Tìm MH370: Tốc độ và góc độ khi rơi như thế nào?
Đã một tháng kể từ khi chiếc MH370 biến mất, mang theo 239 người trên máy bay. Công cuộc săn lùng đang được triển khai gấp rút bởi hộp đen của chiếc phi cơ có thể đã cạn kiệt pin.
Việc xác định được tốc độ và góc độ rơi của máy bay sẽ giúp ích rất nhiều cho các chuyên gia trong việc tìm kiếm mảnh vỡ của chiếc phi cơ. Dưới đây là một số trường hợp tiêu biểu có thể xảy ra với chiếc MH370 gặp nạn.
Máy bay bổ nhào xuống biển
Các chuyên gia hàng không cho biết nếu chiếc máy bay hết nhiên liệu ở độ cao an toàn trên đường bay của nó và các phi công đã không thể giải quyết được trục trặc, các máy lái sẽ tự động ngừng hoạt động và phi cơ sẽ lao thẳng xống đại dương.
Nếu trường hợp này xảy ra, mũi của chiếc máy bay sẽ tiếp nước đầu tiên, phi cơ sẽ gần như vuông góc với mặt biển và lao xuống đại dương như một mũi tên. Cánh và đuôi máy bay có thể sẽ bị rời ra khỏi thân máy và sẽ chìm xuống đáy biển ở độ sâu khoảng 30 tới 40 mét trong vòng vài giây, sau đó sẽ chìm không nổi bọt.
Những mảnh vỡ khác từ khoang hành khách như ghế đệm, chai nước nhựa, hành lý sẽ nổi lên mặt nước tùy thuộc vào tác động lúc thân máy bay bị vỡ.
Chiếc máy bay 1549 nổi trên sông Hudson
Hạ cánh xuống vùng nước nông
Phi hành đoàn của một chuyến bay thương mại thường được đào tạo để có thể lái một chiếc máy bay hạ cánh xuống vùng nước nông để giảm thiệt hại xuống mức tối thiểu. Các phi công sẽ phải điều khiển để chiếc phi cơ bay với tốc độ tối thiểu để duy trì kiểm soát và cố gắng hạ cánh xuống một khu vực cạn nước.
Giáo sư Jason Middleton thuộc Đại học New South Wales chuyên ngành hàng không cho biết vụ không tặc tấn công chiếc máy bay Boeing 767 trong chuyến bay 961 của Ethiopian Airlines và hạ cánh xuống quần đảo Comoros vào năm 1996 là một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này.
Hình ảnh chiếc phi cơ 961 thuộc hãng hàng không Ethiopian Airlines hạ cánh xuống vùng nước nông.
Một đoạn phim quay lại vụ tai nạn cho thấy cánh trái của chiếc máy bay đã tiếp nước đầu tiên và kéo cả chiếc phi cơ nghiêng về bên trái. Các bộ phận khác của phi cơ bay về phía hòn đảo và tách rời. Chỉ 50 trong tổng số 175 hành khách trên chuyến bay này sống sót.
Ông John M. Cox, một cựu phi công và là một nhà tư vẫn an toàn hàng không cho rằng nếu chiếc MH370 cũng là một trường hợp tương tự, các mảnh vỡ sẽ văng ra xung quanh trong một phạm vi rộng. Phần lớn trong số chúng sẽ nhanh chóng chìm xuống nhưng những vật khác trên máy bay như các vật dụng làm bếp hay hành lý sẽ nổi trên mặt nước trong một thời gian dài.
Video đang HOT
Một vụ nổ trên không trung
Các nhà điều tra không bỏ qua khả năng chiếc máy bay đã bị nổ trên một độ cao nhất định.
Ông Geoff Dell, chuyên gia điều tra tai nạn hàng không tại trung tâm Đại học Queensland của Australia cho biết nếu điều đó xảy ra, các bộ phận của chiếc phi cơ sẽ rơi xuống biển với tốc độ khác nhau tùy theo trọng lượng và nhiều yếu tố khác. Các mảnh vỡ sẽ phát tán rộng rãi trong phạm vi vài km như trường hợp chuyến bay Pan Am 103 phát nổ trên không phận của thị trấn Lockerbie thuộc Scotland năm 1988.
