Tìm lối đi mới cho xuất khẩu
Bộ Công Thương đang xúc tiến việc đánh giá ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 gây khó khăn trong thương mại, hạn chế giao thương tại các thị trường xuất khẩu lớn, từ đó đưa ra các dự báo tác động lên nhóm ngành hàng, sản phẩm và đề xuất các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
Dịch COVID-19 bùng phát từ cuối tháng 1/2020 đến nay đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thương mại của Việt Nam. Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong ngắn hạn dự báo sẽ có nhiều khó khăn với những yếu tố bất lợi do diễn biến tình hình dịch bệnh đang có dấu hiệu lây lan mạnh bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là tại các nước châu Âu và Hoa Kỳ – những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 3 ước đạt 39 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 115,34 tỷ USD, giảm 0,7%, trong đó xuất khẩu đạt 59,08 tỷ USD, tăng 0,5%; nhập khẩu đạt 56,26 tỷ USD, giảm 1,9%. Cán cân thương mại của Việt Nam tiếp tục thặng dư 2,82 tỷ USD, cao hơn so với mức thặng dư 1,46 tỷ USD của cùng kỳ năm 2019.
Tính chung quý I/2020, kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2020 ước đạt 59,1 tỷ USD, chỉ tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ tăng 5,2%).Tăng trưởng xuất khẩu trong quý I/2020 cũng ở mức thấp nhất kể từ năm 2003 đến nay.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2020 ước tính đạt 20 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,16 tỷ USD, giảm 1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 13,84 tỷ USD, giảm 5,4%.
Nhóm hàng nông, lâm thủy sản 3 tháng ước đạt 5,28 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 7,9%).
Tính tới thời điểm hết tháng 3/2020, những mặt hàng bị tác động trực tiếp bởi dịch bệnh có: Rau quả giảm 11,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 3%), thủy sản giảm 11,2% (cùng kỳ tăng 1,5%), cao su giảm 26,1% (cùng kỳ tăng 15,4%).
Những mặt hàng có thể chịu tác động trong trung hạn do nhu cầu tiêu thụ giảm có: Cà phê giảm 6,4%; chè các loại giảm 14,9%; hạt tiêu giảm 17,6% do hệ thống các nhà hàng, hoạt động du lịch, giao thông giảm sút, kéo theo sụt giảm nhu cầu các mặt hàng này.
Riêng gạo, một trong số ít mặt hàng không bị tác động nhiều bởi dịch COVID-19 nên giá trị và sản lượng xuất khẩu đều tăng đáng kể so với cùng kì năm 2019. Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2020, sản lượng xuất khẩu gạo đạt 1,41 triệu tấn, giá trị kim ngạch 653 triệu USD, tăng 1,1% về lượng và 7,9% về giá trị (cùng kỳ giảm 18,5% về trị giá).
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 50,05 tỷ USD, chỉ tăng 1,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 6,6%).
Sự sụt giảm rõ ràng nhất thể hiện với dệt may: xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại giảm 10,3% (cùng kỳ tăng 7,9%); vải mành, vải kỹ thuật giảm 15,1% (cùng kỳ tăng 16,7%); hàng dệt và may mặc giảm 8,9% (cùng kỳ tăng 10,7%).
Tình trạng tương tự đối với xuất khẩu da giày: xuất khẩu giầy, dép các loại giảm 1,9% (cùng kỳ tăng 14%); túi xách, vali, mũ ô dù giảm 5,5% (cùng kỳ tăng 10,2%). Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 51,7% (cùng kỳ tăng 1,6%).
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm 15,9%, trong đó dầu thô giảm 8% so với cùng kỳ; xăng dầu các loại giảm 30,1%.
Hoạt động xuất khẩu ở một số thị trường đã phục hồi trong tháng 3 khi đã kiểm soát được dịch bệnh có thể kể đến như: Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng 11,5%; Nhật Bản tăng 3,5%. Tuy nhiên, tại thị trường Đông Nam Á đã có sự sụt giảm rõ rệt (xuất khẩu sang thị trường Thái Lan giảm 11,2% ; Lào giảm 9%; Campuchia giảm 3,2%).
Những thị trường Việt Nam đang xuất khẩu chủ lực mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may; giày dép lại đang sụt giảm đáng kể: EU giảm 14,9%; Anh giảm 16,7%. Thị trường Hoa Kỳ vẫn có tăng trưởng (tăng 16,2%) nhưng so với cùng kỳ lại có sự sụt giảm nghiêm trọng (cùng kỳ tăng 28,68%) do dịch bệnh đang bùng phát tại quốc gia này.
Xuất khẩu chậm lại cũng kéo theo kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quý I/2020 giảm 1,9% so với quý I/2019, ước đạt 56,26 tỷ USD (cùng kỳ tăng 7,7%).
Video đang HOT
Tìm kiếm thị trường thay thế
Có thể thấy xuất khẩu giảm sút là tình trạng chung của các nền kinh thế trên thế giới do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID. Trong 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm 17%, Hàn Quốc giảm 1,5%, Thái Lan giảm 0,8%, Nhật Bản giảm 4,1%, Hong Kong giảm 12%; Đài Loan giảm 6,3%; Australia tháng 1/2020 giảm 5,4%, của Malaysia tháng 1/2020 giảm 1,5%…
Tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng kinh tế Việt Nam đang phải phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại. Bên cạnh đó, thời tiết những tháng đầu năm cũng không thuận lợi, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra sớm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng, dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn.
