Tìm liều thuốc cấp cứu điện ảnh Việt
Có thể thấy, sự thắng thế tại phòng vé của hai phim trên ở thời điểm hiện tại xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do hiếm có phim ngoại nào thực hiện được trọn vẹn công thức giải trí như bộ đôi này.
Bên cạnh đó, nền công nghiệp giải trí Hàn Quốc, Thái Lan từ lâu đã “ăn sâu bén rễ” trong tâm trí khán giả nước ta với việc đáp ứng rất đúng, rất đủ nhu cầu giải trí của đa số khán giả đại chúng. Ngoài các yếu tố về đạo diễn, diễn viên và quy mô đầu tư sản xuất, các nhà biên kịch đã chạm vào được sự hợp lý, tự nhiên, gần gũi với người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung.
Lý do phim Việt kiệt quệ
Dễ thấy, kể từ sau đại dịch Covid-19, thị trường nội địa còn gặp nhiều khó khăn và hiện chưa thể bắt nhịp cùng tốc độ phục hồi của ngành công nghiệp điện ảnh thế giới. Đặt lên bàn cân so sánh với nước bạn, chúng ta còn để lộ nhiều thiếu sót khi tiến sâu vào những lối mòn khó lòng tìm ra cửa thoát.
Cụ thể, phim Việt vẫn có những điểm yếu chưa được khắc phục, nhất là sự hụt hơi trong kịch bản, là chưa khai thác được các đề tài bình dân, gần gũi một cách “có duyên”, do đó, chưa thực sự mang lại sự thư giãn và tiếng cười trọn vẹn cho người xem đại chúng.
Nhiều phim Việt vẫn duy trì việc sử dụng công thức: mời người mẫu, ca sĩ, idol đóng phim nhưng không tính đến việc họ không phải là diễn viên chuyên nghiệp và thiếu hụt kinh nghiệm diễn xuất.
Cái hài trong nhiều tác phẩm còn dễ dãi, chủ yếu là hài hành động, hài cử chỉ, thường xoáy vào ngoại hình nhân vật để gây cười; cốt truyện còn lỏng lẻo, nhiều chỗ phi logic. Đó là chưa kể, kỹ xảo còn hạn chế dẫn đến giảm thiểu tính thuyết phục, tính sinh động của bộ phim.
Đặc biệt, chất lượng thoại phim kém cũng là một trong số những yếu tố cần “cảnh báo” của điện ảnh Việt. Đó là biểu hiện của sự non nớt trong tư duy biên kịch, đạo diễn khi lựa chọn sử dụng lời thoại để thúc đẩy hành động; thoại còn nặng nề, không tự nhiên, thường mang tính giáo huấn, giải thích lộ liễu. Nhiều dự án thiếu vắng đặc trưng ngôn ngữ điện ảnh, mang hơi hướm của các sitcom hay phim truyền hình dài tập.
Phim điện ảnh Việt dù được đầu tư nhưng vẫn xuất hiện nhiều lỗ hổng không đáng có.
Điện ảnh, nhất là điện ảnh thương mại sản xuất theo công thức của Hollywood là một ngành công nghiệp xa xỉ. Bởi, nó đòi hỏi một khối kinh phí khổng lồ so với các ngành công nghiệp sáng tạo, các lĩnh vực nghệ thuật khác. Ngoài một số lượng nhỏ phim độc lập được đầu tư bởi một số công ty tư nhân hoặc bởi các nhà phim Việt kiều, những dự án nội địa thường rất chật vật cả ở khâu sản xuất lẫn khâu phát hành.
Thực tế, số lượng các bộ phim được những hãng thương mại lớn như Galaxy, CJ, BHD sản xuất vẫn khá hạn chế. Chưa kể, đa số phim Việt thường tập trung vào hai “mùa” lớn trong năm là dịp hè và Tết. Vậy nên ở thời điểm tháng 9, 10 hiện tại, những ứng cử viên nội địa bị lấn át bởi các đối thủ nước ngoài cũng là điều dễ hiểu.
