Tìm ra cách “miễn nhiễm” với bệnh tình dục phổ biến nhất
Các nhà khoa học Mỹ đã thử nghiệm thành công bước đầu một vắc-xin để… phòng bệnh tình dục do virus herpes gây ra.
Các nhà khoa học từ Trường Y khoa Perelman (thuộc Đại học Pennsylvania – Mỹ) đã phát triển một loại vắc-xin chống lại mụn rộp sinh dục, tình trạng gây ra bởi virus herpes cực kỳ phổ biến.
Trong thử nghiệm trên loài gặm nhấm, bao gồm chuột và heo Guinea (bọ ú, một loại chuột lang), là 2 loài sẽ phát triển bệnh tình dục giống con người khi tiếp xúc với herpes, vắc-xin đã tạo ra phản ứng “ miễn dịch khử trùng”, là dạng miễn dịch mạnh nhất.
Vắc-xin mới có thể giúp con người miễn nhiễm với loại virus gây bệnh tình dục.
Sau 28 ngày được tiêm chủng, 63 cá thể chuột và chuột lang đã có thể tiếp xúc với mầm bệnh mà không có bất kỳ dấu hiệu nhiễm bệnh nào, mặc dù bản thân herpes rất dễ lây.
Vắc-xin đặc biệt này chứa các RNA thông tin (mRNA), vốn có thể tạo ra các protein cần thiết cho phản ứng miễn dịch mạnh. Nó kích thích cùng lúc 3 loại kháng thể: một loại ngăn chặn virus herpes xâm nhập vào tế bào, 2 loại khác bảo đảm virus này mất khả năng “tắt” các chức năng bảo vệ hệ thống miễn dịch của cá thể bị nó tấn công.
Đây là một phát minh quan trọng bởi herpes từ lâu vẫn khiến các nhà nghiên cứu y khoa thế giới đau đầu. Nó có 2 chủng gây bệnh tình dục phổ biến là HSV-1 (thường gây mụn rộp ở quanh miệng và một số nơi trên cơ thể) và HSV-2 (gây mụn rộp ở khu vực sinh dục). HSV-2 chủ yếu lây qua quan hệ tình dục trực tiếp, trong khi HSV-1 có thể lây qua tiếp xúc, ví dụ một nụ hôn. Thống kê của Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy có tới 1/6 người từ 14-49 tuổi bị ảnh hưởng bởi herpes.
Nghiên cứu này vừa công bố trên tạp chí khoa học Science Immunology.
A. Thư
Video đang HOT
Theo EurekAlert, New Scientist/nld.com.vn
"Nụ hôn thần chết" không chỉ đe dọa trẻ em, qua nụ hôn người lớn cũng có thể bị bệnh tình dục nguy hiểm
Lây nhiễm bệnh tình dục qua những nụ hôn có vẻ như đã diễn ra bằng cách virus chuyển từ miệng người này sang người kia.
Có không ít trường hợp em bé bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục chỉ vì... một nụ hôn của người lớn. Mới đây là ca bệnh của một bé gái 3 tuổi tại Bồ Đào Nha bị nhiễm một chủng herpes gây lở loét ở miệng do... người bố rất hay hôn con. Ca bệnh được báo cáo trên tạp chí khoa học BMJ.
Theo các chuyên gia, virus herpes vốn gây những mụn rộp sinh dục khó chịu ở người lớn có nguy cơ gây tử vong rất cao ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và gây bệnh nặng ở trẻ em độ tuổi lớn hơn. Do đó, nụ hôn của cha/mẹ nhiễm virus dành cho trẻ thường được ví như "nụ hôn thần chết".
Có không ít trường hợp em bé bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục chỉ vì... một nụ hôn của người lớn.
Thế nhưng, người ta lại chỉ nghĩ đến "nụ hôn thần chết" đối với trẻ nhỏ mà ít ai lo lắng đến chuyện người lớn hôn nhau cũng có thể lây nhiễm các bệnh mà tưởng chừng như chỉ có thể lây qua đường quan hệ tình dục.
Một nụ hôn cũng có thể khiến bạn mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục HPV không? Câu trả lời là "Có thể".
