Tìm lời giải cho chứng mệt kinh niên
Có những mệt mỏi nhất thời do công việc, chỉ cần nghỉ ngơi đôi chút. Còn đối với chứng mệt mỏi kinh niên, cần phải tìm nguyên nhân và sớm khắc phục.
Ảnh: Shutterstock
Không tập thể dục. Nếu bạn tránh vận động chỉ vì mệt mỏi, thực tế có thể càng… mệt hơn. Tập thể dục thường xuyên giúp tim và phổi làm việc hiệu quả để cung cấp ô xy và các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Hãy dành ít nhất 10 – 15 phút tản bộ, bạn sẽ thu được hiệu quả tức thì.
Thiếu ngủ. Thiếu ngủ chính là nguyên nhân gây ra mệt mỏi trong suốt cả ngày. Vì vậy cần xây dựng thói quen ngủ tốt, bằng cách đi ngủ đúng giờ, tránh nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại trước khi đi ngủ. Có thể thư giãn trong bồn tắm rồi uống một ly sữa ấm trước khi ngủ, đọc một vài trang sách…
“Nghiện” caffeine. Mặc dù caffeine có tác dụng vực dậy tỉnh táo ngay tức thì, nhưng tác dụng phụ của nó có thể làm tăng sự mệt mỏi sau đó. Với một số người, uống cà phê thậm chí 6 giờ trước khi đi ngủ cũng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hạn chế caffeine sẽ làm tăng mức năng lượng trong thời gian dài, nhưng cần phải tuân theo chỉ dẫn, cắt giảm từ từ để tránh đau đầu và khó chịu.
Thiếu sắt. Số liệu thống kê từ một nghiên cứu mới đây cho thấy khoảng 1/3 phụ nữ có nguy cơ thiếu sắt do kinh nguyệt. Nồng độ sắt thấp kéo theo thiếu máu, từ đó dẫn tới tình trạng mệt mỏi thường trực. Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt (thịt nạc, rau màu xanh đậm, đậu, trái cây sấy khô, trái cây họ cam quýt chứa nhiều vitamin C) vào chế độ ăn uống là cách tuyệt vời giúp tăng cường sắt cho cơ thể.
Mất nước. Theo các chuyên gia y tế, mất thậm chí chỉ 2% hàm lượng nước bình thường của cơ thể cũng gây ảnh hưởng lớn đến mức năng lượng. Càng lớn tuổi, con người càng mất phản xạ khát. Ngoài ra, làm việc trong phòng máy lạnh, đi dạo trên đoạn đường dài có thể khiến lượng nước trong cơ thể cạn kiệt, dẫn đến huyết áp giảm và không đủ máu đến não hoặc cơ bắp, từ đó kéo theo hệ lụy nhức đầu, mệt mỏi và mất tập trung.
Thực phẩm nhiều đường. Thức uống năng lượng có đường và đồ ăn nhẹ như bánh quy, sô cô la, khoai tây chiên… làm xáo trộn lượng đường trong máu, có thể gây ra mệt mỏi. Cần ưu tiên trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống. Bên cạnh đó không để cơ thể thiếu protein (có trong thịt, cá, đậu, sữa chua, một số loại hạt…).
Video đang HOT
Căng thẳng. Một chút căng thẳng có thể giúp bạn cảm thấy phấn khích, nhưng căng thẳng lâu dài sẽ làm cạn kiệt năng lượng cơ thể, từ đó gây ra cảm giác mệt mỏi, chán nản liên tục.
Vấn đề tuyến giáp. Không đủ các hormone thyroxine (hormone tuyến giáp) là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mệt mỏi, đặc biệt là ở phụ nữ trung niên. Theo Daily Mail, các triệu chứng khác của bệnh tuyến giáp bao gồm khát nước quá mức, tăng cân và cảm giác lạnh trong điều kiện thời tiết bình thường.