Do đó, để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, Bộ Công Thương đang tiếp tục tổng hợp, nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 gây ra khó khăn trong thương mại, hạn chế giao thương tại các thị trường xuất khẩu lớn, từ đó đưa ra các dự báo tác động lên nhóm ngành hàng, sản phẩm và đề xuất các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
Đặc biệt, Bộ Công Thương tập trung vào việc qua kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2020, hướng đến rà soát, lựa chọn các thị trường thay thế có khả năng bổ sung cho sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Tổ chức xây dựng Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” nhằm tăng cường công tác kiểm soát có hiệu quả nhập khẩu, nâng cao năng lực phòng vệ thương mại, cảnh báo sớm và giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế, bảo vệ hợp lý các ngành sản xuất trong nước.
Cơ cấu lại thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa thị trường, không phụ thuộc vào một thị trường, đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa cao về xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý. Xây dựng, triển khai các phương án, lộ trình phù hợp chuyển sang thị trường và sản xuất trong nước hoặc thị trường, nguồn cung từ các đối tác khác để giảm dần vào một thị trường, đối tác. Chú trọng phát triển các sản phẩm xuất khẩu mới, các mặt hàng xuất khẩu thân thiện với môi trường. có các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc khi dịch bệnh được khống chế cơ bản ở nước này.
Xây dựng kịch bản, dự báo tác động của thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng tới sự phát triển, tăng trưởng của kinh tế Việt nam trong năm 2020 để kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các quyết sách và cơ chế điều hành; kịp thời cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, ngành hàng để chủ động tự xây dựng kế hoạch sử dụng cân đối các nguồn lực vượt qua thời kỳ khó khăn và phục hồi sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát.
Đồng thời, tiếp tục theo dõi, phân tích, đánh giá quan hệ thương mại của Việt Nam với thị trường Bắc Mỹ và châu Âu trong thời gian vừa qua cũng như trong cả năm 2020 để đưa ra các giải pháp, đối sách và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận và phát triển thị trường xuất khẩu.
Bộ Công Thương sẽ chủ động báo cáo Chính phủ về việc sớm trình bộ hồ sơ phê chuẩn Hiệp định EVFTA để Chủ tịch nước ký trình Quốc hội thực hiện thủ tục phê chuẩn vào kỳ họp tới nhằm thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh vào thời điểm cuối năm 2020 để bù đắp cho sự khó khăn của các tháng đầu năm.
Phan Trang
Tin tức kinh doanh 24h mới nhất, nóng nhất ngày 1/4/2020
Tin tức kinh doanh 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 1/4/2020. Cập nhật tin tức kinh doanh 24h mới nhất.
Nestle Việt Nam có Tổng Giám đốc mới
Theo thông báo của Nestlé Việt Nam, ông Binu Jacob sẽ trở thành Tổng Giám đốc mới của Nestlé Việt Nam từ ngày 1/4/2020.
Trước khi đến Việt Nam, ông Binu Jacob đã kinh qua các vị trí lãnh đạo gồm Giám đốc kinh doanh vùng và Phó Chủ tịch cấp cao, phụ trách kinh doanh các dòng sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ của Tập đoàn Nestlé tại Trung Quốc. Ông cũng có hơn 22 năm kinh nghiệm làm việc cho tập đoàn lần lượt qua các thị trường châu Âu, Mỹ và châu Á.
Tập đoàn Nestlé tiếp tục đặt kỳ vọng, kinh nghiệm và năng lực dẫn dắt đội ngũ mạnh mẽ của ông Binu Jacob sẽ giúp đưa Nestlé phát triển và lớn lên cùng với thị trường Việt Nam.
Ông Binu Jacob nhận vị trí lãnh đạo Nestlé Việt Nam trong bối cảnh mà đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu.
Tân Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam cam kết Công ty tôn trọng và nghiêm túc tuân thủ, chấp hành các yêu cầu Chính phủ Việt Nam đưa ra về phòng chống COVID-19, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động. Công ty cũng tập trung kiện toàn hệ thống chuỗi cung ứng từ nhà máy, đến khâu lưu thông sản phẩm trên thị trường, đảm bảo đáp ứng thông suốt nhu cầu dinh dưỡng an toàn của các gia đình Việt Nam trong giai đoạn khó khăn này.
Bổ sung danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 37/2020/NĐ-CP bổ sung Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Theo đó, bổ sung khoản 2 vào Mục V Phần B Phụ lục I về Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Cụ thể, bổ sung ngành nghề khác được ưu đãi đầu tư: hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; gồm: đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/5/2020.
Sắt thép xuất khẩu sang Trung Quốc tăng gấp 26 lần
Theo thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 3-2020, cả nước xuất khẩu 297.018 tấn sắt thép, tổng kim ngạch hơn 165 triệu USD.