Không có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra mối liên hệ rõ ràng giữa việc hôn và việc nhiễm bệnh nhiễm trùng HPV sinh dục. Tuy nhiên, một số nghiên cứu thực sự gợi ý rằng, những nụ hôn theo kiểu miệng mở hé (hôn kiểu Pháp chẳng hạn) có thể khiến nguy cơ lây nhiễm virus HPV tăng lên.
HPV xâm nhập cơ thể người khác thông qua tiếp xúc gần gũi da với da. Do đó, lây nhiễm HPV qua những nụ hôn có vẻ như đã diễn ra bằng cách virus chuyển từ miệng người này sang người kia.
Có sự khác biệt nào giữa những kiểu hôn không?
Các nghiên cứu tập trung vào khả năng lây truyền HPV qua đường miệng tập trung vào những nụ hôn, hay còn gọi là hôn kiểu Pháp. Đó là bởi khi hôn dạng này, miệng sẽ mở, lưỡi chạm nhau khiến mức độ da tiếp da nhiều hơn so với một nụ hôn chạm môi bình thường.
Một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thực sự lây lan qua hoạt động hôn. Và với một số bệnh trong đó, nguy cơ lây nhiễm bệnh tăng lên khi miệng để mở.
Chia sẻ thìa, nĩa hay son môi có nguy cơ lây nhiễm HPV không?
HPV lây nhiễm qua tiếp xúc da với da, chứ không qua dịch cơ thể. Chia sẻ đồ uống, dụng cụ ăn uống và những vật khác có kèm nước bọt rất ít khả năng làm bạn lây virus này.
Phải làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh tình dục HPV qua đường miệng?
- Trang bị kiến thức: Bạn càng biết nhiều về HPV là gì, cách thức lây nhiễm ra sao, bạn càng tăng cơ hội tránh những tình huống có thể làm lây lan hoặc mắc HPV.
- Thực hành quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su hoặc tấm bảo vệ miệng (dental dams) trong khi quan hệ tình dục qua đường miệng có thể giúp bạn giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Thường xuyên kiểm tra: Bạn và bạn tình nên thường xuyên kiểm tra xem có bị mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không. Phụ nữ có thể định kì thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Việc này làm tăng cơ hội phát hiện một bệnh nhiễm trùng từ sớm và do đó, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.
- Chia sẻ: Hãy nói chuyện với bạn tình về lịch sử quan hệ tình dục của bạn. Nhờ đó, bạn sẽ biết được liệu ai có nguy cơ mắc bệnh.
- Hạn chế số lượng bạn tình: Nhìn chung, việc có nhiều bạn tình có thể tăng nguy cơ tiếp xúc với HPV.
Nếu bạn thực sự bị lây nhiễm HPV, không có gì phải xấu hổ cả. Gần như mọi người đang trong độ tuổi sinh hoạt tình dục - lên tới 80% - bị nhiễm ít nhất một dạng HPV trong đời. Bao gồm cả những người chỉ có một bạn tình, những người có nhiều hơn vài bạn tình và tất cả những người ở khoảng giữa 2 nhóm này.
Vắc-xin ngừa HPV có giúp làm giảm nguy cơ?
Vắc-xin HPV có thể giúp ngừa nguy cơ lây nhiễm các chủng có khả năng lớn gây ra một số dạng ung thư nhất định hoặc mụn cóc.
Nghiên cứu khoa học mới đây cũng gợi ý rằng, vắc-xin HPV có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HPV qua đường miệng.
Theo một nghiên cứu, tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng HPV qua đường miệng thấp hơn 88% ở những người trẻ đã từng tiêm ít nhất một liều vắc-xin HPV.
Theo afamily
Tác dụng bất ngờ của mật ong lên bệnh tình dục phổ biến Các nhà khoa học New Zealand đã thử dùng mật ong thay kem kháng virus cho một số bệnh nhân mắc bệnh do virus herpes và thu được kết quả bất ngờ. Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học BMJ Open của Viện Nghiên cứu Y tế New Zealand đã tìm ra một cách mới chống lại vết loét, mụn...