Chúng ta từng có những hiện tượng phòng vé là phim Việt, với chất lượng khá và gây sự chú ý của công chúng mạnh mẽ như: Để mai tính, Bố Già, Mắt biếc, Lật mặt: 48h, Thiên thần hộ mệnh, Tiệc trăng máu, Em chưa 18, Cua lại vợ bầu, Hai Phượng hay Em là bà nội của anh… Tuy nhiên, suy xét một cách khách quan, về mặt thị phần, các phim nước ngoài vẫn chiếm đa số ở rạp, như một menu dài phong phú các món ăn cho công chúng lựa chọn.
Trong khi đó, số lượng phim Việt được sản xuất và phát hành khá nhỏ bé khi đứng trước lưu lượng phim ngoại nhập khẩu dồi dào quanh năm. Điểm chung của các tác phẩm nội địa là đều chịu sự kiểm duyệt khắt khe hơn về nội dung so với phim nước ngoài. Điều này ít nhiều sẽ gây khó khăn cho việc phát hành phim rộng rãi; những bản phim bị cắt xén cũng khó khăn hơn trong việc chinh phục khán giả.
Trong thời đại toàn cầu hóa, lại không có sự tuyên truyền theo kiểu Hàn Quốc, Trung Quốc (“ủng hộ hàng nội địa”), khán giả Việt ra rạp và thoải mái lựa chọn phim có tiềm năng giải trí phù hợp với thị hiếu của họ, mà không cần phải đi theo định hướng “người Việt Nam ủng hộ phim Việt Nam”.
Con đường để phim Việt thoát bế tắc
Video đang HOT
Công nghiệp điện ảnh Việt Nam thực sự chưa mạnh, chưa đủ sức cạnh tranh, chưa có tiếng nói trong thị trường điện ảnh khu vực và toàn cầu. Mà theo quy luật thị trường, các quốc gia thường có xu hướng lựa chọn nhập khẩu phim từ các nền điện ảnh lớn, mang nặng sức ảnh hưởng và có tiềm năng thắng lợi cao về mặt doanh thu (như Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Thái Lan, …)
Bên cạnh đó, việc sản xuất phim để vừa trình chiếu trong nước, lại có thể mang đi xuất khẩu, đòi hỏi những tiêu chuẩn chung, đáp ứng thị hiếu khán giả địa phương, với nét văn hóa Việt, song cũng phải mang đặc trưng quốc tế với những tình huống, câu chuyện hấp dẫn được người xem từ mọi nền văn hóa. Đây là câu chuyện đòi hỏi một quá trình dài đầu tư của cả phía nhà quản lý văn hóa, các công ty điện ảnh lẫn người xem.
Nền điện ảnh nội địa cần nghiêm túc cải thiện để bắt kịp với quốc tế.
Để thành công trong nước cũng như xuất tiến sang thị trường quốc tế, các nhà sản xuất cần cân đối giữa các yếu tố: chất lượng phim, thị hiếu khán giả đại chúng (với những đề tài đời thường, dung dị nhưng trớ trêu, hấp dẫn, mang tính địa phương), và sự đầu tư kịch bản, diễn xuất, kĩ xảo, khâu quảng bá trước khi phát hành.
Bên cạnh đó, “Việt hóa”, remake các phim thành công của Mỹ, Hàn Quốc cũng là một phương pháp thành công mà một số đạo diễn như Phan Gia Nhật Linh hay Victor Vũ đã tiên phong tiến hành (tuy nhiên cũng không nên lạm dụng, vì để bản địa hóa một phim nước ngoài thành phim Việt không hề dễ dàng).
Đặc biệt, bản thân các cơ quan quản lý văn hóa cũng cần có những chiến lược khuyến khích người Việt xem phim Việt. Qua các đợt khảo sát thị trường, ngành công nghiệp điện ảnh nội địa phải tận dụng nắm bắt nhu cầu của khán giả, hỗ trợ các công ty làm phim đáp ứng tốt hơn những xu hướng đó – đúng với chức năng lớn nhất của phim thương mại.
Khâu kiểm duyệt cũng cần có sự nới lỏng tương tự với phim nước ngoài, để các biên kịch, đạo diễn “phóng khoáng” hơn trong việc sáng tạo, thể nghiệm nghệ thuật.
Báo động đỏ cho điện ảnh Việt
Trong 3 năm kể từ 2019 đến 2021, số lượng phim Việt phát hành là 74. Trong đó, 54 tác phẩm thất bại về doanh thu.