Hạ Yên
Theo Thanhnien
8 lý do khiến bạn luôn thấy mệt mỏi
Bước sang một ngày mới nhưng bạn vẫn còn nằm ì trên giường, cảm thấy uể oải và cần uống cà phê để tỉnh táo hay ăn chất đường để có năng lượng.
Đâu mới là nguyên nhân chính khiến bạn cảm thấy mệt mỏi?
8 lý do khiến bạn luôn thấy mệt mỏi - Ảnh minh hoạ Shutterstock
1. Tập thể dục không đủ
Nhiều người nghĩ giảm tập thể dục để bớt mệt mỏi, nhưng thật sai lầm, chính điều đó khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Nghiên cứu của Đại học Georgia, Mỹ cho biết tập thể dục 3 ngày 1 tuần, mỗi lần 20 phút sẽ giúp cơ thể giảm mệt mỏi và phát huy hiệu quả sau 6 tuần, theo Mirror ngày 5.10.
2. Thiếu ngủ
Các nghiên cứu khoa học gần đây cho biết nhiều người bị chứng "giấc ngủ vụn" - thường hay thức giấc nửa đêm sau đó lại ngủ tiếp.
Nguyên nhân của hội chứng này là do stress hoặc "kích hoạt" não trước giờ đi ngủ như sử dụng điện thoại, máy tính bảng. Đèn màu xanh từ thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng đến não, khiến chúng ta khó đi sâu vào giấc ngủ.
3. Nghiện cà phê
Mặc dù cà phê giúp chúng ta tỉnh táo nhưng thực sự nó khiến cơ thể mệt mỏi hơn khi "chất kích thích" đã tan đi. Tiến sĩ Chidi Ngwaba, Giám đốc Viện Y học-Đời sống (Mỹ), cho biết "chất hóa học trong não bộ của chúng ta thực tế không thích hợp với chất kích thích này".
4. Thiếu chất sắt
Theo thống kê, có khoảng 1/3 phụ nữ bị thiếu sắt khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Thiếu chất sắt khiến da bạn xanh xao. Bạn có thể kiểm tra bằng cách kéo nhẹ mí mắt xuống, nếu phần bên trong mắt không hồng hào thì đó là dấu hiệu thiếu sắt.
5. Thiếu vitamin nhóm B
Các vitamin nhóm B có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Bạn có thể bổ sung nhóm vitamin này bằng cách loại thực phẩm như gạo nguyên cám, yến mạch, lúa mạch và dầu cá.
6. Thiếu nước
Chỉ cần mất 2% lượng nước trong cơ thể, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Thiếu nước thường do ngồi làm việc trong phòng máy lạnh hoặc bản thân chúng ta lười uống nước.
Cố gắng uống nước mỗi hai giờ một lần và nếu nước tiểu có màu đậm là dấu hiệu bạn đang thiếu nước. Bạn cũng có thể thêm trái cây như chanh, dưa leo, bạc hà vào nước để kích thích vị giác.
7. Tiêu thụ quá nhiều đường
Mọi người thường ăn đồ có đường để có thêm năng lượng nhưng ăn uống quá nhiều nước ngọt, bánh quy, sô cô la khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Bên cạnh đó, tinh bột từ bánh mỳ, bún, mỳ cũng chuyển nhanh thành đường khi hấp thụ.
8. Bị stress lâu ngày
Stress là nguyên nhân phổ biến và nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của chúng ta. Khi bị stress, đừng nên cố găng giải quyết mọi việc ngay lập tức, hãy ra ngoài, hít thở sâu, gặp bạn bè và tập vài động tác yoga, tiến sĩ Chidi Ngwaba chia sẻ.
Huỳnh Mai
Theo Thanhnien
6 dấu hiệu tiết lộ cơ thể bị thiếu sắt Nếu cảm giác cơ thể tràn đầy năng lượng bị mất đi và thay vào đó là cảm giác kiệt sức và phải lên cầu thang một cách khó khăn, đó có thể là dấu hiệu thiếu sắt - tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến nhất, đặc biệt là phụ nữ có nguy cơ cao hơn so với nam giới. Khô nứt...