Tìm ra “hành tinh thứ 9″: Chứa đầy vàng, già hơn Trái Đất
“ Hành tinh thứ 9″ bí ẩn này già hơn so với 8 hành tinh đang hiện hữu, chứa lượng khổng lồ kim loại quý có thể phá hủy nền kinh tế thế giới.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Wendy K. Caldwell từ Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ( New Mexico, Mỹ) cho biết đã đưa ra được kết luận cuối cùng sau khi phân tích các dữ liệu mà NASA thu thập được từ Psyche, tên khoa học đầy đủ là “16 Psyche”.
Theo đó Psyche vừa được chứng minh là một hành tinh, chứ không còn là một tiểu hành tinh. Các nhà khoa học tin rằng nó rất có thể là phần còn lại của một ” hành tinh thứ 9″ chưa bao giờ được hình thành đầy đủ.
“Hành tinh thứ 9″ này đã được sinh ra ngay từ buổi bình minh của Hệ Mặt Trời, tức là “già” hơn so với 8 hành tinh đang hiện hữu. Sự biến dạng của kim loại và bề mặt tiểu hành tinh sau những cú va chạm cho thấy nó không cùng thành phần với các tiểu hành tinh khác đang bay trong Vành đai Tiểu hành tinh.
So sánh với miệng hố va chạm Sudbury ở Canada, các nhà nghiên cứu thấy rằng vật chất cấu thành nên Psyche đã phản ứng với tác động ngoài hành tinh y hệt chư cách Trái Đất của chúng ta phản ứng – với vai trò của một hành tinh đích thực.
Các phần cơ thể “chết non” của hành tinh thứ 9 bí ẩn này có thể đã vương vãi khắp Hệ Mặt Trời, trong đó Psyche chính là một phần của lõi hành tinh bị mắc kẹt, quay vĩnh viễn trong quỹ đạo giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Và cũng chính vì thế Psyche mới nổi tiếng là “mỏ trời” cực kỳ giàu kim loại.
Psyche, thiên thể được đặt tên theo vợ của thần tình yêu Eros, từng gây cú sốc lớn cho giới thiên văn vào năm ngoái khi các dữ liệu NASA cho thấy thiên thể này chứa một khối vàng trị giá gấp nhiều lần so với giá trị của nền kinh tế toàn thế giới. Theo nghiên cứu, 16 Psyche trị giá ước tính trên 10 tỷ tỷ USD, đủ để giúp mỗi người trên Trái Đất đều thành tỷ phú.
Nhà khoa học hành tinh Lindy Elkins-Tanton ước tính chỉ riêng lượng sắt của Psyche 16 đã đạt đến con số ấy. Hành tinh này chứa cực kỳ nhiều vàng, bên cạnh đó thành phần của nó còn rất nhiều bạch kim, sắt và niken.
Theo đánh giá từ Daily Mail, nếu bằng cách nào đó số kim loại này được đưa về Trái Đất, nó có thể làm sụp đổ toàn bộ ngành kinh tế thế giới trị giá 73,7 nghìn tỉ USD hiện nay. Số kim loại này sẽ làm giảm giá trị kim loại quý trên Trái Đất, đồng thời phá giá toàn bộ cổ phiếu các công ty tham gia khai thác, phân phối và kinh doanh kim loại, bao gồm của cả chính phủ.
Psyche 16 được phát hiện lần đầu tiên từ năm 1852, qua các bước sóng khả kiến và hồng ngoại cũng như hệ thống radar người ta cho rằng nó có hình dạng giống như một củ khoai tây.
Psyche 16 có thể có kích thước tương đương sao Hỏa, nhưng đã bị bong mất các lớp vỏ do một loạt va chạm dữ dội từ hàng tỷ năm trước. Các nhà khoa học cho rằng thiên thạch nhóm M (kim loại) như Psyche 16 cấu tạo chủ yếu từ quặng kim loại và nickel, giống như lõi Trái Đất.
Cũng vào tháng 6 năm ngoái, NASA đã công bố nhiệm vụ mang tên Discovery Mission, dự tính khởi động vào năm 2022 và tiếp cận kho vàng khổng lồ này vào năm 2026, nhưng để nghiên cứu Psyche chứ không phải để khai thác.
Nghiên cứu mới nói trên cũng có sự phối hợp chặt chẽ với NASA, nhằm cung cấp những dữ liệu cần thiết để chuẩn bị cho nhiệm vụ tương lai.
SPACEX ĐÃ “VƯỢT MẶT” NASA NHƯ THẾ NÀO? | VTV24
Một tiểu hành tinh bất ngờ 'tạt đầu' Trái đất ở khoảng cách gang tấc
Tiểu hành tinh 2020 QG cỡ chiếc ô tô, đã bay xẹt qua Trái đất ở khoảng cách chỉ 2.950 km, khoảng cách gần nhất từng được ghi nhận. Hành tinh lạ chỉ được phát hiện 6 tiếng sau cú 'tạt đầu', theo SCMP.
Hôm 16/8, một chương trình do NASA tài trợ đã phát hiện ra tiểu hành tinh, được gọi là 2020 QG, 6 giờ sau khi nó thực hiện cú "tạt đầu" Trái đất đột ngột ở khoảng cách chỉ 2.950 km.
Với khoảng cách này, 2020 QG được cho là tiểu hành tinh bay gần Trái đất hơn bất kỳ tảng đá không gian nào và không xảy ra va chạm.
Đó là lần tiếp cận gần nhất từng được ghi nhận, theo các nhà theo dõi tiểu hành tinh và danh mục do Đài quan sát thiên văn Sormano ở Ý biên soạn.
Với kích thước của nó, tảng đá không gian được cho không gây ra nguy hiểm đáng kể cho con người nếu nó đâm vào Trái đất.