Qua đó, nâng tổng kết quả từ đầu năm lên gần 1,5 triệu tấn, kim ngạch hơn 815 triệu USD, tăng 3,8% về sản lượng, nhưng kim ngạch giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2019.
Xét theo thị trường, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng sắt thép, nhưng sản lượng trong 2 tháng đầu năm 2020 ở thị trường này bị giảm mạnh tới 20,5% so với cùng kỳ 2019.
Trong khi đó, xuất khẩu sắt thép sang thị trường Trung Quốc lại tăng đột biến. Hết tháng 2, sản lượng sắt thép xuất khẩu sang Trung Quốc đạt gần 211.000 tấn, tăng 26 lần so với cùng kỳ năm năm ngoái.
Như vậy, chỉ trong hai tháng đầu năm 2020, sản lượng sắt thép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã bằng 50% sản lượng cả năm ngoái.
Trung Quốc mở cửa thị trường quy mô 30.000 tỷ USD
Hôm nay (1/4), thị trường quản lý tài sản quy mô 30.000 tỷ USD tại Trung Quốc chính thức mở rộng cửa. Thị trường này dự kiến đạt quy mô 30.000 tỷ USD vào năm 2023, theo Oliver Wyman.
ây là thị trường rộng lớn đầy sức hấp dẫn đối với các tổ chức kinh tế trên toàn cầu, nhất là khi các điều kiện thâm nhập thị trường từ trước tới nay còn nhiều hạn chế.
Theo đó, các tổ chức nước ngoài chỉ được phép hoạt động tại thị trường Trung Quốc với điều kiện liên kết với một doanh nghiệp địa phương, hoặc nắm giữ cổ phần không chi phối tại doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý tài sản đầu tư.
Tuy nhiên, từ ngày 1/4/2020, các công ty quản lý tài sản, tư vấn đầu tư, tổ chức đầu tư được phép nộp đơn xin thành lập các quỹ tương hỗ, công ty quản lý tài sản với sở hữu 100% vốn ngoại tại Trung Quốc.
Nhiều nguồn tin cho biết, Vanguard và BlackRock là những ông lớn đang lựa chọn cách thức này. Một lựa chọn khác là việc nâng sở hữu lên 100% đối với các công ty liên kết hiện tại và đây là điều mà JPMorgan Chase & Co đang thực hiện.
Ngành du lịch Nhật Bản lao đao vì quyết định hoãn Olympic
Việc hoãn tổ chức Olympic 2020 giáng một đòn chí mạng vào ngành du lịch nói chung và các khách sạn Nhật Bản nói riêng, vốn đang quay cuồng với tác động của đại dịch Covid-19.
Với các nhà điều hành tour du lịch, nhà tài trợ sự kiện, người bán hàng, hãng phim, việc hoãn Thế vận hội Olympic 2020 ở Tokyo đã làm dấy lên mối lo ngại về nền kinh tế Nhật Bản và thế giới.
Các nhà kinh tế ước tính chi phí trì hoãn Thế vận hội Olympic 2020 nằm trong khoảng 5,4-18 tỷ USD và chi phí hủy bỏ dao động từ 37-72 tỷ USD. Việc hoãn tổ chức sự kiện thể thao hàng đầu thế giới cho thấy mức độ nghiêm trọng của đại dịch đang lan nhanh qua nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Dịch bệnh đẩy nền kinh tế toàn cầu đến bờ vực suy thoái, thậm chí trầm cảm.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 124 năm Thế vận hội bị trì hoãn giữa thời bình. Thế vận hội mùa hè bị hủy bỏ ba lần vào năm 1916, 1940, 1944 và mùa đông hai lần, vào năm 1940 và 1944, tất cả là do chiến tranh.
Năm 2019, 31,9 triệu người đến thăm Nhật Bản, thu về 43,6 tỷ USD. Nhưng vào tháng 2, khi dịch Covid-19 lan rộng, nhiều quốc gia đóng biên giới, số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản giảm gần 60% so với cùng kỳ năm trước. Các nhà phân tích dự đoán đây là một năm thảm khốc cho ngành du lịch.
Takayuki Miyajima, nhà kinh tế cấp cao tại Viện nghiên cứu Mizuho, cho biết: "Chúng tôi đã dự đoán 34 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản vào năm 2020, nhưng điều đó chắc chắn không thể xảy ra nữa".
Ban tổ chức Thế vận hội dành khoảng 46.000 phòng khách sạn gần địa điểm diễn ra Olympic cho các thành viên của cơ quan quản lý thể thao và vận động viên tham gia Thế vận hội. Toàn bộ phòng đã đặt đều bị hủy bỏ.
Bảo My
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cá tra chuyển sang bán cơm online bình ổn giá với giá 12.000 đồng/món Đây là chương trình Cỏ May thực hiện với mục đích chủ động tham gia đồng hành bình ổn giá với các đơn vị khác trong tình hình khó khăn hiện nay. Tính giá phần ăn cho một người/một bữa là 14.000 đồng. Công ty TNHH Cỏ May, doanh nghiệp chuyên về gạo và cá tra phục vụ xuất khẩu và nội địa,...