Điện ảnh Việt trải qua giai đoạn thăng trầm trong 3 năm, kể từ 2019 đến 2021. Sau khi có quãng thời gian khởi sắc vào năm 2019 với 41 tác phẩm ra rạp và doanh thu 4.100 tỷ đồng, nền điện ảnh Việt bị đóng băng do dịch vào năm 2021 và chật vật để phục hồi từ đầu 2022.
Khi Bố già cán mốc 400 tỷ đồng, T iệc trăng máu, Mắt biếc gia nhập câu lạc bộ gần hai trăm tỷ đồng doanh thu phòng vé, giới chuyên môn, khán giả từng kỳ vọng khá nhiều vào ngành điện ảnh non trẻ của Việt Nam. Theo đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn, có thời gian, không ít người tiên đoán rằng Việt Nam sẽ trở thành "Hàn Quốc kế tiếp" trong bức tranh ngành công nghiệp điện ảnh toàn cầu.
Thế nhưng, sự lạc quan của giới mộ điệu về điện ảnh Việt mới chớm nở đã sớm vụt tắt bởi hàng chục tác phẩm với chất lượng thảm họa, doanh thu bết bát thời gian gần đây. Sau dịch, điện ảnh Hollywood, Bollywood hay Hàn Quốc, Thái Lan từng bước phục hồi và khởi sắc. Trong khi đó, điện ảnh Việt lại phát triển theo chiều hướng đi xuống.
Sự phát triển về số lượng nhưng thiếu đầu tư chất lượng đã khiến điện ảnh nước nhà rơi vào một cuộc khủng hoảng mới.
73% phim Việt lỗ và lỗ nặng
Theo dữ liệu về tình hình phát triển của điện ảnh Việt từ 2019 - 2021 mà Box Office Vietnam cung cấp cho Zing, trong 3 năm qua có tổng 74 phim Việt được công chiếu, trong đó có 20 tác phẩm đạt doanh thu tốt, 54 phim lỗ và lỗ nặng (chiếm 73%).
Năm 2019 được xem là thời kỳ đỉnh cao của điện ảnh Việt với 41 tác phẩm phát hành, chiếm 32% trên tổng doanh thu phòng vé.
Trong 41 phim, chỉ có 3 tác phẩm có doanh thu trên 150 tỷ đồng gồm Hai Phượng, Cua lại vợ bầu và Mắt biếc; 3 phim đạt 80-100 tỷ đồng là Lật mặt: Nhà có khách, Trạng Quỳnh và Chị chị em em; 8 phim có doanh thu 30-60 tỷ đồng và 27 tác phẩm dưới 24 tỷ đồng. Trong số các phim còn lại, có 18 tác phẩm doanh thu dưới 3,5 tỷ đồng, 2 phim đạt 4-5 tỷ đồng.
Nhiều phim Việt lỗ nặng trong vài năm qua.
Thậm chí, có những phim Việt chỉ thu vài trăm triệu đồng, có thể kể đến như T hiên sứ không phép màu, Những cánh én đầu tiên, Cậu chủ ma cà rồng...
Đến 2020, trong 24 tác phẩm công chiếu, có 3 phim đạt doanh thu trên trăm tỷ đồng, gồm Tiệc trăng máu, Gái già lắm chiêu 3 và Chị Mười Ba 2: 3 ngày sinh tử; 15 phim có doanh thu dưới 10 tỷ đồng, trong đó có 6 phim đạt dưới 1 tỷ đồng.
Vào năm 2021, trong 14 phim điện ảnh Việt ra mắt công chúng có 2 phim trên trăm tỷ đồng là Bố già và Lật mặt 5. Tác phẩm Bố già của Trấn Thành cán mốc doanh thu gần 400 tỷ đồng, lập kỷ lục mới cho điện ảnh nước nhà. Tuy nhiên, ngoài hai tác phẩm kể trên, một loạt bộ phim có doanh thu bết bát được ghi nhận: Võ sinh đại chiến, Kiều, Song song, Kiều@, Mỹ nhân thần sách, Sám hối, Cậu Vàng...