Tuy nhiên, sự kiện được đánh giá là đáng lo ngại, bởi các nhà thiên văn học đã không hề biết tiểu hành tinh này tồn tại cho đến khi nó đã đi qua Trái đất.
2020 QG tiếp cận Trái đất ở khoảng cách gần kỉ lục, chỉ 2.950 km. Ảnh: NASA/Sputnik.
Paul Chodas, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất của NASA nói với Business Insider: "Tiểu hành tinh tiếp cận mà không hề bị phát hiện. Chúng đến từ hướng Mặt trời và chúng tôi không nhìn thấy nó".
Đài quan sát Palomar ở California, Mỹ chỉ phát hiện ra tảng đá không gian 6 giờ sau khi nó bay qua Trái đất.
2020 QG di chuyển với tốc độ khoảng 12,4km/s (44.417km/h). Những quan sát ban đầu cho thấy, tảng đá không gian đã bay qua Nam bán cầu ngay trước 4 giờ sáng Giờ Quốc tế (11h, giờ Việt Nam) vào Chủ nhật, 16/8.
Hình ảnh động mô phỏng quỹ đạo cho thấy, 2020 QG bay qua Nam Đại Dương gần Nam Cực. Tuy nhiên, Trung tâm Hành tinh Nhỏ của Liên minh Thiên văn Quốc tế đã tính toán một quỹ đạo hơi khác. Hình vẽ của nhóm cho thấy, tiểu hành tinh này đã bay qua Thái Bình Dương cách Australia hàng trăm km về phía đông.
2020 QG được xác định đến từ hướng Mặt trời và các nhà thiên văn không hề phát hiện ra tiểu hành tinh cho đến khi nó xẹt qua Trái đất. Ảnh: Shutterstock.
Các quan sát từ kính thiên văn cho thấy vật thể này có đường kính từ 2- 5,5 m.
Một tiểu hành tinh như vậy sẽ nổ tung trong bầu khí quyển, tạo ra một quả cầu lửa rực rỡ và giải phóng một vụ nổ không gian tương đương với việc kích nổ vài chục kiloton TNT. Nó tương đương với một trong những quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Nhật Bản vào năm 1945. Nhưng vụ nổ sẽ xảy ra cách mặt đất không dưới 5 km.
Sự kiện khiến các nhà thiên văn học lo lắng.
Vào tháng 2/2013, một tiểu hành tinh có đường kính khoảng 20 m đã phát nổ mà không có cảnh báo trước trên bầu trời Chelyabinsk, Nga. Đá không gian đó đã tạo ra một sự kiện superbolide (siêu chớp), giải phóng một vụ nổ không gian tương đương 500 kiloton TNT - khoảng 30 quả bom hạt nhân ở Hiroshima giá trị của năng lượng.
NASA đã tìm thấy gần một nửa trong số khoảng 25.000 vật thể ước tính có kích thước từ 140 m được phân loại nguy hiểm. Ảnh: NASA/JPL.
Vụ nổ cách Trái đất khoảng 20 km, dẫn đến một làn sóng nổ làm vỡ cửa sổ ở 6 thành phố của Nga và khiến khoảng 1.500 người bị thương.
Và vào tháng 7/2019, một tiểu hành tinh 130 m được gọi là 2019 OK bay qua Trái đất ở khoảng cách 72.400 km. Các nhà thiên văn học chỉ phát hiện ra tảng đá đó chưa đầy một tuần trước khi nó tiếp cận gần nhất.
Trong một vụ va chạm trực diện vào một thành phố, một tiểu hành tinh như vậy có thể giết chết hàng chục nghìn người.
NASA đang tích cực tìm kiếm các tảng đá không gian nguy hiểm. Tuy nhiên, cơ quan này chỉ có thể tập trung vào các tảng đá không gian được phân loại nguy hiểm, có đường kính lớn hơn 140 m.
Một tiểu hành tinh có đường kính hơn 100 m nếu va chạm với Trái đất có thể giết hàng nghìn người chết hàng chục nghìn người . Ảnh: NASA/IB Times.
Vào tháng 5/2019, NASA cho biết đã tìm thấy gần một nửa trong số 25.000 vật thể ước tính có kích thước từ 140 m.
Trong khi đó, các vật thể đến từ hướng của Mặt trời - như 2020 QG - về cơ bản là không thể phát hiện được.
Chodas nói: "Chúng ta không thể làm gì nhiều khi phát hiện các tiểu hành tinh đến từ hướng Mặt trời, vì các tiểu hành tinh chỉ được phát hiện bằng kính thiên văn quang học (như ZTF) và chúng ta chỉ có thể tìm kiếm chúng trên bầu trời đêm".
NASA có kế hoạch giải quyết những lỗ hổng này trong chương trình săn tìm tiểu hành tinh của mình. Cơ quan này đang trong giai đoạn đầu phát triển một kính viễn vọng không gian có thể phát hiện các tiểu hành tinh và sao chổi đến từ hướng Mặt trời.
Ngân sách năm 2020 của NASA phân bổ gần 36 triệu đô la Mỹ cho kính thiên văn đó, được gọi là Nhiệm vụ Giám sát Vật thể Gần Trái đất. Nếu tiếp tục tài trợ, nó có thể ra mắt sớm nhất vào năm 2025.
Giật mình khi biết 10 bí ẩn không ngờ tới về Trái Đất Điều bí ẩn nhất về Trái Đất là hành tinh xanh mà chúng ta vẫn biết thực chất từng mang màu tím. Thực ra, một năm không chỉ có 365 ngày mà con số chính xác được các nhà khoa học xác định là 365,2564 ngày. 0,2564 là cơ sở hình thành chu kỳ bốn năm nhuận một lần và cũng là lý...