Tìm phương án khắc phục bãi rác xã Kiến An
Bức xúc vì bãi rác gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại nặng nề về cây cối, một số hộ dân ấp Hòa Bình, xã Kiến An, huyện Chợ Mới (An Giang) yêu cầu nhà nước khắc phục, đảm bảo quyến lợi cho người dân.
Ông Khanh chỉ nơi rác tràn vào đất
Ông Nguyễn Văn Ngữ trình bày: “Tôi có gần 5 công đất liền ranh với khu vực đất bãi rác thuộc ấp Kiến Bình, xã Kiến An. Mấy năm nay lượng rác tại đây quá nhiều, nền tràn vào đất tôi. Lượng nước thải từ bãi rác cũng đổ tràn qua đất, gây ngập úng, ô nhiễm và hư hại nặng nề. Tôi không trồng lúa và hoa màu được, chỉ biết trồng cây để chống chịu (như cây móng bò, cây cọ Mỹ và cây bàng Nhật) nhưng vẫn bị hư, chết do đất ô nhiễm, khói bụi từ việc đốt rác gây nên. Nhiều lần tôi làm đơn trình báo với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng, nhưng vụ việc vẫn không được giải quyết, khắc phục đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân chúng tôi”.
Cùng chung cảnh ngộ của ông Ngữ, hộ ông Trần Hữu Khanh than phiền: “Tôi có 2 công đất cặp ranh với đất bãi rác của xã Kiến An. Trước đây tôi trồng lúa, từ khi bãi rác đưa về đây không làm lúa được, tôi chuyển sang trồng rẫy. Nhưng rồi trồng rẫy cũng không được nữa do rác và nước thải từ bãi rác tràn qua gây ngập úng, ô nhiễm. Tôi đã cho người khác thuê đất trồng cây kiểng, trồng không hiệu quả họ đòi trả lại, không thuê nữa. Yêu cầu cơ quan chủ quản khắc phục đắp đập chắn ngang ranh đất chúng tôi, đừng cho rác cũng như nước thải từ bãi rác tràn qua đất của chúng tôi, để chúng tôi canh tác lúa và hoa màu được tốt hơn, đảm bảo chất lượng hơn”.
Trao đổi với phóng viên, UBND xã Kiến An cho biết: Tháng 10 vừa qua, các ngành có liên quan như Phòng Tài chính – Kế hoạch, Kinh tế – Hạ tầng, Tài nguyên và Môi trường, Môi trường đô thị huyện phối hợp cùng xã Kiến An tiến hành khảo sát đường đal tại bãi rác Kiến An theo chỉ đạo của UBND huyện, đồng thời khảo sát việc rác và nước thải tràn qua đất của 1 số hộ dân có đất canh tác lân cận. Qua khảo sát cho thấy, đê bãi rác xã Kiến An (đoạn lộ cụm dân cư đi vào) phía bờ phải lộ đal ngang khoảng hơn 2m đã làm cách đây rất lâu. Hiện trạng rác đã đổ đầy, tràn trên đê lâu ngày đal mềm một số đất phía dưới bị lở, đê yếu nên không đảm bảo tải trọng lớn.
Video đang HOT
Cách vị trí lộ nhựa khoảng từ 180m có một đoạn đê bãi rác bị vỡ ngang khoảng 1 mét, nước bị rò rỉ và rác thải tràn ra xung quanh gây ô nhiễm hơn khoảng 2.000 m 2 đất của các hộ dân (hiện lên liếp trồng cây kiểng, có độ tuổi từ 3 đến 5 năm). Đoạn đê phía trái đê bãi rác xã Kiến An (lộ đất) ngang hơn 3 mét là đường đất, khi trời mưa sẽ gây lầy, lún, do đó xe chuyên dùng cũng không thể vận chuyển rác vào để đổ, do đó cần đổ dal đoạn đường này.
