Tìm loại vải phù hợp nhất làm… khẩu trang
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra biện pháp tốt hơn nhằm kiểm tra loại vải phù hợp nhất với khẩu trang.
Sợi vải bông và vải polyester.
Nhờ đó, giúp làm chậm sự lây lan của Covid-19. Các nhà khoa học đã thử nghiệm các loại vải trong điều kiện tương tự độ ẩm từ hơi thở của một người.
Các phép đo mới cho thấy, trong điều kiện ẩm ướt, hiệu suất lọc tăng trung bình 33% trong vải cotton. Vải tổng hợp hoạt động kém hơn so với vải bông và hiệu suất của chúng không cải thiện theo độ ẩm.
Chất liệu từ khẩu trang y tế cũng không cải thiện theo độ ẩm, mặc dù nó hoạt động trong phạm vi gần giống bông.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật Quốc gia (NIST) và Viện Bảo tồn Bảo tàng của Smithsonian. Nhà khoa học Christopher Zangmeister thuộc nhóm nghiên cứu của NIST, cho biết: “Vải cotton vẫn là một lựa chọn tuyệt vời. Nghiên cứu mới này cho thấy, vải cotton thực sự hoạt động tốt trong khẩu trang hơn chúng ta tưởng”.
Các nhà nghiên cứu cũng kiểm tra liệu độ ẩm có khiến vải gây khó thở hơn không. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy điều đó.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo, mọi người nên đeo khẩu trang để làm chậm sự lây lan của Covid-19. Khi được đeo đúng cách, những chiếc khẩu trang đó sẽ lọc một số giọt bắn chứa virus mà người bệnh thở ra. Khẩu trang đồng thời bảo vệ người đeo bằng cách lọc không khí đi vào.
Hiệu quả lọc của vải bông tăng trong điều kiện ẩm ướt. Bởi, bông có tính hút nước. Bằng cách hấp thụ lượng nhỏ nước trong hơi thở của một người, sợi bông tạo ra môi trường ẩm bên trong vải. Khi các hạt siêu nhỏ đi qua, chúng sẽ hấp thụ một phần hơi ẩm này và có nhiều khả năng bị mắc kẹt.
Mặt khác, hầu hết các loại vải tổng hợp đều kị nước. Những loại vải này không hấp thụ độ ẩm và hiệu quả lọc của chúng không thay đổi trong điều kiện ẩm.
Đối với nghiên cứu này, các nhà khoa học đã thử nghiệm mẫu vải thay vì khẩu trang thực tế. Họ đã tính toán hiệu quả lọc bằng cách đo số lượng các hạt trong không khí trước và sau khi đi qua vải. Các nhà nghiên cứu tính khả năng thở bằng cách đo áp suất không khí trên cả hai mặt của vải, khi không khí đi qua.
Nếu khẩu trang vải thực sự bị ướt, người dùng có thể cảm thấy khó thở. CDC khuyến cáo, mọi người không nên đeo khẩu trang trong các hoạt động như bơi lội. Nếu khẩu trang bị ướt do thời tiết, người dùng nên thay.
Mặc dù nghiên cứu này cung cấp thông tin hữu ích cho những người đeo khẩu trang, nhưng nó cũng chứa đựng những bài học cho các nhà khoa học. Nhờ đó, giúp cải thiện hiệu quả khẩu trang và đo lường hiệu suất của chúng.
“Để hiểu những vật liệu này hoạt động như thế nào trong thế giới thực, chúng ta cần nghiên cứu chúng trong điều kiện thực tế”, nhà nghiên cứu Zangmeister cho biết.
Virus gây bệnh Covid-19 có thể sống 3 ngày trên quần áo
Một nghiên cứu mới đây phát hiện virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 có thể tồn tại vài ngày trên quần áo. Trong đó, virus tồn tại lâu nhất trên quần áo làm từ vải polyester.
Một nghiên cứu ở Anh cho rằng virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên vải polyester đến 3 ngày, vải cotton 2 ngày và polycotton là 6 giờ - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu do các chuyên gia tại Đại học De Montfort (Anh) thực hiện. Nhóm nhiên cứu muốn kiểm tra khả năng tồn tại của virus SARS-CoV-2 trên 3 loại vải khác nhau thường được dùng trong các phòng khám, bệnh viện, theo Daily Mail.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu không dùng SARS-CoV-2 mà dùng HCoV-OC43, một virus Corona khác có đặc tính rất giống SARS-CoV-2. Các giọt dung dịch chứa virus được nhỏ vào 3 loại vải khác nhau.
Kết quả nghiên cứu cho thấy virus có thể tồn tại ở mức độ lây nhiễm trên vải polyester đến 3 ngày, trên vải cotton 2 ngày và polycotton là 6 giờ.
Ở nhiệt độ bao nhiêu, virus gây bệnh Covid-19 sẽ chết | Bác sĩ Chợ Rẫy giải đáp
Nhóm nghiên cứu cho biết những phát hiện này là rất đang quan tâm. Nếu virus dính trên quần áo của các nhân viên y tế thì thông qua quần áo, họ có thể mang mầm bệnh từ bệnh viện về nhà.
"Khi dịch bệnh lần đầu tiên bùng phát, chúng ta hiểu biết rất ít về khả năng tồn tại của virus Corona trên vải. Phát hiện của chúng tôi cho thấy nguy cơ lây lan virus của 3 loại vải được dùng phổ biến trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe", tiến sĩ vi sinh vật Katie Laird, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.
Do đó, bà khuyến cáo Chính phủ Anh nên duy trì việc giặt đồng phục của các y, bác sĩ ngay tại bệnh viện bằng máy giặt công nghiệp.
Ngoài ra, Cơ quan dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) từng khuyến cáo nếu muốn loại bỏ virus trên quần áo, người dân cần phải giặt ở nhiệt độ 60 độ C. Tuy nhiên, trong nghiên cứu, nhóm của tiến sĩ Laird đã thử nghiệm trên vải cotton, loại vải quần áo phổ biến nhất của các nhân viên y tế.
Khi giặt quần áo với bột giặt và nước, nhóm nghiên cứu phát hiện không thể loại bỏ hoàn toàn virus gây bệnh trên quần áo. Chỉ khi giặt với bột giặt và nước ở nhiệt độ từ 67 độ C trở lên thì virus mới bị tiêu diệt hoàn toàn, theo Daily Mail.
Cách sử dụng máy lọc không khí trong nhà giúp hạn chế sự lây lan của Covid-19 Máy lọc không khí có thể giúp hạn chế sự lây lan của Covid-19. Bạn nên chú ý điều gì khi mua một chiếc máy lọc không khí? Khi thời tiết thay đổi và mọi người dành nhiều thời gian hơn ở trong nhà, bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ nhiễm Covid-19? Ngoài việc tiếp tục giữ khoảng cách xã...