Tìm nguyên nhân gây đau ‘núi đôi’ ở phụ nữ
Đau ngực là triệu chứng không phải hiếm gặp và cũng có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng này.
Hỏi:
Chào bác sĩ! Em tên là T.Hải, năm nay 22 tuổi, chưa kết hôn. Dạo gần đây, thỉnh thoảng em thấy mình bị đau ngực (ở 2 bầu ngực) mà không rõ nguyên nhân tại sao. Cơn đau có lần kéo dài 2-3 ngày, có lần lâu hơn. Những lần đi đau, ngực thường sưng lên, sau khi hết đau lại mềm trở lại (thường là vào giữa kỳ kinh nguyệt). Em không biết biểu hiện bất thường này có phải là dấu hiệu bệnh ung thư hay không? Em rất lo nên mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn!
(T. Hải)
Trả lời:
Bạn T. Hải thân mến!
Những thay đổi bất thường ở ngực và ‘vùng kín’ thường khiến hầu hết chị em vô cùng lo lắng vì nó có thể có liên quan đến cả sức khỏe sinh sản, nội tiết… Đau ngực là triệu chứng không phải hiếm gặp và cũng có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng này.
Đau ngực là triệu chứng không phải hiếm gặp và cũng có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng này.
Những nguyên nhân đau vú thường gặp ở phụ nữ bao gồm: Thay đổi nội tiết trong các giai đoạn kinh nguyệt, thai nghén, dậy thì, nuôi con bằng sữa mẹ, mãn kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt, rụng trứng… Sự thay đổi nội tiết có thể ảnh hưởng đến các bộ phận có liên quan trực tiếp như ngực, âm đạo, buồng trứng… (thuộc cơ quan sinh sản).
Video đang HOT
Nếu là do nguyên nhân này thì bạn cũng không cần lo lắng quá. Sau một thời gian, sự cân bằng nội tiết trong cơ thể trở nên ổn định thì các cơn đau cũng tự nhiên biến mất. Trong trường hợp các cơn đau kéo dài, bạn nên đi khám để được chỉ định sử dụng liệu pháp hoóc-môn điều trị.
Bên cạnh đó, những nguyên nhân bình thường nói trên, đau ngực cũng có thể là triệu chứng xuất phát từ các bệnh lý như bệnh xơ nang vú, viêm vú (ống dẫn sữa bị tắc và nhiễm khuẩn, gây đỏ tấy ngoài da, thường ở phụ nữ cho con bú)… Mô vú bị xơ nang là bệnh thường gặp, làm cho vú có đám cứng và khối u khắp vú nên có xu hướng đau nhiều hơn mỗi khi sắp thấy kinh nguyệt.
Ngoài ra, nếu bạn dùng một số loại thuốc cũng có thể gây ra tác dụng phụ là đau ngực.
Qua mô tả của bạn, có nhiều khả năng cơn đau xuất hiện vào thời điểm bạn rụng trứng. Lúc này, lượng hoóc-môn estrogen tiết ra nhiều sẽ kích thích sự tăng trưởng của các tuyến sữa, khiến chúng to ra và gây cảm giác đau. Cơn đau xảy ra ở cả hai bầu vú nhưng có thể đau nhiều hơn ở một bên, đau ở góc phần tư trên ngoài hơn các phần còn lại. Mức độ đau có thể khác nhau, có người đau ít, có người đau nhiều, cũng có người đau từ ngày rụng trứng đến khi có kinh.
Tốt nhất, bạn nên đi khám sớm để biết chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời. Đặc biệt, nếu thấy kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng sau: tiết dịch ở đầu vú, sưng đau hay có mật độ cứng rắn kéo dài, có mủ hay sốt, xuất hiện cục cứng mới kèm đau và không mất đi sau khi đã hành kinh… thì bạn càng nên đi khám sớm.
Chúc bạn vui khỏe!
BS. Hoa Hồng
Theo Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
Tại sao chưa đến kì kinh mà vẫn ra máu?
Quên uống thuốc tránh thai là 1 nguyên nhân dẫn đến chảy máu giữa kì kinh
Chuyển thuốc, bắt đầu hoặc ngừng dùng thuốc tránh thai
Ra máu hay gặp ở những phụ nữ bắt đầu hoặc ngừng dùng thuốc tránh thai. Estrogen giúp bảo vệ niêm mạc tử cung và khi mới bắt đầu hoặc ngừng uống thuốc, có sự mất cân bằng trong lượng estrogen dẫn tới ra máu. Ra máu sẽ kết thúc trong 1 tới 2 tháng nhưng nếu không, tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ.
Quên uống thuốc tránh thai
Quên uống thuốc tránh thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra máu. Vì vậy, hãy uống thuốc tránh thai ngay khi nhớ ra để đề phòng tình trạng này.
Quên uống thuốc tránh thai là 1 nguyên nhân dẫn đến chảy máu giữa kì kinh (ảnh minh họa: Internet)
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp
Khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, hormon progestin và estrogen trong thuốc có thể khiến bạn bị ra máu ít. Ra máu ít sau khi dùng thuốc tránh thai là hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại.
Quá stress
Stress cũng có thể khiến bạn bị ra máu ít. Stress làm tăng sản sinh cortisol, từ đó có thể khiến cho cơ thể giải phóng progesteron và estrogen dẫn tới kinh nguyệt thất thường và thậm chí là khiến bạn bị ra máu ít.
U xơ tử cung
Khi ra máu ít xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như đau vùng chậu và đau trong khi giao hợp, nó có thể là dấu hiệu bạn bị u xơ tử cung. Vì vậy, nếu thấy xuất hiện những triệu chứng này, cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Suy giáp
Suy giáp không chỉ ảnh hưởng tới chuyển hóa mà nó còn có thể làm rối loạn chu kỳ kinh và dẫn tới ra máu. Tình trạng này có thể đi kèm các triệu chứng khác như cảm thấy lạnh hoặc mệt mỏi liên tục, rụng tóc, tăng cân. Tuy nhiên, suy giáp có thể điều trị sớm bằng thuốc.
Mang thai
Nếu bạn có quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai, có nhiều lý do để lo lắng khi thấy ra máu ít. Nếu bạn có thai, thai có thể làm tổ 10-15 ngày sau khi ra máu rải rác. Hãy xét nghiệm để xác định bạn có mang thai hay không.
Rụng trứng
Bạn cũng có thể bị ra máu khi đang rụng trứng. Điều này là bình thường. Rụng trứng trên thực tế là dấu hiệu của quá trình thụ thai lành mạnh và có thể là tin tốt nếu bạn đang cố gắng thụ thai.
BS Cẩm Tú
Theo Suckhoedoisong.vn
Những sự thật về 'núi đôi' có thể bạn chưa biết Kích thước bầu ngực tăng khi bạn tăng cân và nhỏ đi khi bạn giảm cân. Hầu hết phụ nữ không hài lòng với bộ ngực của mình và có nhu cầu muốn đặt túi nâng ngực để tăng kích cỡ. 1. Hai ngực không bằng nhau, sẽ có bên to và bên nhỏ Theo một nghiên cứu, 44% phụ nữ cho biết...