ tết cho ba đứa nhỏ ở nhà. Mấy nay tối nào tôi về nó cũng hỏi hết mà mình chưa đủ tiền. Tôi tính chiều 30 Tết dẫn tụi nhỏ đi mua. Chứ giờ đi mua thì tiền đâu mua bánh kẹo, thịt thà đây”, chị Hòa nói.
Những ngày cận tết, cảng cá luôn tấp nập những tàu thuyền cập bến với đầy ắp hải sản. Tàu vào giờ nào thì các chị lại ra cảng cá giờ đó. Mệt, nhưng ai cũng mong càng nhiều tàu cá về càng tốt. Mấy giờ cũng được miễn là có tiền lo tết.
“Mỗi ngày kiếm hơn 200.000 đồng đâu có nhỏ. Tui làm hơn 10 ngày rồi được hơn 2 triệu đồng, làm lúa dễ chi được”, chị Thu tâm sự.
Những người phụ nữ với đôi găng tay, ủng và áo mưa cần mẫn kiếm tết – Ảnh: Trần Mai
Tuy mệt nhưng họ vẫn nở nụ cười vì sẽ có thêm tiền sắm tết – Ảnh: Trần Mai
Những con cá mó to bự phải nhờ đến sự trợ sức của nhiều phụ nữ mới chuyển được lên xe – Ảnh: Trần Mai
Trong cái lạnh căm và rét mướt, đâu đó vẫn thấy những nụ cười của những người phụ nữ nghèo nơi cảng cá – Ảnh: Trần Mai
Những nụ cười của người phụ nữ nghèo trong những ngày giáp tết thật ấm áp – Ảnh: Trần Mai
Trong ngày 28 Tết, cảng Sa Kỳ đón nhận hơn 20 tàu cá từ Hoàng Sa trở về. Trong niềm vui đoàn tụ, các con tàu dọc ngang Hoàng Sa còn mang đến niềm vui cho những người phụ nữ bám cảng cá tìm tết những ngày cuối năm.
Có người còn ra làm kiếm tiền và chờ chồng mình đi biển trở về. Mỗi chiếc tàu trở vào cảng, họ lại chăm chăm nhìn xem đó có phải là tàu của chồng mình, rồi lại tiếp tục đưa những sọt cá nặng trĩu lên xe đông lạnh để tìm một cái tết đủ đầy hơn cho gia đình.
(Theo Tuổi Trẻ)
Cảnh sát mật phục giữ an ninh đường hoa Nguyễn Huệ
Ngoài cảnh sát công khai, rất đông đặc nhiệm hình sự sẽ hóa trang tuần tra khu vực đường hoa Nguyễn Huệ và trung tâm TP HCM để giữ an ninh dịp Tết Nguyên đán.
Đường hoa Nguyễn Huệ sẽ khai mạc tối nay. Ảnh: Hữu Công
Ngày 25/1, ông Vũ Ngọc Sơn - Trưởng ban An ninh đường hoa Nguyễn Huệ Tết Đinh Dậu 2017 - cho biết, công tác bảo đảm an ninh ở đường hoa như mọi năm luôn được thắt chặt để đảm bảo an toàn cho người dân, du khách đến tham quan.
"Năm nay chúng tôi phải bảo đảm an ninh cho cả khu vực tổ chức đường hoa và đường sách nên thực sự là một thách thức. Chúng tôi đã họp bàn nhiều lần cùng các đơn vị liên quan như Công an TP HCM, lực lượng TNXP, Công an quận 1, phường... để lên phương án cụ thể từ nhiều tháng trước", ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, khu vực đường hoa Nguyễn Huệ sẽ được chia thành nhiều lớp bảo vệ. Ở vòng ngoài do lực lượng công an và TNXP đảm nhận, phía trong do bộ phận bảo vệ. Mỗi khu vực lại chia thành các góc, vị trí cụ thể và giao cho các nhân sự đảm nhận để bảo đảm an ninh, trật tự tốt nhất.
"Đường hoa khá dài nên được chia thành 3 khu vực. Mỗi khu vực đều có người đóng chốt 24/24 theo 3 ca, tổng cộng khoảng 400 người", ông Sơn nói và cho biết đó là riêng lực lượng bảo vệ ở vòng trong, chưa kể các bộ phận khác ở vòng ngoài.
Ngoài lực lượng công khai còn có cả trăm cảnh sát hình sự hóa trang, giữ an ninh tại đường hoa Nguyễn Huệ và trung tâm thành phố. Ảnh: H.D
Theo trung tá Nguyễn Nhật Thành (Phó trưởng Công an quận 1), địa bàn là trung tâm thành phố - diễn ra nhiều lễ hội phục vụ người dân và du khách dịp Tết Nguyên đán. An ninh tại khu vực luôn được đặt lên nhiệm vụ hàng đầu của Công an quận 1.
Riêng tại đường hoa Nguyễn Huệ có nhiều lực lượng công khai như Tổ phòng chống tội phạm phường Bến Nghé, cảnh sát cơ động, CSGT, TNXP, bảo vệ của đơn vị tổ chức... sẽ tuần tra quanh các tuyến đường. Đặc biệt, các trinh sát hình sự của Công an quận 1, đặc nhiệm của Công an TP HCM... sẽ hoá trang mật phục tuần tra, âm thầm tiếp cận những người nghi vấn.
"Chúng tôi sẽ chủ động nâng cao việc phòng ngừa tội phạm ngay từ đầu, qua công tác nắm địa bàn, hồ sơ các băng nhóm. Khi phát hiện những người nghi vấn, cảnh sát ngay lập tức mời về làm việc, ngăn chặn hành vi móc túi, cướp giật tài sản của người dân và du khách", trung tá Thành nói và khuyến cáo người dân khi vui chơi phát hiện ai nghi vấn cần báo ngay với cảnh sát.
Đường hoa Nguyễn Huệ là nét văn hóa của Sài Gòn mỗi dịp Tết đến xuân về. Mỗi năm hoạt động này thu hút cả triệu người dân, du khách đến tham quan.
Đường hoa Tết Đinh Dậu 2017 mang chủ đề Thành phố mang tên Bác - Khát vọng ngời sáng trải dài từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Tôn Đức Thắng, khoảng 720 m sẽ được khai mạc lúc 19h ngày 25/1 (28 Tết) và kết thúc vào tối Mùng 4.
Hữu Công
Theo VNE
Sinh Tồn đủ đầy ngày Tết Sau một năm lao động, xây dựng biển đảo, những ngày cuối năm này quân và dân trên xã đảo Sinh Tồn (huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa) đang háo hức chờ đón một cái tết ấm áp. Và chắc chắn họ sẽ có một cái tết đủ đầy cả vật chất lẫn tinh thần, làm cho ai cũng thấy tự hào và...