Thực tế, xung quanh bãi rác có bờ đê cao và làm hàng rào để tránh không cho rác tràn ra bên ngoài. Tuy nhiên, do lượng rác tập kết tại đây quá nhiều (khoảng 15 tấn/ngày của cả 13 xã, thị trấn trong huyện), hàng rào làm bằng lưới B40 nên không được đảm bảo kiên cố. Vừa qua, phía cuối bãi rác có một đoạn đê bị sạt trụ đá do lượng mưa nhiều kéo dài, nên nước thải từ bãi rác rò rỉ chảy qua đất của những hộ này. Xí nghiệp Môi trường đô thị đã đưa kobe vào khắc phục múc rác lên, hàng tuần thực hiện phun xịt 2 lần để khử trùng mùi hôi.
Giải pháp trước mắt địa phương đưa ra là nâng cấp khắc phục đồng thời kết hợp đường làm đường đal đi vào bãi rác; mua đất hộ dân xung quanh khoảng 2.000m 2 đất, lấy đất tạo thêm 1 cơ đê liền giáp phía bờ phải nhằm làm cho cơ đê lớn thêm. Trước mắt xe cơ giới vào được và lắp xử lý đoạn đê bị vỡ hiện tại, tạo cơ đê lớn đảm bảo xe Kobe vào san ủi rác và xe chuyên dùng đi vào đổ sâu trong lòng bãi rác, đồng thời phía ngoài tạo 1 hầm và mương chứa nước rỉ của rác thải để không tràn ra đất hộ dân; đổ đal bờ phía trái một đoạn khoảng 100 mét đảm bảo tải trọng cho xe chuyên dùng của Xí nghiệp đi sâu vào đổ rác trong lòng bãi rác và tăng tầng suất phun xịt khử mùi. Được biết, dự kiến đầu năm 2021, nhà máy đốt rác của huyện đặt tại thị trấn Mỹ Luông đi vào hoạt động, sẽ giảm tải được lượng rác tập kết tại đây.
"Nhức nhối" bãi rác tự phát
Những bãi đất trống, nền đất trống chưa được người dân sử dụng trong khu dân cư Bắc Hà Hoàng Hổ (khóm Tây Khánh 2, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, An Giang) mấy năm nay trở thành những bãi rác tự phát.
Nhiều khu vực rác thải chồng chất theo thời gian đã gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của cư dân trong khu vực.
Nhiều ống nhựa nghi là rác thải y tế vứt trong khu dân cư
Rác ở nhiều nơi
Do là khu dân cư mới hình thành mấy năm gần đây nên mật độ xây dựng nhà cửa khu vực nơi đây chưa cao, chưa thể lấp đầy những nền đất trống. Chính vì vậy, có nhiều nơi cỏ dại mọc đầy và trở thành chỗ để bỏ rác của một số cá nhân. Từ khi những tuyến đường số 9, 10 được nâng cấp, láng nhựa, hình ảnh thường chứng kiến là một số người đi bán trái cây đi ngang qua tiện tay vứt túi rác thải vỏ nhựa, trái cây hư hỏng xuống mặt đường. Những công nhân xây dựng nhà gần đó vứt bỏ những hộp cơm, ly nhựa, khẩu trang y tế đã qua sử dụng, rác thải xây dựng ngay trên những nền đất trống. Lúc bình thường là hình ảnh xấu xí, còn mỗi khi đến lúc chuyển mưa giông thì gió mạnh làm những chiếc túi ny-lon bay "lờn vờn" lên không trung.
Cách đó không xa, gần trụ sở cơ quan Bảo hiểm Xã hội tỉnh đang được xây dựng, một số người dân ở khu vực lân cận mang nhiều rác đến vứt thành đống lớn. Có hôm đi từ cầu Lê Hồng Phong về, tôi chứng kiến một thanh niên chở cả xe ba gác gồm nhiều túi ny-lon, dây nhựa đổ trực tiếp vào "bãi rác tự phát", thậm chí có khi là những chiếc ghế hư hỏng, chậu cá bằng thủy tinh cũng bị vứt bỏ ngổn ngang. Hay mới đây là một bãi rác được hình thành ở cuối con đường nhỏ (ở giữa trụ sở Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh và Trường Quốc tế GIS).