Những hi vọng mơ hồ
Trường hợp của chuyến bay 1549 thuộc hãng hàng không US Airways đáp xuống song Hudson năm 2009 cho thấy rằng một máy bay phản lực có thể hạ cánh xuống một vùng nước cạn mà không gây thiệt hại về người.
Tuy nhiên, một cựu quan chức điều tra tai nạn của Australia cho rằng trường hợp này là một kì tích và để đạt được cần có sự tổng hòa( mà rất khó có được) của kỹ năng, điều kiện và sự may mắn.
Ông Middleton cho biết để đạt được kì tích trên cần một điều kiện thời tiết ổn định, nhiều nắng, không có gió, không có sóng và cơ trưởng phải thật xuất sắc.
Cả thế giới đang cầu nguyện cho chiếc MH370 xấu số.
Nơi bắt được tín hiệu cuối cùng của chiếc MH370 là trên biển Ấn Độ Dương, một vùng biển vô cùng khắc nghiệt, không có điểm nào giống với nơi chiếc phi cơ 1549 lập nên kì tích, nơi mà người dân New York gọi là “Phép màu trên dòng Hudson”. Độ sâu của con sông Hudsen chỗ máy bay 1549 hạ cánh chỉ khoảng 5 mét.
Thêm vào đó, ngay cả khi máy bay hạ cánh tương đối nguyên vẹn trên mặt nước, nó vẫn sẽ chìm ngay sau đó. Thời gian để những hành khách trên phi cơ thoát khỏi nơi nguy hiểm là rất ngắn.
Nếu chiếc MH370 có lập nên kì tích và hành khách có thể thoát ra ngoài thì khả năng sống sót trên đại dương (với nhiệt độ nước là khoảng 8 độ C và rất hẻo lánh, lực lượng cứu hộ không thể lập tức giải cứu) cũng không nhiều.
Theo Khampha
MH370 mất tích một tháng: Những câu hỏi từ tiếng "ping"
Gần tháng sau khi MH370 mất tích, đội tìm kiếm đã thu giữ được tiếng "ping" nghi của hộp đen máy bay mất tích cùng 239 người trên khoang. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu tiếng "ping" đó đúng là của MH370 hoặc ngược lại?
Lễ cầu nguyện đặc biệt cho MH370 tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 6/4.
Giới chức trách tin rằng họ có thể đang tiếp cận rất gần với MH370 sau khi những tín hiệu "ping" có thể phát ra từ hộp đen máy bay được phát hiện sâu dưới lòng biển Ấn Độ Dương.
Liệu tiếng "ping" có phải là của MH370?
Điều này vẫn chưa được xác định nhưng người đứng đầu cơ quan tìm kiếm của Úc ngày 7/4 cho biết một trong những tàu hải quân nước này đã hai lần thu giữ được tín hiệu "khớp" với hộp đen máy bay và đây là đầu mối hứa hẹn nhất kể từ khi cuộc tìm kiếm MH370, máy bay mất tích cùng 239 người trên khoang từ 8/3 vừa qua, bắt đầu.
Tàu Ocean Shield đang kéo theo thiết bị của hải quân Mỹ nhằm phát hiện tín hiệu từ hộp đen, hộp lưu dữ liệu chuyến bay và ghi âm buồng lái. Theo nhà điều phối tìm kiếm Úc Angus Houston, nếu tiếng "ping" nữa được thu giữ, có thể xác định được chúng có phải xuất phát từ MH370 hay không. Tuy nhiên, pin để phát ra tiếng "ping" hộp đen chỉ có vòng đời khoảng 30 ngày và hiện có thể đã ngừng phát tín hiệu. Ngoài ra, rất nhiều nhân tố dưới lòng biển có thể gây nhiễu tín hiệu và khiến việc dự đoán vị trí phát ra tín hiệu bị sai lệch.
Nếu tiếng "ping" là của MH370, tiếp theo sẽ là gì?