Doanh thu dưới 5 tỷ đồng của các phim kể trên xuất phát từ chất lượng trung bình của từng tác phẩm. Trong đó, Kiều, Kiều@ hay Cậu Vàng bị giới chuyên môn nhận xét là thảm họa điện ảnh Việt.
Không dừng lại ở đó, năm 2022 tiếp tục là chuỗi thất bại nối dài của phim Việt với Người tình, Duyên ma, 578: Phát đạn của kẻ đen, Kẻ thứ ba, Maika: Cô bé đến từ hành tinh khác...
Nhìn nhận những dữ liệu trên, ông Nguyễn Khánh Dương - Founder của Box Office Vietnam - nói với Zing: "Do thông tin chi phí sản xuất không được công khai, nên tôi nghĩ mọi suy đoán lãi/ lỗ chỉ là tương đối. Tuy nhiên, việc có quá nhiều phim Việt có doanh thu không đủ bù chi phí không có gì là đáng ngạc nhiên. Kinh doanh giải trí cần rất nhiều nỗ lực, can đảm và may mắn. Thị trường điện ảnh Việt Nam vẫn còn đang non trẻ. Cá nhân tôi khi tham gia sản xuất các sản phẩm giải trí, cũng chuẩn bị tinh thần là sẽ có một số lượng lớn tác phẩm làm ra sẽ không đạt được doanh thu như kỳ vọng".
Nhiều nguyên nhân khiến doanh thu thất bại
Trao đổi với Zing về vấn đề phim Việt lỗ nặng tại phòng vé nội địa, đạo diễn, nhà sản xuất Lý Hải cho biết không chỉ Việt Nam, trên thế giới, tỷ lệ phim lỗ chiếm 70%, phim hòa vốn, có lời khoảng 30%. Tỷ lệ phim có lời chiếm khá thấp trong cơ cấu doanh thu. Nền điện ảnh của Hollywood, Bollywood và các nước láng giềng như Thái Lan đều không thiếu những bộ phim hạng B, C, D.
Tuy nhiên, tỷ lệ phim 54 Việt thất bại doanh thu (chiếm 73%) trong 3 năm qua là con số khá lớn. Đầu tư phim luôn là cuộc chiến đầy rủi ro, bấp bênh. Theo Lý Hải, thực tế trên là bài toán khó cho đạo diễn, nhà sản xuất và phát hành. Bởi, khi thực hiện tác phẩm điện ảnh và trình làng tới khán giả, không một đạo diễn nào muốn con đẻ của họ thất thu phòng vé.
Để một tác phẩm lọt vào 30% phim hòa vốn, có lời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thực tế, một số phim Việt có chất lượng không tệ, thậm chí tốt nhưng lại vẫn thua về doanh thu.
Lý Hải cho rằng phim thất bại, trách nhiệm đầu tiên thuộc về đạo diễn.
"Một bộ phim thất bại doanh thu có thể đến từ những nguyên nhân như thời điểm phát hành không phù hợp. Ví dụ, trong thời gian nhiều phim kinh dị đồng loạt đổ bộ ở rạp, khán giả sẽ ngán và không còn tìm đến để mua vé. Hoặc phim Việt đối đầu với nhiều tác phẩm bom tấn của Hollywood ở cùng thời điểm phát hành. Ngoài ra, nhiều phim được giới chuyên môn đánh giá cao nhưng lại không phù hợp với khẩu vị điện ảnh của khán giả trong nước dẫn tới doanh thu thấp", đạo diễn Lật mặt chia sẻ.
Theo Lý Hải, khi một bộ phim thất bại doanh thu, trách nhiệm đầu tiên thuộc về đạo diễn - người quyết định sự sống còn của tác phẩm.
Từ thực tiễn làm phim, Lý Hải cho biết nhiều đạo diễn bị phụ thuộc vào nhà sản xuất. Không ít trường hợp đạo diễn không thích kịch bản hoặc dàn cast nhưng nhà sản xuất lại ưng ý. Sau cùng, đạo diễn phải nương theo nhà sản xuất và kết cục là thảm hại doanh thu. Tuy nhiên, khi nhìn nhận về thất bại của một bộ phim, đạo diễn luôn là người phải đứng mũi chịu sào.