Nhiều người chở cả xe ba gác gồm: túi ny-lon, giấy vụn, đồ nhựa đến đổ, thậm chí còn có cả 2 đống ống nhựa nhỏ màu đỏ, nâu ước tính hàng trăm ống nghi ngờ là rác thải y tế. Một số người dân đi tập thể dục ngang qua khu vực chứng kiến không khỏi lo sợ. Bởi lẽ, với tình hình dịch bệnh hiện nay, rác thải đã là vấn đề gây ô nhiễm môi trường, còn với rác thải y tế, mà là ống chứa mẫu máu thử đã qua sử dụng thì lại càng là mối lo ngại.
Anh Võ Trung Hiếu (cư dân đang sinh sống tại chung cư Firsthome) bức xúc: "Trước đây, tôi đi tập thể dục ngang con đường này rác có nhiều, nhưng cũng không đến nỗi, Tuy nhiên, mấy tuần nay khu vực này đã trở thành bãi rác quá dơ bẩn, còn có rác thải y tế thì thật khủng khiếp".
Có người đến nhặt những thứ còn dùng được mang về
Cách nào để xử lý?
Người dân trong khu dân cư đã đóng góp ý kiến tại Ban Nhân dân khóm Tây Khánh 2. Họ nhận được câu trả lời rằng, địa phương đã rất nỗ lực trong việc phối hợp Công ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang nhưng đơn vị chỉ có thể thu gom rác thải sinh hoạt của người dân, còn những bãi rác lớn như vậy rất khó xử lý. Hơn nữa, tình trạng một số hộ dân lén lút xả rác hoặc người dân ở nơi khác đến xả rác vào ban đêm thường xuyên diễn ra nên không thể giải quyết dứt điểm.
Mặc dù Ban Nhân dân khóm phối hợp UBND phường Mỹ Hòa đã tiến hành xử phạt hành chính một số hộ dân bị phản ánh xả rác, nhưng chưa thể bắt quả tang những hành vi xả rác của những phương tiện vận chuyển lượng rác lớn đến. Thực tế, dù có người chứng kiến hay cả nhân viên của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang chứng kiến phương tiện chở rác đến nhưng vẫn không dám nhắc nhở trực tiếp đối tượng vì một phần tâm lý cho rằng không phải là chuyện của mình, một phần lo sợ các đối tượng mắng chửi, gây hại đến bản thân nên đành "mắt nhắm mắt mở" cho qua.
Một số người dân muốn đi dạo, tập thể dục, muốn ngắm những con đường đẹp nhưng vô cùng khó chịu khi đi vài bước lại chứng kiến hình ảnh rác thải, những bãi rác tự phát cứ thế chất chồng theo năm tháng. Điều họ mong muốn là chính quyền địa phương tuyên truyền đến tất cả người dân trong khu vực và các khu vực lân cận không xả rác bừa bãi, để rác đúng nơi quy định. Ngành chức năng cần có những biện pháp xử lý triệt để tình trạng xả rác lén lút của một số cá nhân, cơ sở mua bán hàng hóa cũng như tổ chức thu gom và nhất là xử lý tình trạng rác thải hiện tại. Có như vậy, người dân nơi đây mới có được môi trường sống trong lành, văn minh.
Hệ thống xử lý nước thải không phát huy tác dụng Hệ thống xử lý nước thải của Trung tâm Y tế huyện Sơn Hà không phát huy hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường. Thế nhưng, nhiều năm qua tình trạng này vẫn chưa được khắc phục. Sau dịch Covid-19, số lượt người đến Trung tâm khám, điều trị ngày càng đông hơn. Hằng ngày, Trung tâm có khoảng 110 - 120 lượt...