Nếu tiếng "ping" được xác nhận, giới chức trách sẽ phái một tàu lặn sâu để rà soát lòng biển, tìm kiếm mảnh vỡ máy bay. Nếu tìm thấy, sứ mệnh vô cùng khó khăn: trục vớt hộp đen trong lòng đại dương sâu từ 4000-5000m sẽ bắt đầu. Anthony Brickhouse, trợ giảng tại đại học hàng không Embry-Riddle, Mỹ, đánh giá công cuộc chụp lòng biển và trục vớt "vô cùng khó khăn và tốn thời gian". Nhưng ông cho rằng đã có nhiều bài học được đúc kết trong suốt 2 năm tìm kiếm hộp đen máy bay Air France 447 bị rơi ở Đại Tây Dương vào năm 2009.
Nếu tiếng "ping" không phải của MH370, liệu có tìm được máy bay?
Nếu tiếng "ping" được xác nhận không phải của MH370, cuộc tím kiếm lại quay trở về vạch xuất phát, mở ra hai lựa chọn khó khăn hoặc là tìm kiếm mảnh vỡ trên mặt biển hai là tìm kiếm dưới lòng biển. Nhưng vụ Air France đã cho thấy thành công vẫn có thể đạt được. Hộp đen của máy bay Air France không được tìm thấy trước khi tín hiệu "ping" ngừng phát, nhưng cuộc tìm kiếm 2 năm, với sự tham gia của tàu lặn và các phương tiện khác đã xác định được khu vực có mảnh vỡ của máy bay.
Một thiết bị được gọi là Phương tiện điều khiển hoạt động từ xa, có thể trục vớt được các vật thể ở rất sâu dưới lòng biển, đã được đưa xuống để trục vớt hộp đen của máy bay. Nhưng trong vụ máy bay Air France, chúng ta biết được vị trí máy bay rơi rõ hơn. Houston cảnh báo dù trong viễn cảnh nào "hoạt động trục vớt MH370 cũng mất rất rất nhiều thời gian".
Máy bay có bị bọn cướp hay khủng bố chiếm?
Giả thuyết này đã được chú ý ngay từ những ngày đầu tiên, khi 2 hành khách người Iran lên máy bay bằng hộ chiếu đánh cắp và sau khi giới chức Malaysia cho biết máy bay có vẻ như đã được chuyển hướng có chủ ý.
Nhưng Interpol cho hay 2 người Iran có vẻ như chỉ là những người nhập cư trái phép vào châu Âu và cảnh sát Malaysia tuần trước cho hay các cuộc điều tra đều cho thấy 227 hành khách không liên quan đến vụ mất tích.
"Tôi cho rằng khả năng xảy ra giả thuyết này khá thấp", Terence Fan, một chuyên gia hàng không ở Đại học quản lý Singapore cho hay. "Không ai nhận trách nhiệm hay đưa ra yêu cầu hoặc đe dọa cụ thể nào. Tôi nghĩ chúng ta nên xem xét kỹ hơn đến vấn đề kỹ thuật".
Một hoặc cả hai phi công "nổi loạn"?
Giới chức Malaysia cho biết rất có thể một ai đó có kiến thức bay giỏi đã chuyển hướng máy bay và hệ thống liên lạc của máy bay có vẻ như đã bị ngắt vào khoảng thời gian Mh370 mất tích. Điều này cho thấy rõ ràng là có hành động khả nghi trong buồng lái. Vì vậy mà Malaysia đã điều tra cơ trưởng Ahmad Shah, 53 tuổi, và cơ phó Fariq Abdul Hamid, 27 tuổi. Nhưng cho đến nay không có bằng chứng nào cho thấy họ có quan điểm cực đoan, vấn đề tâm lý hay động cơ nào khác.
Zaharie, với 33 năm bay cùng Malaysia Airlines, là phi công cấp cao được tôn trọng và là người đánh giá các phi công trẻ hơn.