Chung quan điểm, ông Lê Hoàng Minh - đại diện BHD Star - nói với Zing việc 54 tác phẩm điện ảnh Việt lỗ và lỗ nặng trong 3 năm qua là thực tế đáng buồn. Nguyên nhân thất bại của các phim kể trên đều đến từ việc chọn sai thời điểm ra rạp, nội dung kịch không phù hợp với thị hiếu khách hàng, không marketing tốt cho tác phẩm, thiếu sự đầu tư về hình ảnh, âm thanh, kỹ xảo.
"Theo quan sát của tôi, điểm yếu phim Việt hiện nay nằm ở phần kịch bản, diễn xuất và đạo diễn. Hiện nay các đạo diễn có kinh nghiệm không nhiều. Những nhà làm phim trẻ thì chưa có nhiều cơ hội thể hiện và kinh nghiệm đủ để các nhà đầu tư lớn yên tâm", ông Minh nói.
Khán giả Việt ngày càng đòi hỏi cao hơn về phim nội địa
Sau một năm chết lâm sàng, điện ảnh Việt tưởng bước sang trang mới vào năm 2022 khi số lượng phim dồi dào, đa dạng thể loại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chất lượng phim nội địa ngày càng khiến khán giả ngán ngẩm. Doanh thu phòng vé vì thế cũng tỷ lệ thuận với thất bại của phim Việt.
Trong bối cảnh các nền tảng phim trực tuyến phát triển như vũ bão, đa dạng thể loại, khán giả Việt được tiếp cận với những tác phẩm văn hóa đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Từ đó, công chúng ngày càng nâng cao tiêu chuẩn, đòi hỏi đối với phim nội địa.
Ông Lê Hoàng Minh cho rằng vài tháng qua, việc phim Việt hoàn toàn thất thế trước các tác phẩm của Hàn Quốc và Thái Lan có chất lượng bình thường, là câu hỏi đặt ra cho đạo diễn, nhà sản xuất trong nước.
"Gần đây, phim Bỗng dưng trúng số của Hàn Quốc hay Ngược dòng thời gian để yêu anh - Thái Lan có doanh thu tốt tại phòng vé Việt. Hai tác phẩm đã đánh trúng vào thị hiếu khách hàng. Phim có yếu tố hài nhưng cài cắm thông điệp tươi đẹp ở cốt truyện. Hoặc phim kinh dị Panorama Activity phần 1, ngân sách sản xuất rất ít nhưng mang lại doanh thu cao. Nói tóm lại, một bộ phim nếu đánh trúng thị hiếu của khách hàng thì khả năng đạt doanh thu tốt là dễ dàng", ông Minh nói.
Đạo diễn Lý Hải nhìn nhận sân nhà vẫn là lợi thế lớn của các tác phẩm điện ảnh Việt. Để thu hút khán giả quay lại với phim Việt, không còn giải pháp nào khác ngoài việc nhà sản xuất, đạo diễn buộc phải nâng cao chất lượng tác phẩm.
"Chất lượng phim quyết định sự sống còn của điện ảnh Việt dù ở hoàn cảnh nào đi chăng nữa", đạo diễn khẳng định.
Đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn kết luận: "Giới làm phim phải tạo ra được những bộ phim mang tính toàn cầu mà vẫn mang những nét độc đáo của đất nước. Trên hành trình mới này, nâng niu và bồi đắp sức sáng tạo, tính nguyên bản cho phim Việt Nam là sứ mệnh không của riêng ai. Sau một quãng thời gian phát triển về số lượng, giờ là lúc bắt đầu phát triển về chất lượng. Để tiếp tục mơ những giấc mơ lớn hơn, phim Việt nhất định phải khẳng định được niềm tin nơi khán giả nhà và chiếm giữ được tình yêu bất diệt trên chính quê hương".
Nghệ thuật phối màu trong điện ảnh - Khi các màu sắc thay lời các thông điệp Đối với điện ảnh, phần nhìn là điều quan trọng nhất của loại hình nghệ thuật này, bạn có thể xem một bộ phim câm nhưng không ai xem một bộ phim không có hình cả. Do vậy mà yếu tố hình ảnh, màu sắc của phim là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một bộ phim. Trong...