Tim ngưng đập 77 phút, cô bé vẫn sống sót kỳ diệu
Khi chỉ mới 6 tuần tuổi, cô bé Evalina Cox đã trải qua ca phẫu thuật tim ngặt nghèo. Quả tim của Evalina đã ngưng đập suốt 77 phút. Điều kỳ diệu là cô bé vẫn sống sót và hồi phục.
Tim bé Evelina Cox đã hoạt động lại sau 77 phút ngừng đập – Ảnh minh họa: Shutterstock
Trong lần kiểm tra thai kỳ ở tuần 20, bà Jo và ông Justin ở thị trấn Margate (Anh) đã nhận tin sét đánh. Đứa con chưa chào đời của họ mắc khuyết tật tim nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng, theo Mirror.
Hai mạch máu chính là động mạch phổi và động mạch chủ của Evelina bị hoán đổi vị trí. Tình trạng này gọi là chuyển vị đại động mạch. Chính vì sự bất thường của mạch máu mà máu chảy đến phổi để lấy ô xy rồi lại tiếp tục chảy ngược trở lại phổi thay vì đến những cơ quan khác.
Trong khi đó, dòng máu đang lưu thông khắp cơ thể lại không thể chảy đến phổi để lấy ô xy. Vì vậy, cơ thể không thể hoạt động bình thường, theo Mirror.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng phát hiện bé Evalina còn xuất hiện thêm nhiều vấn đề về tim khác như chỉ có 1 động mạch vành thay vì 2.
Video đang HOT
Dù vậy, Evalina vẫn chào đời. Cô Jo được sắp xếp sinh con tại bệnh viện St Thomas’ Hospital, một chi nhánh của Bệnh viện Nhi đồng Evelina London ở thành phố London (Anh).
Ca phẫu thuật tim đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Nhi đồng Evelina London khi cô bé được 6 ngày tuổi. 6 tuần sau, cô bé lại tiếp tục thực hiện ca phẫu thuật tim mở đẩu tiên.
Nhưng trong chính ca phẫu thuật thứ 2 này, bố mẹ Evelina phải trải qua những cảm xúc kinh hoàng. Tim cô bé ngừng đập, nói cách khác là cô bé đã chết trên bàn mổ. Các bác sĩ đã cố gắng kích lại nhịp tim cho Evelina bằng cách liên tục thực hiện hồi sức tim phổi.
Cuối cùng, nỗ lực đã được đền đáp. Quả tim của Evelina đã hồi sinh sau 77 phút ngừng đập. Cô bé tiếp tục nằm lại viện điều trị thêm 6 tuần nữa để khắc phục các biến chứng như xẹp phổi, co giật và đột quỵ. Điều may mắn là não Evelina không bị tổn hại và đã cô bé đã hồi phục hoàn toàn sau đột quỵ.
Đến khi được 19 tháng tuổi, Evelina tiếp tục phẫu thuật để sửa chữa những tổn thương còn lại ở tim. Ca phẫu thuật kéo dài suốt 9 giờ.
Nếu không có các y bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Evelina London thì Evelina có thể đã chết. Vì thế, cặp vợ chồng đã quyết định lấy tên của bệnh viện để đặt tên cho con gái mình là Evelina. “Đây là một tên đẹp và nó cũng thể hiện sự biết ơn của chúng tôi với bệnh viện”, cô Jo nói.
Theo Thanh niên
Bệnh nhân bị u màng tim "khủng" được cứu sống
Một bệnh nhân bị u nang màng tim "khủng" rất hiếm gặp, được các bác sĩ (BS) Bệnh viện Đa Khoa Trung ương (BVĐKTƯ) Cần Thơ phẫu thuật thành công.
Chiều 25-9, BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc BV, Giám đốc Trung tâm tim mạch BVĐKTƯ Cần Thơ cho biết, ê kíp phẫu thuật tim của BV, do Ths-BS Lâm Việt Triều, Trưởng khoa phẫu thuật tim (phẫu thuật viên chính), vừa phẫu thành công một trường hợp nang màng tim rất lớn và hiếm gặp.
Bệnh nhân đang được chăm sóc tại BVĐKTƯ Cần Thơ
Theo đó, bệnh nhân Phan Đình Xuân (SN 1962, ngụ Bạc Liêu) bị đau ngực trái âm ỉ kéo dài, uống thuốc không giảm, gần một tháng nay khó thở phải ngồi mức độ ngày càng tăng nên vào bệnh viện địa phương khám phát hiện nang màng ngoài tim, sau đó chuyển đến BVĐKTƯ Cần Thơ.
U nang màng tim khủng trong người bệnh nhân Xuân được các BS lấy ra.
Tại đây, sau khi khám lâm sàng kết hợp chụp MSCT lồng ngực cho thấy, bệnh nhân bị một khối nang màng ngoài tim kích thước rất lớn (40x70mm) nằm cạnh động mạch chủ ngực lên, chèn ép vào tâm nhĩ phải nên chỉ định phẫu thuật. Ê kíp phẫu thuật tim tiến hành phẫu thuật lúc 9h30 ngày 25-9.
Các BS ghi nhận có khối nang kích thước 40x70mm nằm cạnh động mạch chủ ngực lên, chèn vào nhỉ phải; bộc lộ cuống nang nằm sát trên động mạch phổi phải.
Các BS đã kẹp, khâu cột cuống nang, lấy trọn khối nang ra ngoài; đặt ống dẫn lưu màng phổi phải và dẫn lưu màng tim. Tiến hành xẻ khối nang ghi nhận chứa dịch đặc sẫm màu bên trong, gửi khối nang làm giải phẫu bệnh.
Chiều cùng ngày, bệnh nhân đã rút nội khí quản, tỉnh, tiếp xúc tốt, hết khó thở và tiếp tục được theo dõi tại khu hậu phẩu mổ tim. Theo Ths-BS Lâm Việt Triều - Trưởng khoa phẫu thuật tim, nang màng tim là bệnh lý rất hiếm gặp với tỷ lệ 1/100.000 trong quần thể dân số và hầu hết phát hiện tình cờ hoặc khi có biến chứng. Tỷ lệ nam nữ tương đương.
"Đa số nang màng tim có nguyên nhân do bẩm sinh, thường gặp từ 30-40 tuổi trở lên và không biểu hiện triệu chứng gì (khoảng 75% các trường hợp), chỉ gây triệu chứng khi khối nang to dần lên, chèn ép các cơ quan lân cận. Vì vậy, các bệnh nhân nên đi khám sức khỏe định kỳ và khi có triệu chứng như khó thở, nặng ngực nên đi khám BS chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn đúng, kịp thời", BS Triều khuyến cáo.
Văn Đức
Theo CAND
Những người sửa 'lỗi' trái tim Để cứu sống một bệnh nhân bị bệnh tim bẩm sinh, các bác sĩ đã đổ cả tâm sức vào ca mổ, bởi đây là kỹ thuật rất phức tạp và bác sĩ phải đặt sự an toàn của bệnh nhân lên hàng đầu. Các bác sĩ thực hiện một ca mổ tim tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất. Ảnh: B. Nhàn...