Tìm ra cách chuyển đổi nhóm máu A, B thành máu O
Các nhà nghiên cứu của Đại học British Columbia (Canada) vừa mới phát hiện ra cách để chuyển đổi nhóm máu A và B thành nhóm O, giúp có thêm nguồn máu để hiến tặng và cứu sống thêm hàng triệu người.
ShutterStock
Theo Global News, các nhà nghiên cứu phát hiện ra một loại enzyme trong ruột có thể loại bỏ các loại đường (có vai trò tạo nên kháng nguyên A và B) ra khỏi hồng cầu để trở thành nhóm máu O (nhóm máu không có kháng nguyên).
Tuy nhiên, kỹ thuật này không biến đổi yếu tố Rh- (âm tính) thành Rh (dương) trong các nhóm máu.
Với khả năng chuyển đổi này, các bệnh viện có thể có thêm người hiến tặng máu.
Con người có bốn nhóm máu chính: A, B, AB và O. Nhóm máu A và B có những kháng nguyên riêng biệt vì vậy chỉ có thể hiến tặng máu cho những ai cùng nhóm máu có kháng nguyên giống nhau. Chẳng hạn, người có nhóm máu A chỉ có thể hiến tặng máu cho những người có cùng nhóm A hay AB.
Video đang HOT
Theo Global News, nếu người có nhóm máu A hiến tặng cho người có nhóm B, thì hệ miễn dịch của người nhận sẽ “tấn công” lại các tế bào mới nhận này.
Tuy nhiên, nhóm máu O không có kháng nguyên nào nên người có nhóm máu O có thể hiến tặng máu cho được tất cả mọi người. Vì vậy, nhóm máu này luôn luôn thiếu.
“Phát hiện mới về cách chuyển đổi này có thể thay đổi cuộc chơi”, tiến sĩ Dana Devine của Cơ quan Dịch vụ máu ở Canada nói với Global News.
Theo thanhnien.vn
Nữ giáo viên suy thận 'bán nụ cười cứu bản thân'
Bên ngoài nhà ga Trùng Khánh (Trung Quốc), Zhu Ya ngồi trên xe lăn cặm cụi vẽ tranh, bên cạnh đặt tấm biển ghi "Bán nụ cười cứu bản thân".
Trước đó ba tháng, theo SCMP, Zhu Ya, 26 tuổi, nữ giáo viên mỹ thuật được chẩn đoán mắc hội chứng urê máu cao do suy thận. Phương pháp điều trị dứt điểm duy nhất là ghép thận song chi phí lên tới một triệu tệ, cao hơn quá nhiều so với thu nhập 3.000 tệ mỗi tháng của gia đình Zhu. Chưa kể, luật pháp Trung Quốc quy định bệnh nhân chỉ được nhận thận từ thân nhân hoặc vợ/chồng. Nếu không tương thích, bệnh nhân phải đăng ký với Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc để vào danh sách chờ tạng từ người hiến tặng đã qua đời. Tuy nhiên, quá trình này thường rất tốn thời gian.
Cả He Jiangxia, mẹ Zhu lẫn chồng cô là Wang Jiang đều không thể hiến thận cho Zhu bởi nhóm máu không phù hợp. Không còn cách nào, mỗi ngày Zhu phải chạy thận bốn lần và tiêu tốn hàng trăm tệ.
Ban đầu, Zhu không hề lạc quan. Cô thậm chí nghĩ đến cái chết sau khi chứng kiến một bệnh nhân già tự tử. Thế nhưng, dần dần Zhu quyết tâm sống hạnh phúc. "Tháng trước, có cô gái kém tôi một tuổi nằm ở giường bên cạnh. Cô ấy ngày nào cũng khóc, bố mẹ cô ấy cũng khóc rất nhiều. Tôi không muốn gia đình mình trở nên như thế", nữ bệnh nhân trải lòng.
"Dù không thể trả tiền phẫu thuật, tôi mong rằng nỗi buồn của mình không ảnh hưởng đến mẹ. Tóc bà bạc hết từ ngày tôi mắc bệnh". Cách đây 8 năm, bố mẹ Zhu đã ly dị và cô chọn sống với mẹ.
Zhu vẽ tranh kiếm tiền chữa bệnh. Ảnh: Handout.
Một ngày nọ, Zhu nảy ra ý tưởng giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình từ bộ phim Khối u biến mất. Bộ phim dựa trên cuộc chiến chống lại ung thư của họa sĩ Xiong Dun. "Giống như Xiong, tôi cũng là giáo viên mỹ thuật. Tôi nghĩ có thể tận dụng tài năng của mình", Zhu nói.
Tháng 7, Zhu bắt tay vào thực hiện kế hoạch. Bất chấp thời tiết nóng ẩm khó chịu, cô ra ngoài đường, tới các nhà ga ở Trùng Khánh để bán tranh vẽ nụ cười với giá một tệ mỗi bức. Trên tấm biển đề "Bán nụ cười cứu bản thân", nữ giáo viên dán hồ sơ y tế kèm một đoạn chia sẻ: "Tôi chỉ sống nếu được ghép thận. Tôi muốn sống. Tôi muốn cười mỗi ngày và báo đáp mẹ tôi".
Zhu từng sợ người đi đường nghi ngờ cô lừa đảo. Dần dà, cô nhận ra rất nhiều tấm lòng thực sự muốn giúp đỡ. "Vài người trả quá giá tiền, ví dụ 10 tệ hoặc thậm chí 50 tệ một bức tranh", Zhu kể. "Một phụ nữ tử tế còn tới thăm nhà tôi. Tôi vô cùng xúc động".
Những bức tranh tràn ngập nụ cười của Zhu. Ảnh: Handout.
Câu chuyện về lòng dũng cảm, lạc quan của Zhu nhanh chóng xuất hiện trên mạng xã hội. Nhờ đó, cô nhận được thêm 33.000 tệ quyên góp. Một nam thanh niên ung thư ở Liêu Ninh còn đề nghị hiến thận cho Zhu song cô từ chối. "Anh chỉ đang tuyệt vọng vì bệnh tật mà thôi", Zhu giải thích. "Hãy lạc quan lên, rồi một ngày bệnh của anh sẽ được chữa khỏi".
Zhu hy vọng thông điệp sống của mình sẽ giúp cộng đồng sống tích cực hơn. "Khi thấy những người khỏe mạnh không hạnh phúc, tôi nghĩ rằng họ cần thay đổi thái độ. Chúng ta chỉ sống một lần và hoàn toàn có thể lựa chọn sống hạnh phúc", Zhu khẳng định.
Giờ đây, Zhu chỉ còn một nỗi phiền muộn là không sinh được con. Tuy vậy, nữ giáo viên vẫn hạnh phúc bởi chồng cô luôn đồng hành bên vợ. "Đã hai năm kể từ ngày kết hôn, anh ấy không bao giờ bỏ rơi tôi và còn an ủi rằng không có con đôi khi lại tốt. Tôi cảm thấy mình nợ anh ấy quá nhiều", nữ giáo viên bộc bạch.
Minh Nguyên
Theo Vnexpress
Ninh Bình: Chuyện kể về những người hiến một phần thân thể đầu tiên ở Việt Nam Năm 2007, bà Nguyễn Thị Hoa trước khi qua đời đã tự nguyện hiến giác mạc đem lại ánh sáng cho người ở lại. Tháng 2/2018, Thiếu tá Lê Hải Ninh bị chết não đã hiến nhiều bộ phận cơ thể để duy trì sự sống cho 04 người và đem lại ánh sáng cho 2 người. Bà Nguyễn Thị Hoa, quê xã...