Fariq đã bị nghi vấn khi một phụ nữ Nam Phi cho biết cô và bạn đã được mời vào buồng lái trong một chuyến bay năm 2011 mà phi công này đang làm việc, phá vỡ quy định an ninh buồng lái. Nhưng những ai biết Farid lại khẳng định anh là người tốt, chuẩn bị kết hôn và là một phi công có nhiều triển vọng.
MH370 có trở thành "máy bay ma"?
Câu hỏi này thu hút được nhiều sự quan tâm khi Malaysia ngày 13/3, tức một tuần sau khi MH370 mất tích, công bố máy bay có vẻ như bay gần 7 tiếng sau khi biến mất khỏi màn hình radar.
Hiện tượng "máy bay ma", khi phi hành đoàn bị mất hết năng lực, khiến máy bay bay vô định, đã từng xảy ra. Năm 2005, một máy bay của hãng hàng không Hy Lạp Helios Airways với 121 người trên khoang đã bay nhiều tiếng sau khi các phi công mất khả năng điều khiển máy bay do thiếu khí oxy đột ngột. Máy bay bị rơi, không ai sống sót.
Một số tin rằng phi công MH370 đã chuyển hướng máy bay vì một lý do tương tự, như có thể cố gắng trở lại sân bay Kuala Lumpur, nhưng cuối cùng họ bị mất khả năng điều khiển máy bay, khiến máy bay bay ở chế độ tự động.
Hệ thống liên lạc máy bay bị ngắt có thể là nhằm tránh gây hỏa hoạn do lỗi chập điện tạo ra.
Brickhouse cho hay "khi trục trặc xảy ra, phi công sẽ thực hiện các bước "bay, lái rồi liên lạc". nếu "liên lạc là bước thứ ba trong tình huống có trục trặc lớn, nhiệm vụ của bạn là phải là bay trước. Đó có thể là lý do vì sao chúng ta không biết điều gì đã xảy ra."
Chúng ta có biết hết những gì giới chức trách biết?
Chính phủ Malaysia liên tục từ chối cung cấp chi tiết đầy đủ về những sự kiện quanh thời điểm MH370 biến mất và những thông tin ít ỏi được tiết lộ lại thường xung khắc nhau. Điều này khiến nhiều người nghi ngờ giới chức Malaysia đang che giấu hoặc bóp méo sự thật.
Dù Malaysia khẳng định họ không che giấu điều gì nhưng "đâu đó có những điều cho thấy họ biết nhiều hơn những gì họ đang nói", Fan nhận xét. "Có thể họ đang thảo luận một số chi tiết với các nhà điều tra Mỹ hoặc có khả năng, dù ít, có mối liên hệ với khủng bố nhưng họ cố gắng không công bố".
Hàng không sẽ thay đổi những gì từ vụ MH370?
Ngành hàng không luôn học hỏi từ những thảm họa và luôn lắp đặt thêm các thiết bị an toàn, khiến máy bay trở thành phương tiện giao thông an toàn nhất thế giới. Nhưng nếu hộp đen hoặc mảnh vỡ MH370 không được tìm thấy, thì chúng ta khó có thể thể rút được kinh nghiệm gì.
Dù vậy MH370 đã gây ra cuộc tranh luận mới về việc áp dụng theo dõi vệ tinh liên tục đối với các máy bay nhằm tránh tình trạng máy bay bị mất tích và cũng có thể là phải xem xét lại khả năng phi công có thể tắt được hệ thống liên lạc.
"Cải thiện cách theo dõi máy bay, luôn biết được máy bay đang ở đâu vào bất kỳ thời điểm nào rõ ràng là ưu tiên hàng đầu hiện nay", người đứng đầu Hiệp hội giao thông hàng không quốc tế Tony Tyler tuần trước khẳng định.
Theo Dantri
MH370: Bắt được tín hiệu tại vị trí cuối cùng của máy bay Các tàu và máy bay tham gia tìm kiếm máy bay mất tích MH370 đến hôm nay (8/4) đã tập trung tại khu vực máy bay phát tín hiệu không rõ nguyên nhân, gần như trùng với vị trí cuối cùng của máy bay được xác định trước đó. MH370 đã phát tín hiệu liên lạc lên vệ tinh nửa chừng thì tắt...